Phiếu trắc nghiệm khoa học 5 kết nối Bài 5: sự biến đổi hóa học của chất
Bộ câu hỏi trắc nghiệm khoa học 5 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 5: sự biến đổi hóa học của chất. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án khoa học 5 kết nối tri thức
BÀI 5: SỰ BIẾN ĐỔI HÓA HỌC CỦA CHẤT
(20 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)
Câu 1: Biến đổi hóa học xảy ra khi nào?
- Khi các chất giữ nguyên tính chất.
- Khi có sự tạo thành chất mới.
- Khi các chất nóng lên.
- Khi các chất thay đổi hình dạng.
Câu 2: Người ta nhận ra sự biến đổi hóa học nhờ vào
- sự giữ nguyên tính chất của các chất.
- sự hòa tan các chất.
- sự phân bố đều vào nhau.
- sự thay đổi tính chất của chất.
Câu 3: Sự thay đổi tính chất phụ thuộc vào
- màu sắc, mùi, vị, tính tan,…
- hình dạng, nhiệt độ, khối lượng,…
- thể tích, tính tan, độ cứng,…
- không khí, nhiệt độ,…
Câu 4: Sự biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là gì?
- Sự biến đổi vật lí.
- Sự biến đổi hóa học.
- Sự tạo thành dung dịch.
- Sự tạo thành hỗn hợp.
Câu 5: Đinh sắt để lâu ngày ngoài không khí hoặc nơi ẩm sẽ xảy ra hiện tượng gì?
- Bị gỉ.
- Chống gỉ.
- Bị phồng lên.
- Bị gãy.
Câu 6: Sự thay đổi màu sắc, mùi, vị, tính tan,…của chất là sự thay đổi
- tính chất của chất.
- cấu trúc của chất.
- ứng dụng của chất.
- nguyên liệu của chất.
Câu 7: Khi để đinh sắt lâu ngày ngoài không khí sẽ bị gỉ. Lúc này trên bề mặt đinh sẽ xuất hiện tượng gì?
- Phồng lên.
- Đầu chiếc đinh có lớp màu đen.
- Lớp gỉ màu nâu đỏ.
- Lớp gỉ màu đen.
2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)
Câu 1: Trường hợp nào dưới đây không phải là sự biến đổi hóa học của các chất?
- Thanh củi chuyển màu đen sau khi cháy.
- Nước và đường sau khi được khuấy đều.
- Xi măng trộn với cát và nước đông cứng sau khi trộn.
- Đinh sắt bị gỉ.
Câu 2: Tờ giấy trong trường hợp nào có sự biến đổi hóa học?
- Đốt cháy.
- Xé làm nhiều mảnh nhỏ.
- Gập đôi.
- Viết chữ lên.
Câu 3: Trường hợp nào dưới đây thể hiện sự biến đổi hóa học của chất?
- Xi măng và cát khô được trộn với nhau.
- Đinh sắt bị bẻ cong.
- Than củi bị ướt.
- Gạo nấu thành cơm.
Câu 4: Cho một ít đường vào bát sứ, đặt bát sứ lên kiềng sắt có lưới tản nhiệt và đốt nến. Hiện tượng gì xảy ra với đường trong bát?
- Màu của đường bị thay đổi.
- Đường chảy ra thành nước.
- Đường bay hơi hết.
- Không có hiện tượng gì.
Câu 5: Trường hợp nào dưới đây có sự biến đổi hóa học?
- Bổ cây gỗ ra thành củi.
- Cắt tờ giấy màu thành những bông hoa.
- Kem bị chảy thành nước.
- Đun đường thành ca-ra-men.
Câu 6: Đâu không phải là sự biến đổi hóa học?
- Đinh sắt bị gỉ.
- Giấy bị cháy.
- Nước bay hơi.
- Gạo nấu thành cơm.
3. VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Biến đổi nào đã xảy ra trong hình sau?
- Củi cháy thành than.
- Củi bị vỡ.
- Củi nóng lên.
- Củi bị bốc mùi.
Câu 2: Để chống gỉ đinh sắt, người ta thường làm gì?
- Sơn hoặc bôi dầu mỡ lên đinh sắt.
- Dùng hết đinh sắt khi sử dụng.
- Ngâm đinh sắt trong muối.
- Rắc bột lên đinh sắt.
Câu 3: Đinh sắt khi bị gỉ nặng có thể bị
- phồng lên và không sử dụng được nữa.
- gãy và không sử dụng được nữa.
- xuất hiện bọt khí xung quanh.
- trở lại trạng thái ban đầu.
Câu 4: Chất hay dụng cụ nào sau đây có thể tham gia vào sự biến đổi hóa học của chất?
- Bút chì.
- Đường.
- Cát.
- Bóng đèn.
Câu 5: Khi cho bột nở vào giấm ăn sẽ xảy ra hiện tượng gì?
- Xuất hiện bọt khí.
- Nóng lên.
- Bột nở cứng lại.
- Giấm ăn có vị ngọt.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
=> Giáo án Khoa học 5 kết nối Bài 5: Sự biến đổi hoá học của chất