Phiếu trắc nghiệm KHTN 9 Vật lí Cánh diều Ôn tập giữa kì 2 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 (Vật lí) cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 9 cánh diều
TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 9 CÁNH DIỀU GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 03:
Câu 1: Trên một bếp từ có ghi thông số 220 V – 1000 W. Điện trở của bóng điện này là
A. 220 Ω.
B. 48,4 Ω.
C. 100 Ω.
D. 54 Ω.
Câu 2: Một bóng đèn có giá trị định mức là 5 V – 3,5 W. Cường độ dòng điện trong mạch chính là
A. 1,75 A.
B. 7 A.
C. 17,5 A.
D. 0,7 A.
Câu 3: Một chiếc quạt có ghi 5 V – 4 W. Khi được cấp nguồn điện 5 V thì trong 1 tiếng, chiếc quạt đó sẽ tiêu thụ năng lượng điện bao nhiêu jun?
A. 7200 J.
B. 14 400 J.
C. 28 800 J.
D. 9600 J.
Câu 4: Một bóng đèn điện có ghi 220V - 100W được mắc vào hiệu điện thế 220V. Biết đèn này được sử dụng trung bình 4 giờ trong 1 ngày. Điện năng tiêu thụ của bóng đèn này trong 30 ngày là bao nhiêu?
A. 12 kW.h
B. 400 kW.h
C. 1440 kW.h
D. 43200 kW.h.
Câu 5: Hai đầu đoạn mạch có một hiệu điện thế không đổi, nếu điện trở của mạch giảm 2 lần thì công suất điện của mạch
A. tăng 2 lần.
B. giảm 2 lần.
C. tăng 4 lần.
D. giảm 4 lần.
Câu 6: Cường độ dòng điện trong đoạn mạch nối tiếp có đặc điểm gì?
A. Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở là như nhau.
B. Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện qua mỗi mạch nhánh.
C. Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng hiệu cường độ dòng điện qua mỗi mạch nhánh.
D. Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng nghịch đảo tổng cường độ dòng điện qua mỗi mạch nhánh.
Câu 7: Hiệu điện thế trong đoạn mạch có hai điện trở mắc nối tiếp được xác định bởi công thức nào?
A. U = U1 = U2.
B. U = U1 + U2.
C. U = |U1 – U2|.
D. U = U1 ≠ U2.
Câu 8: Biểu thức nào sau đây xác định điện trở tương đương của đoạn mạch có hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp?
A. R = R1 = R2.
B. R = R1 + R2.
C. R = |R1 – R2|.
D. R = R1 ≠ R2.
Câu 9: Cường độ dòng điện trong mạch có n điện trở mắc nối tiếp được xác định bởi công thức nào?
A. I = I1 + I2 +…+ In.
B. I = I1 = I2 =…= In.
C. I = |I1 - I2 -…- In|.
D. I ≠ I1 = I2 =…= In.
Câu 10: Một acquy ô tô 12 V cung cấp dòng điện có cường độ 5 A trong thời gian 2 giờ. Năng lượng mà acquy cung cấp trong thời gian này là
A. 864 000 J
B. 432 000 J.
C. 360 000 J.
D. 125 000 J.
Câu 11: Trong 1 tháng (30 ngày) một gia đình sử dụng điện tăng thêm 75 số. Thời gian sử dụng điện trung bình trong một ngày của gia đình này là 5 giờ. Giả sử chỉ dùng bóng đèn có công suất 100 W để chiếu sáng. Coi hiệu điện thế sử dụng chính là hiệu điện thế định mức của bóng đèn. Số bóng đèn gia đình này đã sử dụng là
A. 5 bóng.
B. 6 bóng.
C. 7 bóng.
D. 8 bóng.
Câu 12: Hai điện trở R1 = 6 Ω, R2 = 3 Ω mắc song song với nhau và mắc vào hai cực của nguồn điện. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là 6 V. Điện trở và cường độ dòng điện qua mạch chính là
A. R = 2 Ω, I = 3 A.
B. R = 9 Ω, I = 0,6 A.
C. R = 9 Ω, I = 3 A.
D. R = 2 Ω, I = 1,5 A.
Câu 13: Cho đoạn mạch điện AB như hình bên. Biết UAB = 12 V, R1 = 2 Ω và R2 = 6 Ω. Số chỉ của ampe kế là
A. 8 A.
B. 1,5 A.
C. 6 A.
D. 2 A.
Câu 14: Mắc hai điện trở R1 và R2 vào mạch điện có hiệu điện thế U = 1,8 V. Nếu mắc nối tiếp hai điện trở vào mạch điện thì cường độ dòng điện đi qua là 0,2 A, nếu mắc song song hai điện trở vào mạch điện thì cường độ dòng điện đi qua là 0,9 A. Giá trị R1 và R2 là
A. R1 = 3 Ω, R2 = 6 Ω.
B. R1 = 2 Ω, R2 = 7 Ω.
C. R1 = 8 Ω, R2 = 1 Ω.
D. R1 = 2 Ω, R2 = 4 Ω.
Câu 15: Một mạch điện có ba điện trở được mắc như hình vẽ. Biết R1 = 9 Ω, R2 = 18 Ω, R3 = 24 Ω, biết hiệu điện thế đặt ở hai đầu đoạn mạch là 3,6 V. Số chỉ của ampe kế A1 là
A. 0,75 A.
B. 0,6 A.
C. 0,3 A.
D. 0,1 A.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................