Phiếu trắc nghiệm vật lí 9 cánh diều Bài 11: cảm ứng điện từ. Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều

Bộ câu hỏi trắc nghiệm vật lí 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 11: cảm ứng điện từ. Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 4: ĐIỆN TỪ

BÀI 11: CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ. NGUYÊN TẮC TẠO RA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU

(17 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (6 CÂU)

Câu 1: Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín biến thiên thì trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện

  1. dòng điện cảm ứng.
  2. dòng điện xoay chiều.
  3. nam châm điện.
  4. cường độ dòng điện.

Câu 2: Có mấy cách tạo ra dòng điện xoay chiều?

  1. 2 cách.
  2. 3 cách.
  3. 4 cách.
  4. 5 cách.

Câu 3: Khi nào trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng?

  1. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn không thay đổi.
  2. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín biến thiên.
  3. Không có đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín.
  4. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây giảm dần về 0.

Câu 4: Dòng điện xoay chiều được tạo ra như thế nào?

  1. Duy trì sự biến thiên số đường sức từ qua cuộn dây dẫn kín.
  2. Duy trì số đường sức từ luôn tăng dần.
  3. Giữ cho cuộn dây không có đường sức từ đi qua.
  4. Duy trì số đường sức từ qua cuộn dây dẫn kín không đổi.

Câu 5: Khi đưa nam châm vĩnh cửu lại gần hoặc ra xa cuộn dây thì trong cuộn dây có hiện tượng gì?

  1. Xuất hiện dòng điện một chiều.
  2. Hiện tượng tự cảm.
  3. Hiện tượng cảm ứng điện từ.
  4. Hiện tượng cảm ứng từ.

Câu 6: Nguyên tắc chung để tạo ra dòng điện xoay chiều là gì?

  1. Duy trì sự quay đều giữa nam châm và cuộn dây dẫn kín.
  2. Duy trì sự quay đều giữa nam châm vĩnh cửu và nam châm điện.
  3. Duy trì sự quay đều của cuộn dây dẫn kín.
  4. Duy trì sự quay nhanh dần đều của nam châm và cuộn dây dẫn kín.

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU) 

Câu 1: Trường hợp nào sau đây không xuất hiện dòng điện cảm ứng?

  1. Cho nam châm di chuyển lại gần hoặc ra xa cuộn dây dẫn kín.
  2. Giữ nam châm cố định và quay đều cuộn dây dẫn kín.
  3. Giữ nam châm và cuộn dây dẫn kín đứng yên.
  4. Xoay nam châm gần cuộn dây dẫn kín.

Câu 2: Trường hợp nào dưới đây thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng?

  1. Đặt nam châm vĩnh cửu và cuộn dây dẫn kín nằm yên gần nhau.
  2. Đặt nam châm vĩnh cửu và cuộn dây dẫn kín nằm yên xa nhau.
  3. Di chuyển nam châm vĩnh cửu ra xa cuộn dây dẫn kín.
  4. Đặt nam châm điện trong lòng cuộn dây dẫn kín.

Câu 3: Cần làm gì để duy trì dòng điện cảm ứng?

  1. Duy trì sự biến thiên số đường sức từ qua cuộn dây dẫn kín.
  2. Duy trì tốc độ quay của cuộn dây trước thanh nam châm.
  3. Duy trì tốc độ quay của nam châm trước cuộn dây.
  4. Duy trì cường độ dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn kín.

Câu 4: Trong mô hình máy phát điện xoay chiều không có bộ phận nào?

  1. Nam châm.
  2. Khóa K.
  3. Đèn LED.
  4. Đai truyền.

Câu 5: Trong thực tế, dòng điện xoay chiều thường được tạo ra bằng cách nào?

  1. Đặt nam châm ở gần cuộn dây dẫn kín.
  2. Nối liền nam châm và cuộn dây dẫn kín.
  3. Di chuyển nam châm xung quanh cuộn dây dẫn kín.
  4. Cho nam châm quay đều so với cuộn dây dẫn kín (hoặc ngược lại).

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Thiết bị nào sau đây không sử dụng dòng điện xoay chiều?

  1. Máy giặt.
  2. Bếp từ.
  3. Tủ lạnh.
  4. Pin mặt trời.

Câu 2: Dùng một thanh nam châm và một vòng dây dẫn như hình bên. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong những thời gian nào?

  1. Trong thời gian đưa nam châm lại gần vòng dây.
  2. Trong thời gian giữ cố định nam châm ở gần vòng dây.
  3. Trong thời gian giữ cố định nam châm trong lòng vòng dây.
  4. Trong thời gian nam châm ở xa vòng dây.

Câu 3: Trong hình vẽ dưới đây, thanh nam châm chuyển động theo hướng nào sẽ không tạo ra dòng điện cảm ứng trong cuộn dây?

  1. Quay quanh trục AB.
  2. Quay quanh trục CD.
  3. Quay quanh trục PQ.
  4. Chuyển động dọc theo trục PQ.

Câu 4: Trường hợp nào dưới đây tạo ra số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây khác với các trường hợp còn lại?

  1. Đưa nam châm lại gần cuộn dây.
  2. Giữ nam châm đứng yên trong lòng cuộn dây dẫn kín.
  3. Giữ nam châm đứng yên và di chuyển cuộn dây lại gần nam châm.
  4. Di chuyển cuộn dây dẫn kín và nam châm lại gần nhau.

Câu 5: Một khung dây dẫn kín được đặt như hình vẽ. Trong khung dây xuất hiện dòng điện xoay chiều khi nào?

  1. Quay khung dây quanh trục AB.
  2. Quay khung dây quanh trục PQ.
  3. Giữ khung dây nằm yên.
  4. Đổi vị trí hai cực của nam châm.

4. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)

=> Giáo án điện tử KHTN 9 cánh diều - Phân môn Vật lí Bài 11: Cảm ứng điện từ. Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay