Phiếu trắc nghiệm vật lí 9 cánh diều Bài 6: sự tạo ảnh qua thấu kính. Kính lúp

Bộ câu hỏi trắc nghiệm vật lí 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 6: sự tạo ảnh qua thấu kính. Kính lúp. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 2: ÁNH SÁNG

BÀI 6: SỰ TẠO ẢNH QUA THẤU KÍNH. KÍNH LÚP

(20 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)

Câu 1: Người ta quy ước, đường kéo dài của tia sáng được vẽ bằng

  1. nét liền.
  2. nét đứt.
  3. mũi tên.
  4. đường cong.

Câu 2: Ảnh tạo bởi thấu kính phân kì có đặc điểm gì?

  1. Ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật.
  2. Ảnh ảo, ngược chiều, lớn hơn vật.
  3. Ảnh thật, cùng chiều, nhỏ hơn vật.
  4. Ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật.

Câu 3: Ảnh hứng được trên màn chắn gọi là gì?

  1. Ảnh ảo.
  2. Ảnh thật.
  3. Ảnh qua thấu kính.
  4. Ảnh qua kính lúp.

Câu 4: Kính lúp tạo ra ảnh có đặc điểm gì?

  1. Ảnh thật, lớn hơn vật.
  2. Ảnh thật, nhỏ hơn vật.
  3. Ảnh ảo, nhỏ hơn vật.
  4. Ảnh ảo, lớn hơn vật.

Câu 5: Trên mỗi kính lúp có các thông số khác nhau được ghi trên kính lúp 2x, 3x,…, các thông số này cho biết điều gì?

  1. Cho biết khả năng phóng to ảnh của vật.
  2. Cho biết số lớp kính tạo thành kính lúp.
  3. Cho biết khả năng thu bé ảnh của vật.
  4. Cho biết độ sắc nét ảnh của vật.

Câu 6: Khi sử dụng kính lúp, ta phải đặt vật ở đâu?

  1. Ở xa thấu kính.
  2. Ở sát thấu kính.
  3. Ở trong khoảng tiêu cự của kính.
  4. Ở ngoài khoảng tiêu cự của kính.

Câu 7: Giao điểm của hai tia sáng đi qua quang tâm và tia sáng song song với trục chính của thấu kính là gì?

  1. Là ảnh của vật qua thấu kính.
  2. Là vị trí của ảnh qua thấu kính.
  3. Là vị trí của vật.
  4. Là độ lớn của ảnh của vật qua thấu kính.

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU) 

Câu 1: Thấu kính nào sau đây có thể làm kính lúp?

  1. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 40 cm.
  2. Thấu kính phân kì có tiêu cự 40 cm.
  3. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 4 cm.
  4. Thấu kính phân kì có tiêu cự 4 cm.

Câu 2: Ai trong số các người kể dưới đây không cần sử dụng kính lúp trong công việc của mình?

  1. Một người thợ chữa đồng hồ.
  2. Một nhà nông học nghiên cứu về sâu bọ.
  3. Một nhà địa chất đang nghiên cứu sơ bộ một mẫu quặng.
  4. Một học sinh đang đọc sách giáo khoa.

Câu 3: Đặt vật trước thấu kính hội tụ, ở vị trí nào không tìm được ảnh rõ nét trên màn chắn?

  1. d = 2f.
  2. d < f.
  3. d > f.
  4. d = f.

Câu 4: Đặt vật AB trước thấu kính phân kì thu được trên màn ảnh A’B’. Nếu dịch chuyển vật AB lại gần thấu kính thì

  1. A. ảnh A’B’ dịch chuyển ra xa thấu kính và có độ lớn tăng dần.
  2. B. ảnh A’B’ dịch chuyển ra xa thấu kính và có độ lớn giảm dần.
  3. C. ảnh A’B’ dịch chuyển lại gần thấu kính và có độ lớn tăng dần.
  4. D. ảnh A’B’ dịch chuyển lại gần thấu kính và có độ lớn giảm dần.

Câu 5: Khi f < d < 2f, ảnh qua thấu kính hội tụ là

  1. ảnh ảo, ngược chiều, lớn hơn vật.
  2. ảnh thật, cùng chiều, nhỏ hơn vật.
  3. ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật.
  4. ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật.

Câu 6: Chiếu tia tới song song với trục chính thu được tia ló có đường kéo dài cắt trục chính tại một điểm cách quang tâm O một khoảng 20 cm. Tiêu cự của thấu kính này là

  1. 10 cm.
  2. 20 cm.
  3. 40 cm.
  4. 60 cm.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 10 cm. Đặt vật ở vị trí nào để thu được ảnh cao bằng vật?

  1. d = 10 cm.
  2. d = 15 cm.
  3. d = 20 cm.
  4. d = 5 cm.

Câu 2: Một vật AB cao 1 cm đặt cách thấu kính một khoảng 10 cm thu được ảnh A'B' cao 2 cm như hình vẽ. Khoảng cách giữa ảnh và thấu kính là

  1. 20 cm.
  2. 10 cm.
  3. 30 cm.
  4. 40 cm.

Câu 3: Đặt một vật cao 8 mm trước thấu kính hội tụ. Ảnh hứng được trên màn cách thấu kính 12 cm, cao 3,2 cm, vuông góc với trục chính. Tiêu cự của thấu kính là

  1. 6,4 mm.
  2. 6,4 cm.
  3. 8 mm.
  4. 3,2 cm.

Câu 4: Vật AB có độ cao h = 5 cm được đặt vuông góc trước một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 4cm và cách thấu kính một khoảng d = 2f. Chiều cao của ảnh h' và khoảng cách từ ảnh tới quang tâm d' là

  1. h' = 2h, d' = 2d.
  2. h' = h, d' = 2d.
  3. h' = h, d' = d.
  4. h' = 2h, d' = d.

Câu 5: Qua thấu kính phân kì, vật AB có ảnh là A'B' cao bằng một nửa AB. Biết tiêu cự của thấu kính này là 24 cm. Khoảng cách giữa vật và thấu kính là

  1. 12 cm.
  2. 24 cm.
  3. 6 cm.
  4. 48 cm.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

=> Giáo án KHTN 9 Cánh diều bài 6: Sự tạo ảnh qua thấu kính. Kính lúp

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay