Phiếu trắc nghiệm khoa học 5 kết nối Bài 3: hỗn hợp và dung dịch
Bộ câu hỏi trắc nghiệm khoa học 5 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 3: hỗn hợp và dung dịch. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án khoa học 5 kết nối tri thức
BÀI 3: HỖN HỢP VÀ DUNG DỊCH
(20 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)
Câu 1: Hỗn hợp được tạo thành từ
- hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau, tính chất của các chất không thay đổi sau khi trộn.
- chất rắn và chất lỏng hoặc chất lỏng với chất lỏng hòa tan và phân bố đều vào nhau.
- hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau và phân bố đều vào nhau.
- chất rắn và chất lỏng hoặc chất lỏng với chất lỏng, tính chất của các chất không thay đổi sau khi trộn.
Câu 2: Làm thế nào để tách muối ra khỏi dung dịch muối?
- Đun nóng dung dịch muối.
- Trộn đều cát và dung dịch muối.
- Khuấy đều dung dịch.
- Pha thêm nước vào dung dịch.
Câu 3: Các chất trong hỗn hợp có đặc điểm gì?
- Giữ nguyên hình dạng ban đầu.
- Giữ nguyên tính chất của nó.
- Phân bố đều vào nhau.
- Các chất hòa tan với nhau.
Câu 4: Hỗn hợp được tạo thành từ mấy chất?
- Một chất.
- Hai chất.
- Hai hoặc nhiều chất.
- Một chất và nước.
Câu 5: Hỗn hợp chất lỏng và chất rắn hòa tan, phân bố đều được gọi là gì?
- Hỗn hợp.
- Nồng độ.
- Kết hợp.
- Dung dịch.
Câu 6: Hỗn hợp là sự kết hợp của ít chất bao nhiêu chất?
- 1.
- 2.
- 3.
- 4.
Câu 7: Chất lỏng với chất lỏng hòa tan và phân bố đều vào nhau được gọi là gì?
- Dung dịch.
- Hỗn hợp.
- Tạp chất.
- Nồng độ.
2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)
Câu 1: Hỗn hợp nào dưới đây là dung dịch?
- Lạc và đỗ xanh trộn đều.
- Cát và nước đã khuấy đều.
- Giấm ăn và nước đã khuấy đều.
- Dầu ăn và nước đã khuấy đều.
Câu 2: Chất rắn nào sau đây không tan trong nước?
- Đường.
- Muối.
- Cát.
- Mì chính.
Câu 3: Trường hợp nào dưới đây là hỗn hợp?
- Đường và nước đã khuấy đều.
- Giấm ăn và nước đã khuấy đều.
- Xà lách, dưa chuột và cà chua trộn đều.
- Muối và nước đã khuấy đều.
Câu 4: Sau khi đun dung dịch muối ta thu được gì?
- Muối.
- Nước.
- Nước muối.
- Không thu được sản phẩm.
Câu 5: Nước biển mặn vì
- có muối.
- có cát.
- có tạp chất.
- có hải sản.
Câu 6: Hỗn hợp nào dưới đây là dung dịch?
- Muối và hạt tiêu sau khi trộn đều.
- Muối và đường sau khi trộn đều.
- Muối và vừng sau khi trộn đều.
- Đường và nước mắm đã khuấy đều.
- VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Dung dịch nước muối 0,9% được dùng để làm gì?
- Làm sạch vết thương.
- Nấu ăn.
- Tẩy rửa vết bẩn.
- Làm sạch dầu mỡ.
Câu 2: Vì sao đun nóng dung dịch muối có thể tách muối ra khỏi dung dịch?
- Bay hơi nước.
- Muối xuất hiện khi được đun nóng.
- Muối phân bố đều trong nước.
- Làm sạch.
Câu 3: Cốc nào dưới đây không đựng dung dịch?
- Cốc nước cam.
- Cốc nước đường.
- Cốc nước có dầu ăn.
- Cốc nước muối.
Câu 4: Người dân ở vùng ven biển làm cách nào để sản xuất muối từ nước biển?
- Đun nóng dung dịch nước biển.
- Phơi nước biển trên các cánh đồng muối.
- Trộn đều dung dịch nước biển và muối.
- Chưng cất nước biển.
Câu 5: Thực hiện thí nghiệm tách muối ra khỏi dung dịch muối không cần chuẩn bị dụng cụ gì sau đây?
- Muối ăn.
- Cốc nến.
- Kiềng sắt.
- Đường trắng.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
=> Giáo án Khoa học 5 kết nối Bài 3: Hỗn hợp và dung dịch