Phiếu trắc nghiệm KHTN 9 Vật lí Cánh diều Ôn tập giữa kì 1 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 (Vật lí) cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 9 cánh diều
TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 9 CÁNH DIỀU GIỮA KÌ 1
ĐỀ SỐ 03:
Câu 1: Trong các dụng cụ liệt kê dưới đây, dụng cụ nào thường được sử dụng để chuyển chất lỏng hoặc thực hiện quá trình lọc?
A. Bát sứ
B. Phễu
C. Bình cầu
D. Phễu chiết
Câu 2: Dụng cụ nào dưới đây thường được dùng để chứa và pha trộn dung dịch trong phòng thí nghiệm?
A. Bát sứ
B. Phễu
C. Bình cầu
D. Lưới tản nhiệt
Câu 3: Khi thực hiện các phản ứng tỏa nhiệt mạnh, dụng cụ nào sau đây thường được áp dụng?
A. Bát sứ
B. Phễu
C. Bình cầu
D. Lưới tản nhiệt
Câu 4: Để quan sát nhiễm sắc thể của tế bào, bạn cần sử dụng bộ dụng cụ nào sau đây?
A. Kính hiển vị, lamen, lam kính
B. Kính hiển vi, các tiêu bản cố định NST
C. Kính lúp, các tiêu bản cố định NST
D. Kính lúp, lamen, lam kính
Câu 5: Trong các đối tượng sau, vật nào không có thế năng (so với mặt đất)?
A. Chiếc bàn đứng yên trên sàn nhà.
B. Chiếc lá đang rơi.
C. Một người đứng trên tầng ba của tòa nhà.
D. Quả bóng đang bay trên cao.
Câu 6: Trong các vật sau, vật nào không có động năng?
A. Hòn bi nằm yên trên mặt sàn.
B. Hòn bi lăn trên sàn nhà.
C. Máy bay đang bay.
D. Viên đạn đang bay.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Thế năng trọng trường phụ thuộc vào khối lượng.
B. Thế năng trọng trường phụ thuộc vào trọng lượng riêng.
C. Thế năng trọng trường phụ thuộc vào khối lượng và vị trí của vật so với mặt đất.
D. Thế năng trọng trường phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật.
Câu 8: Nếu chọn mặt đất làm mốc để tính thế năng thì trong các vật sau đây vật nào không có thế năng?
A. Máy bay đang bay.
B. Xe máy đang chuyển động trên mặt đường.
C. Chiếc lá đang rơi.
D. Quyển sách đặt trên bàn
Câu 9: Một viên bi lăn từ đỉnh mặt phẳng nghiêng như hình vẽ. Ở tại vị trí nào viên bi có thế năng lớn nhất.
A. Tại A.
B. Tại B.
C. Tại C.
D. Tại A và C.
Câu 10: Từ độ cao h người ta ném một viên bi lên theo phương thẳng đứng với vận tốc ban đầu là v0. Khi viên bi rời khỏi tay người ném, cơ năng của viên bi có ở dạng nào? Chọn mốc thế năng trọng trường tại mặt đất.
A. Chỉ có động năng.
B. Chỉ có thế năng.
C. Có cả động năng và thế năng.
D. Không có cơ năng.
Câu 11: Quan sát trường hợp quả bóng rơi chạm đất, nó nảy lên (bỏ qua ma sát). Trong các phát biểu sau về quá trình nảy lên của quả bóng, phát biểu sai là:
A. Động năng tăng, thế năng giảm
B. Cơ năng của vật là không đổi
C. Động năng chuyển hóa thành thế năng
D. Động năng giảm, thế năng tăng
Câu 12: Quan sát dao động một con lắc như hình vẽ. Tại vị trí nào thì thế năng trọng trường là lớn nhất, nhỏ nhất?
A. Tại A là lớn nhất, tại B là nhỏ nhất
B. Tại B là lớn nhất, tại C là nhỏ nhất
C. Tại C là lớn nhất, tại B là nhỏ nhất
D. Tại A và C là lớn nhất, tại B là nhỏ nhất
Câu 13: Một máy cơ trong 1 giờ sản sinh ra một công là 330kJ, vậy công suất của máy cơ đó là:
A. 92,5W
B. 91,7W
C. 90,2W
D. 97,5W
Câu 14: Một máy động cơ có công suất P = 75W, hoạt động trong t = 2h thì tổng công của máy cơ sinh ra là:
A. 550 kJ
B. 530 kJ
C. 540 kJ
D. 560 kJ
Câu 15: Một máy cơ có công suất P = 160W, máy đã sinh ra công A= 720kJ. Vậy thời gian máy đã hoạt động là:
A. 1 giờ
B. 1 giờ 5 phút
C. 1 giờ 10 phút
D. 1 giờ 15 phút
Câu 16: ........................................
........................................
........................................