Phiếu trắc nghiệm khoa học 5 kết nối Bài 2: ô nhiễm, xói mòn đất và bảo vệ môi trường đất
Bộ câu hỏi trắc nghiệm khoa học 5 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 2: ô nhiễm, xói mòn đất và bảo vệ môi trường đất. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án khoa học 5 kết nối tri thức
BÀI 2: Ô NHIỄM, XÓI MÒN ĐẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẤT
(20 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)
Câu 1: Ô nhiễm đất không do nguyên nhân nào dưới đây?
- Không xử lí chất thải trước khi xả ra môi trường.
- Sử dụng phân bón hóa học trong thời gian dài.
- Do các hiện tượng tự nhiên như núi lửa phun trào, nhiễm phèn,…
- Hiệu ứng nhà kính.
Câu 2: Đất bị ô nhiễm chứa các chất thải có tác động như thế nào với con người?
- Gây ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống và sức khỏe con người.
- Đảm bảo sức khỏe con người.
- Tài nguyên thiên nhiên được bảo tồn và phát triển.
- Tăng vai trò của đất đối với hoạt động trồng trọt.
Câu 3: Đâu không phải biện pháp phòng chống ô nhiễm đất?
- Tái chế phế liệu.
- Không lạm dụng thuốc trừ sâu.
- Không xử lí chất thải khi xả ra môi trường.
- Sử dụng công nghệ xanh và tiết kiệm năng lượng.
Câu 4: Đất xói mòn có đặc điểm gì?
- Nhiều chất dinh dưỡng và màu mỡ.
- Mất chất dinh dưỡng, khô cằn, kém màu mỡ.
- Có nhiều sinh vật có lợi cho đất.
- Tăng năng suất cây trồng.
Câu 5: Hiện tượng xói mòn có thể do
- thiên nhiên gây ra.
- con người gây ra.
- thiên nhiên và con người gây ra.
- động vật và con người gây ra.
Câu 6: Nguyên nhân gây ra xói mòn đất nào do con người gây ra?
- Lũ quét.
- Sạt lở đất.
- Bão.
- Chặt phá rừng.
Câu 7: Xói mòn đất kéo dài có thể dẫn đến hậu quả gì?
- Sạt lở đất.
- Phục hồi rừng.
- Cây trồng phát triển.
- Nguồn thức ăn của động vật phong phú.
2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)
Câu 1: Ở Việt Nam, xói mòn đất do gió thường xảy ra ở một số dải đất cát ở đâu?
- Ven biển miền Trung.
- Vịnh Bắc Bộ.
- Đồng bằng sông Cửu Long.
- Tây Nguyên.
Câu 2: Hành động nào dưới đây không phải biện pháp chống xói mòn đất?
- Trồng cây gây rừng.
- Trồng thảm cỏ.
- Bón phân.
- Xây bờ kè.
Câu 3: Hoạt động dưới đây có tác dụng gì đối với phòng chống ô nhiễm đất?
- Chống xâm nhập mặn.
- Ngăn đất nhiễm phèn.
- Phòng chống biến đổi khí hậu.
- Bảo đảm nguồn nước ngầm.
Câu 4: Hoạt động nào dưới đây làm gia tăng xói mòn đất?
- Trồng cây phủ xanh đất trống, đồi trọc.
- Lạm dụng thuốc trừ sâu.
- Xử lí rác thải đúng quy định.
- Xây dựng đập ngăn mặn.
Câu 5: Để bảo vệ môi trường đất, chúng ta cần làm gì?
- Khai thác vàng từ lòng đất.
- Phát triển các khu công nghiệp lớn.
- Sử dụng phân bón hóa học để tăng năng suất cây trồng.
- Thu gom và xử lí rác thải đúng quy định.
Câu 6: Hệ thống rừng phát triển giúp giảm thiểu
- suy thoái đất đai.
- xói mòn đất.
- hạn chế rác thải.
- các bệnh về tiêu hóa cho con người.
3. VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Nguyên nhân nào không dẫn đến việc lượng rác thải xả ra môi trường ngày càng nhiều?
- Sự gia tăng dân số.
- Công nghiệp phát triển.
- Hệ thống quản lí rác thải không hiệu quả.
- Xây dựng khu vực xử lí chất thải ở khu công nghiệp.
Câu 2: Sạt lở đất, làm mất đất ở và đất trồng là tác hại của
- xói mòn đất.
- ô nhiễm đất.
- mất nguồn nước.
- khói bụi từ xe cộ.
Câu 3: Hiện tượng nào dưới đây không phải hậu quả của ô nhiễm đất?
- Suy thoái đất.
- Suy giảm chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
- Làm thay đổi thành phần của đất.
- Ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm.
Câu 4: Hoạt động trong hình có ý nghĩa gì đối với bảo vệ môi trường đất?
- Tuyên truyền và vận động mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường đất.
- Sử dụng phân bón hữu cơ.
- Hạn chế rác thải nhựa.
- Trồng cây gây rừng.
Câu 5: Các bạn học sinh trong hình vẽ đang thực hiện hoạt động gì để góp phần bảo vệ môi trường đất?
- Trồng cây gây rừng.
- Phân loại, xử lí rác thải.
- Sử dụng phân bón hữu cơ.
- Tuyên truyền về bảo vệ môi trường đất.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
=> Giáo án Khoa học 5 kết nối Bài 2: Ô nhiễm, xói mòn đất và bảo vệ môi trường đất