Phiếu trắc nghiệm KTPL 11 chân trời Bài 13: Quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 13: Quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 8: MỘT SỐ QUYỀN DÂN CHỦ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN   

BÀI 13: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG VIỆC THAM GIA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VÀ XÃ HỘI

A.   PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Em hãy cho biết khái niệm quản lí nhà nước là gì?   

  1. Quản lí nhà nước là hoạt động quản lí của khu vực tư nhân
  2. Quản lí nhà nước là thực hiện phạm vi quản lí trong các cơ quan hành chính của nhà nước
  3. Quản lí nhà nước là hoạt động quản lí đặc biệt, được thực hiện bằng quyền lực của nhà nước
  4. Quản lí nhà nước là những người làm trong các lĩnh vực thuộc nhà nước quản lí mới phải thực hiện

 

Câu 2: Em hãy cho biết khái niệm của quản lí xã hội là gì?  

  1. Quản lí xã hội là quản lí được thực hiện bởi quyền lực của nhà nước
  2. Quản lí xã hội là sự quản lí tổng thể xã hội
  3. Quản lí xã hội là các việc làm nhằm để kiểm soát sự phát triển của xã hội
  4. Quản lí xã hội là các việc làm để thúc đẩy việc phát triển của xã hội

Câu 3: Người trong độ tuổi nào dưới đây được đủ quyền tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân?

  1. Người đủ 16 tuổi trở lên
  2. Người đủ 18 tuổi trở lên
  3. Người đủ 20 tuổi trở lên
  4. Người đủ 21 tuổi trở lên

Câu 4: “Hình thức dân chủ với những quy chế, thể chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng Nhà nước” là hình thức gì?

  1. Hình thức dân chủ trực tiếp
  2. Hình thức dân chủ gián tiếp
  3. Hình thức dân chủ tập trung
  4. Hình thức dân chủ xã hội chủ nghĩa

Câu 5: Nhận định nào sau đây là sai “Nhân dân được hưởng quyền bầu cử và ứng cử một cách bình đẳng, không phân biệt …”?

  1. Giới tính, dân tộc, tôn giáo
  2. Trình trạng pháp lí
  3. Trình độ văn hóa, nghề nghiệp
  4. Thời hạn cư trú nơi thực hiện quyền bầu cử, ứng cử

Câu 6: Công dân có các quyền nào trong việc tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

  1. Quyền bình đẳng
  2. Quyền bầu cử
  3. Quyền ứng cử đại biểu Quốc hội
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 7: Nhân dân có thể thực hiện quyền và nghĩa vụ trong việc tham gia quản lí nhà nước và xã hội như bằng cách nào?  

  1. Tham gia bầu cử ra đại biểu đại diện cho mình
  2. Tham gia thảo luận, kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước
  3. Khi đủ điều kiện có thể tham gia vào các cuộc trưng cầu ý dân của nhà nước
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 8: Hiến pháp 2013 quy định mọi công dân?

  1. Đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử
  2. Đủ 21 tuổi trở lê có quyền bầu cử và ứng cử
  3. Từ đủ 18 đến 21 tuổi có quyền bầu cử và ứng cử
  4. Đủ 18 tuổi có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi có quyền ứng cử

Câu 9: Các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội dẫn đến hậu quả như thế nào?

  1. Tích cực
  2. Tiêu cực
  3. Không ảnh hưởng gì
  4. Tạo ra các bước phát triển vượt bậc

Câu 10: Nếu ngày 22/5 /2023, Việt Nam tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp. Công dân nào dưới đây đủ điều kiện được ứng cử khi có ngày sinh là?   

  1. 21/5/2000
  2. 22/5/2001
  3. 22/5/2002
  4. 21/5/2002

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu dân ý, ta gọi công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào?

  1. Quyền ứng cử
  2. Quyền kiểm tra, giám sát
  3. Quyền đóng góp ý kiến
  4. Quyền tham quản lí nhà nước và xã hội

Câu 2: Những người thực hiện các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ quản lí nhà nước và xã hội sẽ bị xử lí như thế nào? 

  1. Bị phạt hành chính hoặc giam giữ vô thời hạn
  2. Tùy vào mức độ vi phạm sẽ có hình thức phạt cụ thể
  3. Bị phạt theo khung hình phạt nặng nhất
  4. Bị xử phạt hình sự vô thời hạn

Câu 3: Việc làm nào sau đây được coi là tích cực tham gia quản lí nhà nước và xã hội như?

  1. Tuân theo các quy định của Hiến pháp và pháp luật đã ban hành
  2. Chấp hành tốt các quy định của tổ dân phố
  3. Tham gia các hoạt động nhằm giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 4: Vì sao Hiến pháp quy định công dân có quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội?

