Phiếu trắc nghiệm vật lí 9 cánh diều Bài 3: khúc xạ ánh sáng và phản xạ toàn phần

Bộ câu hỏi trắc nghiệm vật lí 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 3: khúc xạ ánh sáng và phản xạ toàn phần. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 2: ÁNH SÁNG

BÀI 3: KHÚC XẠ ÁNH SÁNG VÀ PHẢN XẠ TOÀN PHẦN

(20 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)

Câu 1: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì?

  1. Là hiện tượng tia sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách khi truyền xiên góc từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác.
  2. Là hiện tượng tia sáng truyền thẳng tại mặt phân cách khi truyền xiên góc từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác.
  3. Là hiện tượng tia sáng bị gãy khúc tại môi trường tới khi truyền xiên góc từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác.
  4. Là hiện tượng tia sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách khi truyền xiên góc trong môi trường đồng chất.

Câu 2: Chiết suất các môi trường có giá trị

  1. nhỏ hơn 1.
  2. lớn hơn 1.
  3. gần đúng bằng 1.
  4. gần đúng bằng 0.

Câu 3: Hình dưới mô tả tia sáng bị khúc xạ khi đi từ không khí vào nước. Trong đó tia SI được gọi là gì?

  1. Tia khúc xạ.
  2. Tia phản xạ
  3. Tia tới.
  4. Tia pháp tuyến.

Câu 4: Với n là chiết suất môi trường, c là tốc độ ánh sáng truyền trong chân không và v là tốc độ ánh sáng truyền trong môi trường đó, công thức nào sau đây đúng?

  1. n = v.c.
  2. n = v2.c.

Câu 5: Hiện tượng phản xạ toàn phần chỉ xảy ra khi nào?

  1. Ánh sáng đi trong hai môi trường có chiết suất bằng nhau.
  2. Ánh sáng đi từ môi trường có chiết suất nhỏ sang môi trường có chiết suất lớn hơn.
  3. Ánh sáng đi trong hai môi trường có chiết suất rất lớn.
  4. Ánh sáng đi từ môi trường có chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn.

Câu 6: Với n1 và n2 lần lượt là chiết suất của môi trường chứa tia tới và môi trường chứa tia khúc xạ. Góc tới hạn ith được xác định bởi công thức nào?

Câu 7: Khi tia sáng truyền từ môi trường (1) có chiết suất n1 sang môi trường (2) có chiết suất n2 với góc tới i thì góc khúc xạ là r. Biểu thức nào sau đây đúng?

  1. n1sinr = n2sini.
  2. n1sini = n2sinr.
  3. n1cosr = n2cosi.
  4. n1tani = n2tanr.

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU) 

Câu 1: Hình bên mô tả khúc xạ khi tia sáng truyền từ môi trường nước ra không khí. Phát biểu nào dưới đây là đúng?

  1. B là điểm tới.
  2. AB là tia khúc xạ.
  3. BN là tia tới.
  4. BC là pháp tuyến tại điểm tới.

Câu 2: Nhận định nào sau đây về hiện tượng khúc xạ là không đúng?

  1. Tia khúc xạ nằm ở môi trường thứ 2 tiếp giáp với môi trường chứa tia tới.
  2. Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến.
  3. Khi góc tới bằng 0, góc khúc xạ bằng 0.
  4. Góc khúc xạ luôn bằng góc tới.

Câu 3: Cho biết tốc độ ánh sáng truyền trong không khí là 300 000 km/s; trong thủy tinh là 197 368 km/s. Chiết suất của thủy tinh là

  1. 1,52.
  2. 1,35.
  3. 1,48.
  4. 1,30.

Câu 4: Tính góc tới hạn khi chiếu tia sáng từ thủy tinh ra không khí. Biết chiết suất của thủy tinh là n = 1,52.

  1. 410.
  2. 480.
  3. 520.
  4. Không xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.

Câu 5: Một tia sáng truyền tới mặt phân cách giữa hai môi trường nước và không khí. Biết chiết suất tỉ đối của nước đối với không khí là n = 4/3 và góc tới bằng 300. Độ lớn góc khúc xạ là

  1. 48,590.
  2. 22,020.
  3. 41,810.
  4. 19,470.

Câu 6: Một tia sáng truyền từ không khí vào nước với góc tới i = 600 thì góc khúc xạ trong nước là r = 400. Chiết suất của nước bằng

  1. 1,53.
  2. 1,35.
  3. 1,50.
  4. 1,30.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Khi ta quan sát một vật ở dưới đáy bể nước, ta có cảm giác vật và đáy bể ở gần mặt nước hơn so với thực tế. Hiện tượng này liên quan đến

  1. sự truyền thẳng của ánh sáng.
  2. khúc xạ ánh sáng.
  3. phản xạ ánh sáng.
  4. khả năng quan sát của mắt người.

Câu 2: Một tia sáng đi từ chất lỏng trong suốt cho chiết suất n sang môi trường không khí. Đường đi của tia sáng được biểu diễn như hình vẽ. Cho α = 600 và β = 300. Phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Góc tới bằng 600.

B, Góc khúc xạ bằng 300.

  1. Tổng của góc tới và góc khúc xạ bằng 900.
  2. Chiết suất của chất lỏng là n = 4/3.

Câu 3: Hiện tượng nào sau đây liên quan đến sự khúc xạ ánh sáng?

  1. Tia sáng mặt trời bị hắt trở lại môi trường cũ khi gặp mặt nước.
  2. Tia sáng mặt trời bị lệch khỏi phương truyền ban đầu khi đi từ không khí vào nước.
  3. Ánh sáng mặt trời phản chiếu trên mặt nước.
  4. Khi soi gương ta thấy ảnh bị ngược với vật.

Câu 4: Vì sao khi đứng trên thành hồ bơi, ta lại thấy đáy hồ bơi có vẻ gần mặt nước hơn so với thực tế?

  1. Do hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
  2. Do hiện tượng phản xạ ánh sáng.
  3. Do hiện tượng phản xạ toàn phần.
  4. Do ánh sáng hội tụ khi qua mặt nước.

Câu 5: Nước có chiết suất n = 4/3. Chiếu ánh sáng từ nước ra không khí, với góc tới nào dưới đây có thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần?

  1. 200.
  2. 300.
  3. 400.
  4. 500.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

=> Giáo án KHTN 9 Cánh diều bài 3: Khúc xạ ánh sáng và phản xa toàn phần

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay