Giáo án Khoa học 4 chân trời bài 3: Ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước

Giáo án Bài 3: Ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước sách Khoa học 4 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Khoa học 4 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án khoa học 4 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án Khoa học 4 chân trời bài 3: Ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án khoa học 4 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHỦ ĐỀ 1: CHẤT

BÀI 3: Ô NHIỄM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC

(2 tiết)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS:

  • Nêu được và liên hệ thực tế ở gia đình và địa phương về: nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước; sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước và phải sử dụng tiết kiệm nước.
  • Trình bày được một số cách làm sạch nước; liên hệ thực tế về cách làm sạch nước ở gia đình và địa phương.
  • Thực hiện được và vận động những người xung quanh cùng bảo vệ nguồn nước và sử dụng nước tiết kiệm.
  1. Năng lực:

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực riêng:

  • Thực hành thí nghiệm đơn giản làm sạch nước.
  1. Phẩm chất:
  • Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
  • Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
  • Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên:
  • Giáo án.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Các hình trong bài 3 SGK; sỏi cỡ nhỏ, cát, bông, nước đục, chai nhựa (loại nhựa được phép sử dụng) dung tích 1 lít, trong suốt, một cái cốc cỡ lớn hoặc bình rót nước.
  • Bảng nhóm, bút dạ, bút chì hoặc phấn viết bảng.
  1. Đối với học sinh:
  • SGK.
  • VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TIẾT 1

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về một số nguyên nhân có thể gây ô nhiễm nước.

b. Cách thức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS quan sát hình 1a và 1b (SGK, trang 14).

- GV đặt câu hỏi: Bức tranh ở hình 1a và 1b có ý nghĩa gì? Em thích cảnh ở hình nào? Vì sao?

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét chung, giải thích cho một số HS: Ở nhiều nơi, người dân vẫn còn vứt rác xuống ao, hồ, sông, suối gây ô nhiễm nguồn nước như hình 1a, làm cho nhiều sinh vật mất nơi sống và có thể bị chết. Chúng ta cần cải tạo và gìn giữ ao, hồ, sông, suối,… trong sạch như hình 1b.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước (tiết 1).

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nhận biết nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước và hậu quả

a. Mục tiêu: HS nêu được một số nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước và hậu quả của ô nhiễm nguồn nước.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát các hình 2, 3, 4, 5.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và cho biết:

+ Một số dấu hiệu nước bị ô nhiễm.

+ Những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.

- GV mời đại diện 1- 2 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét và đưa ra đáp án:

+ Hình 2: Rác thải và nước thải được xả thẳng xuống sông, hồ là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng.

+ Hình 3: Nước thải từ các nhà máy không được xử lí, xả thẳng trực tiếp ra môi trường.

+ Hình 4: Tràn dầu là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, có thể gây chết sinh vật biển,…

+ Hình 5: Nước thải từ hoạt động khai thác khoáng sản được xả thẳng ra môi trường làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước.

- GV yêu cầu HS quan sát các hình 6, 7, 8, 9.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời các câu hỏi:

+ Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước là gì?

+ Theo em, vì sao cần phải bảo vệ nguồn nước?

- GV mời đại diện 1- 2 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét và đưa ra đáp án:

+ Hình 6: Nước thải chưa qua xử lí được xả trực tiếp ra sông, hồ,… gây ô nhiễm nguồn nước, làm chết các sinh vật sống trong môi trường này, dẫn tới các sinh vật khác như chim, cò,… sẽ mất nguồn thức ăn.

+ Hình 7: Rác thải nhựa được xả xuống sông, hồ, biển,… làm mất nơi sống của các sinh vật sống trong môi trường nước.

+ Hình 8: Nước ở sông, hồ, ao,… bị ô nhiễm dẫn tới các sinh vật như cá, tôm,… bị nhiễm độc, thiếu khí ô-xi nên bị chết hàng loạt.

+ Hình 9: Nước của các sông, hồ,… bị ô nhiễm do các loại rác thải, nước thải. Con người sử dụng nguồn nước này sẽ bị mắc rất nhiều bệnh tật như thương hàn, tả, kiết lị,…

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận.

- GV mời đại diện 2 -3 HS xung phong nêu kết luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét và rút ra kết luận chung:

* Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước như xả rác, phân, nước thải không đúng nơi quy định; nước thải từ các nhà máy, khai thác khoáng sản chưa được xử lí; sự cố tràn dầu;…

* Nước bị ô nhiễm có màu lạ, có mùi hôi thối, làm lan truyền các dịch bệnh như thương hàn, tả, kiết lị, đau mắt,…; hủy hoại nơi sống và đời sống của các sinh vật,…

Hoạt động 2: Luyện tập

a. Mục tiêu: Kiểm tra sự hiểu biết của HS về những nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước và hậu quả của ô nhiễm nguồn nước, biết liên hệ với thực tế ở địa phương và chia sẻ với bạn.

b. Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi để vẽ, viết hoặc hoàn thành bàng như gợi ý trong SGK (trang 15) về những nguyên nhân, hậu quả của ô nhiễm nguồn nước vào giấy khổ A3.

STT

Nguyên nhân

Hậu quả

1

Phun thuốc trừ sâu

Ô nhiễm nguồn nước, gây độc hại cho thực vật, động vật sống trong nước,…

?

?

 

- GV khuyến khích sự sáng tạo và năng lực vẽ, viết, thuyết trình của HS sao cho tất cả các HS đều phát huy được năng lực của mình.

- GV mời đại diện các nhóm lên bảng thuyết trình về sản phẩm của nhóm. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV và HS cùng nhận xét.

 

- GV khen ngợi những nhóm có câu trả lời đúng, lưu loát và có thêm ý mới, sáng tạo.

- GV dẫn dắt để HS nhắc lại những nguyên nhân, hậu quả gây ra ô nhiễm nguồn nước.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, bổ sung (nếu cần).

Hoạt động 3: Tìm hiểu cách bảo vệ nguồn nước và sử dụng tiết kiệm nước

a. Mục tiêu: HS nhận biết được sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước, sử dụng tiết kiệm nước; có ý thức bảo vệ nguồn nước, sử dụng tiết kiệm nước.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát và đọc thông tin ở các hình 10, 11, 12, 13.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 và trả lời câu hỏi: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn nước?

- GV mời đại diện 1 - 2 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, bổ sung (nếu cần).

- GV yêu cầu HS quan sát và đọc thông tin hình 14, 15, 16, 17.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Những việc nào nên làm, không nên làm để tiết kiệm nước? Vì sao?

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, tuyên dương HS có câu trả lời đúng.

- GV đặt câu hỏi để giúp HS liên hệ thực tế và giáo dục kĩ năng sống cho các em:

Em cùng gia đình đã làm gì để bảo vệ nguồn nước và sử dụng tiết kiệm nước?

- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét các câu trả lời.

- GV chia lớp thành nhóm 6, yêu cầu HS viết, vẽ hoặc thuyết trình về một số cách bảo vệ nguồn nước và tiết kiệm nước.

- GV mời đại diện các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu cần).

- GV và HS nhận xét, khen ngợi nhóm có câu trả lời đúng, sáng tạo.

- GV rút ra kết luận:

* Quá trình sản xuất ra nước sạch rất tốn kém, trên thực tế có rất nhiều địa phương không đủ nước sạch để dùng. Mặt khác, các nguồn nước trong thiên nhiên có thể dùng được là có hạn. Vì vậy, chúng ta cần phải tiết kiệm nước để nhiều người cùng có nước sạch để dùng và góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên nước,…

* Một số việc cần làm để bảo vệ nguồn nước: bỏ rác đúng nơi quy định, thu gom rác thải ở ven biển, sông, suối, ao, hồ,…; kiểm tra đường ống dẫn nước định kì; xử lí nước thải trước khi xả ra môi trường. Cần sử dụng tiết kiệm nước như: mở vòi nước vừa đủ dùng, khóa kĩ vòi nước sau khi sử dụng; sử dụng lại nước sinh hoạt để tưới cây, lau nhà,…; khi phát hiện đường ống dẫn nước bị rò rỉ cần có biện pháp khắc phục ngay và sửa chữa kịp thời;…

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV yêu cầu HS:

+ Vẽ lại sơ đồ tư duy về những nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước vào vở.

+ Tìm hiểu những cách bảo vệ nguồn nước và sử dụng tiết kiệm nước để chuẩn bị cho tiết 2.

 

 

- HS quan sát nhìn.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

- HS trả lời.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe yêu cầu của GV.

 

 

 

 

- HS trả lời:

+ Có màu, có mùi lạ.

+ Xả rác bừa bãi, tràn dầu,…

- HS lắng nghe, ghi nội dung chính.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe yêu cầu của GV.

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

 

- HS lắng nghe, ghi nội dung chính.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS suy nghĩ.

- HS nêu kết luận.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện yêu cầu của GV.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

- HS trình bày kết quả làm việc nhóm.

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu, sửa chữa (nếu cần).

- HS lắng nghe, phát huy ưu điểm.

 

- HS lắng nghe GV gợi ý.

 

- HS trả lời.

 

 

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện yêu cầu của GV.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm.

 

 

- HS trả lời:

+ Hình 10: Phân loại rác và bỏ rác đúng nơi quy định.

+ Hình 11: Thu gom rác thải ở các sông, suối, ao, hồ,…

+ Hình 12: Kiểm tra và lắp các đường ống dẫn nước cẩn thận để tránh rò rỉ nước.

+ Hình 13: Xử lí nước thải trước khi xả ra môi trường.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát, đọc thông tin trên hình.

 

 

 

 

- HS thực hiện yêu cầu của GV.

 

- HS trả lời:

+ Hình 14: Nên làm: vặn vòi nước vừa đủ khi sử dụng; khóa vòi nước sau khi đã sử dụng.

+ Hình 15: Nên làm: cần thông báo để được sửa chữa kịp thời khi phát hiện đường dẫn nước bị rò rỉ.

+ Hình 16: Không nên làm: sử dụng nước lãng phí,...

+ Hình 17: Nên làm: giữ lại nước rửa tay để tưới cây, lau nhà vệ sinh, rửa xe,...

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi.

 

 

 

- HS trả lời.

 

 

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện yêu cầu của GV.

 

 

- HS trình bày sản phẩm thảo luận nhóm.

 

 

 

- HS lắng nghe, khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm.

- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.

 

 

 

 

- HS chú ý, thực hiện theo yêu cầu của GV.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TIẾT 2

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về cách làm sạch nước.

b. Cách tiến hành:

- GV đặt câu hỏi: Hãy kể một số cách mà gia đình hoặc địa phương em đã sử dụng để làm sạch nước.

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét và dẫn dắt vào tiết 2 của bài học: Ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước (tiết 2).

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số cách làm

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

- HS trả lời.

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (300k)
  • Giáo án Powerpoint (300k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 550k

=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án khoa học 4 chân trời sáng tạo đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

CÁCH ĐẶT MUA:

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC 4 CTST CHỦ ĐỀ 1. CHẤT

GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC 4 CTST CHỦ ĐỀ 2. NĂNG LƯỢNG

GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC 4 CTST CHỦ ĐỀ 3. THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC 4 CTST CHỦ ĐỀ 4. NẤM

GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC 4 CTST CHỦ ĐỀ 5. CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

II. GIÁO ÁN POWERPOINT KHOA HỌC 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT KHOA HỌC 4 CTST CHỦ ĐỀ 1. CHẤT

GIÁO ÁN POWERPOINT KHOA HỌC 4 CTST CHỦ ĐỀ 2. NĂNG LƯỢNG

GIÁO ÁN POWERPOINT KHOA HỌC 4 CTST CHỦ ĐỀ 3. THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

GIÁO ÁN POWERPOINT KHOA HỌC 4 CTST CHỦ ĐỀ 5. CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ

GIÁO ÁN POWERPOINT KHOA HỌC 4 CTST CHỦ ĐỀ 6: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG

Chat hỗ trợ
Chat ngay