  1. Để không ai bị đối xử phân biệt trong xã hội
  2. Để công dân bảo vệ lợi ích của riêng cá nhân mình
  3. Để công dân toàn quyền quyết định công việc của Nhà nước và xã hội
  4. Để đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện trách nhiệm công dân đối với Nhà nước và xã hội

Câu 5: Công dân gián tiếp tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội thông qua quyền?

  1. Bầu cử đại biểu Quốc hội
  2. Ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân
  3. Được biểu quyết khi nhà nước trưng cầu dân ý
  4. Đóng góp ý kiến với Quốc hội trong những lần đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri

Câu 6: Việc làm nào dưới đây thể hiện quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân?

  1. Bảo vệ môi trường
  2. Vượt khó học tập
  3. Nộp thuế đúng theo quy định
  4. Bầu cử đại biểu Quốc hội

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân về dự thảo Hiến pháp mới, anh B đã mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình về các điểm chưa hài lòng. Theo em, việc làm của anh B đã thực hiện tốt quyền tham gia vào quản lí nhà nước, xã hội của công dân hay chưa?

  1. Việc làm của anh B chỉ khiến các cơ quan chức năng có các thành kiến về anh
  2. Việc làm của anh B là không cần thiết vì trong tổ chức bộ máy Nhà nước có rất nhiều chuyên gia không cần thiết đến anh phải tham gia góp ý
  3. Anh B đã thực hiện tất tốt quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc tham gia vào quản lí xã hội, nhà nước
  4. Tất cả các đáp án đều đúng

Câu 2: Từ độ tuổi nào công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân?

  1. Từ đủ 17 tuổi trở lên tính đến ngày trưng cầu ý dân
  2. Từ 18 tuổi trở lên tính đến ngày trưng cầu ý dân
  3. Từ đủ 18 tuổi trở lên tính đến ngày trưng cầu ý dân
  4. Từ đủ 20 tuổi trở lên tính đến ngày trưng cầu ý dân

Câu 3: Cơ quan nào dưới đây có thẩm quyền xem xét, quyết định trưng cầu ý dân?

  1. Chủ tịch nước
  2. Chính phủ
  3. Quốc hội
  4. Tòa án nhân dân tối cao

Câu 4: Công dân có quyền hạn như thế nào trong việc thực hiện các hành động nhằm thực hiện các quyền, nghĩa vụ về việc công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

  1. Tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở,địa phương và cả nước
  2. Nhà nước tạo điều kiện cho nhân dân tham gia vào quá trình quản lí nhà nước, xã hội; công khai minh bạch trong việc tiếp nhận các ý kiến phản hồi của công dân
  3. Nhà nước chỉ lắng nghe các đóng góp giúp thúc đẩy kinh tế của nhà nước đi lên
  4. Đáp án A và B đúng

Câu 5: Khi phát hiện ra các sai lệch trong quá trình thực hiện chi trả tiền trợ cấp cho nhân dân, anh P đã trực tiếp đứng lên nói về các hậu quả mà việc này có thể đem lại trước toàn thể cán bộ địa phương. Việc làm của anh P có đúng hay không?

  1. Việc làm của anh P là sai vì đó không phải quyền hạn của anh
  2. Việc làm của anh P là đúng vì anh đã góp phần giúp các quy trình làm việc của Nhà nước ngày một được hoàn thiện hơn
  3. Anh P không nên phát biểu trong các trường hợp có liên quan đến nhà nước để trách được các liên lụy không đáng có
  4. Tất cả các đáp án đều đúng

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Lý A Pua muốn tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã nhưng bị  chồng là A Tráng gạt đi với lý do: “ Là đàn bà con gái, lại là người dân tộc thiểu số, ai cho tham gia quản lý nhà nước . Thôi bỏ đi, làm hòa giải viên ở bản Tà Pua này là đủ rồi”. A Pua băn khoăn không biết pháp luật quy định như thế nào về quyền bình đẳng trong việc tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội?

  1. Nếu là con gái thì quyền tham gia vào quản lí xã hội sẽ bị hạn chế
  2. Người dân tộc thiểu số sẽ có ít cơ hội hơn trong việc tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội
  3. Theo quy định của pháp luật Việt Nam mọi công dân không phân biệt nam, nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng tôn giáo đều có thể tham gia vào quản lí nhà nước, quản lí xã hội
  4. Quyền lợi về việc bầu cử đối với người đồng bào dân tộc thiểu số sẽ không có nhiều như các vùng miền khác

 --------------- Còn tiếp ---------------

=> Giáo án Kinh tế pháp luật 11 chân trời bài 13: Quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay