Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 chân trời Ôn tập cuối kì 1 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM GIÁO DỤC KINH TẾ PHÁP LUẬT 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỔI KÌ 1
ĐỀ SỐ 04:
Câu 1: Trong trường hợp dưới đây, quyết định của tòa án đã thể hiện điều gì?
Ông A và ông B cùng vi phạm quy định về an toàn giao thông khi vượt đèn đỏ và bị cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt. Ông A là giám đốc một doanh nghiệp lớn, còn ông B là một công nhân bình thường. Khi bị xử phạt, ông A đề nghị được miễn giảm vì cho rằng mình có địa vị cao trong xã hội và đóng góp nhiều cho nền kinh tế. Tuy nhiên, cơ quan chức năng vẫn ra quyết định xử phạt cả hai ông với mức phạt như nhau theo quy định của pháp luật.
A. Đảm bảo bình đẳng trong thực hiện các quyền của công dân.
B. Đảm bảo bình đẳng về trách nhiệm pháp lí của công dân.
C. Đảm bảo bình đẳng về quyền tự do kinh doanh của công dân.
D. Đảm bảo bình đẳng về hưởng quyền lợi của công dân.
Câu 2: Đoạn thông tin dưới đây phản ánh về đặc điểm nào trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam?
Sự phát triển của thương mại điện tử đã làm thay đổi thói quen mua sắm của nhiều người Việt. Ngày càng nhiều người sử dụng các nền tảng mua sắm trực tuyến như Shopee, Lazada, Tiki… để đặt hàng thay vì đến trực tiếp cửa hàng.
A. Tính kế thừa.
B. Tính giá trị.
C. Tính thời đại.
D. Tính hợp lí.
Câu 3: Hành vi nào sau đây thể hiện đạo đức kinh doanh đúng đắn trong quan hệ với người lao động?
A. Công ty K thường xuyên tổ chức đào tạo, nâng cao tay nghề cho nhân viên.
B. Doanh nghiệp T trả lương thấp hơn so với hợp đồng đã ký kết.
C. Nhà hàng X sa thải nhân viên mà không có lý do chính đáng.
D. Công ty P buộc nhân viên làm việc ngoài giờ mà không có thỏa thuận từ trước.
Câu 4: Sau khi nghiên cứu thị trường, anh Tuấn quyết định mở quán cà phê theo phong cách cổ điển, phù hợp với thị hiếu của giới trẻ hiện nay. Anh Tuấn đã thể hiện năng lực nào của người kinh doanh?
A. Dự báo và kiểm soát rủi ro
B. Quản lý, lãnh đạo
C. Năng động, sáng tạo
D. Huy động và khai thác nguồn lực hiệu quả
Câu 5: Elon Musk đã tạo ra nhiều công ty mang tính đột phá như Tesla, SpaceX, Neuralink,... để giải quyết những vấn đề lớn của nhân loại. Thành công của Elon Musk có liên quan đến yếu tố nào sau đây?
A. Chỉ dựa vào nguồn vốn mạnh mẽ
B. Chỉ dựa vào cơ hội bên ngoài mà không cần ý tưởng kinh doanh
C. Kết hợp giữa ý tưởng sáng tạo và việc nắm bắt cơ hội kinh doanh
D. Không có yếu tố nào quan trọng, chỉ là may mắn
Câu 6: Theo quy định của pháp luật, việc xử lí vi phạm của hai ông K và P trong tình huống dưới đây sẽ diễn ra theo hướng nào?
Tại một ngã tư giao thông, ông K (nhân viên) và ông P (thủ trưởng) cùng làm tại một cơ quan, do mải nói chuyện, không chú ý nên cả hai ông đều điều khiển xe máy vượt đèn đỏ nhưng không gây tai nạn giao thông.
A. Cả hai ông K và K đều bị xử phạt hành chính như nhau.
B. Ông P bị xử phạt hành chính nặng hơn do chức vụ cao hơn.
C. Ông K bị xử phạt hành chính nặng hơn do cấp bậc thấp hơn.
D. Ông P là thủ trưởng nên không bị xử phạt vi phạm hành chính.
Câu 7: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những dấu hiệu nhận diện một cơ hội kinh doanh tốt?
A. Tính thời điểm (không sớm hoặc quá muộn so với thị trường).
B. Tính ổn định (cơ hội kinh doanh có tính lâu dài, bền vững).
C. Tính hấp dẫn (mang lại lợi nhuận cao, sức ép cạnh tranh thấp).
D. Tính trừu tượng, mơ hồ, khó thực hiện được mục tiêu kinh doanh.
Câu 8: Biết tạo ra sự khác biệt trong ý tưởng kinh doanh, phân tích được cơ hội và thách thức trong công việc kinh doanh của bản thân - đó là biểu hiện cho năng lực nào của người kinh doanh?
A. Năng lực thiết lập quan hệ.
B. Năng lực tổ chức, lãnh đạo.
C. Năng lực cá nhân.
D. Năng lực phân tích và sáng tạo.
Câu 9: Nhận định nào dưới đây sai khi bàn về vấn đề đạo đức kinh doanh?
A. Thực hiện đạo đức kinh doanh giúp doanh nghiệp có được lòng tin của khách hàng.
B. Thực hiện đạo đức kinh doanh góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế quốc gia.
C. Đạo đức kinh doanh tạo ra sự cam kết và tận tâm của người lao động với doanh nghiệp.
D. Người lao động, nhân viên trong doanh nghiệp không cần thực hiện đạo đức kinh doanh.
Câu 10:Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề văn hóa tiêu dùng?
A. Muốn phát triển, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu văn hóa tiêu dùng.
B. Văn hóa tiêu dùng không có vai trò gì đối với sự phát triển của đất nước.
C. Tiêu dùng chỉ có vai trò thoả mãn các nhu cầu của người tiêu dùng.
D. Không cần cân nhắc khi mua sắm, vì “chúng ta chỉ sống có một lần”.
Câu 11: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật không có ý nghĩa nào sau đây?
A. Tạo điều kiện để công dân được sống an toàn, lành mạnh.
B. Là cơ sở đảm bảo cho xã hội an toàn, ổn định và phát triển.
C. Giúp bảo vệ lợi ích của một nhóm thiểu số người trong xã hội.
D. Tạo sự công bằng, không bị phân biệt đối xử giữa mọi công dân.
Câu 12: Yếu tố nào dưới đây không thể hiện cho một cơ hội kinh doanh tốt?
A. Hấp dẫn.
B. Ổn định.
C. Đúng thời điểm.
D. Lỗi thời.
Câu 13: Đọc trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:
Trường hợp. Anh V có năng lực lập kế hoạch kinh doanh, biết tổ chức nguồn lực, phối hợp công việc nhịp nhàng để đội ngũ nhân lực phát huy hết hiệu quả, tính sáng tạo trong kinh doanh.
Theo em, nhận định trên nói về năng lực nào của anh V?
A. Năng lực nắm bắt cơ hội.
B. Năng lực tổ chức, lãnh đạo.
C. Năng lực phân tích và sáng tạo.
D. Năng lực thực hiện trách nhiệm xã hội.
Câu 14: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của đạo đức kinh doanh?
A. Tìm mọi cách để triệt hạ đối thủ cạnh tranh.
B. Đảm bảo lợi ích chính đáng cho người lao động.
C. Sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng.
D. Phân biệt đối xử giữa các lao động nam và nữ.
Câu 15: Để xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam, người tiêu dùng cần phải
A. thực hiện tốt các hành vi tiêu dùng có văn hóa.
B. ban hành các văn bản pháp luật bảo vệ người tiêu dùng.
C. ban hành chính sách bảo vệ người sản xuất và người tiêu dùng.
D. cung ứng sản phẩm có chất lượng, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................