Phiếu trắc nghiệm khoa học 5 kết nối Bài 28: chức năng của môi trường đối với sinh vật
Bộ câu hỏi trắc nghiệm khoa học 5 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 28: chức năng của môi trường đối với sinh vật. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án khoa học 5 kết nối tri thức
CHỦ ĐỀ 6: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
BÀI 28: CHỨC NĂNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI SINH VẬT
(18 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (6 CÂU)
Câu 1: Môi trường bao gồm những gì?
- Ánh sáng, không khí, nhiệt độ, đất, nước, động vật, thực vật,…
- Động vật và thực vật.
- Không khí, nước, thức ăn, chân không,…
- Con người và các yếu tố của môi trường.
Câu 2: Sinh vật cần các yếu tố của môi trường làm gì?
- Để ăn uống và hoạt động.
- Để ăn uống và sinh sống.
- Để sinh sống và phát triển.
- Để sinh sống và làm việc.
Câu 3: Môi trường cung cấp những gì để các loại sinh vật sinh sống và phát triển?
- Đất đai, đường xá, thức ăn.
- Thức ăn, nơi ở và các điều kiện cần thiết khác.
- Nhà cửa, chất đốt và thức ăn.
- Than đá, chất đốt và thức ăn.
Câu 4: Các chất thải trong môi trường được phân hủy nhờ đâu?
- Chất đốt.
- Chất mùn.
- Không khí và nước.
- Vi khuẩn và nấm có trong môi trường.
Câu 5: Sản phẩm của sự phân hủy chất thải là gì?
- Thực vật.
- Chất mùn, khoáng và khí các-bô-níc.
- Khí thải.
- Chất độc, không khí.
Câu 6: Sinh vật nào có thể sử dụng được sản phẩm của sự phân hủy?
- Thực vật.
- Động vật.
- Vi sinh vật.
- Con người.
2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)
Câu 1: Loại rác thải nào không thải ra từ hoạt động sản xuất, giao thông?
- Khói xe.
- Mồ hôi.
- Khói nhà máy.
- Rác thải công nghiệp.
Câu 2: Hoạt động nào sau đây của con người không tạo ra khí thải gây ô nhiễm môi trường?
- Khai thác than.
- Chạy xe máy, ô tô.
- Trồng cây.
- Đốt lò.
Câu 3: Đâu không phải vai trò của rừng đối với động vật, con người?
- Cung cấp thức ăn, nơi ở cho nhiều loài động vật, thực vật.
- Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn.
- Cung cấp gỗ, dược liệu, thức ăn,…
- Ngăn cản tia cực tím rơi xuống Trái Đất.
Câu 4: Loại rác thải nào từ sinh hoạt tại gia đình?
- Nước tiểu.
- Phân.
- Khói xe.
- Túi ni-lông.
Câu 5: Yếu tố nào rất cần thiết cho con người và sinh vật nhưng không nhìn thấy được?
- Gió.
- Không khí.
- Mặt Trời.
- Mây.
Câu 6: Tầng khí quyển bảo vệ con người khỏi tia cực tím có tên là gì?
- Mây.
- Chân không.
- Tầng ozone.
- Không khí.
3. VẬN DỤNG (4 CÂU)
Câu 1: Loại rác thải phổ biến nào là loại gây hại cho môi trường nhất?
- Rác thải nhựa.
- Xác động vật.
- Phân.
- Đồ ăn thừa.
Câu 2: Vì sao phân của động vật sau khi thải ra môi trường sẽ dần mất đi theo thời gian?
- Vì bị phân hủy trong đất.
- Vì được thực vật sử dụng.
- Vì phân động vật biến thành khí thải.
- Vì đất được sản sinh ra nhiều hơn.
Câu 3: Vì sao một số vùng ven biển nước ta lại trồng rừng ngập mặn?
- Để bảo vệ con người khỏi mưa, gió bão, sét đánh,…
- Để tránh thú dữ.
- Để tránh lũ.
- Để chắn sóng biển và bảo vệ bờ biển.
Câu 4: Vì sao sau rất nhiều năm nhưng mặt hồ chỉ có một ít lá cây rụng?
- Vì lá cây bị phân hủy.
- Vì lá cây tan trong nước.
- Vì lá cây ngấm vào nước.
- Vì lá cây chuyển hóa thành mùn.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
=> Giáo án Khoa học 5 Kết nối bài 28: Chức năng của môi trường đối với sinh vật