Phiếu trắc nghiệm KTPL 11 chân trời Bài 19: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 19: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ 9: MỘT SỐ QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂNBÀI 19: QUYỀN ĐƯỢC ĐẢM BẢO AN TOÀN VÀ BÍ MẬT THƯ TÍN, ĐIỆN THOẠI, ĐIỆN TÍN
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là gì?
- Là quyền hết sức nghiêm trọng của công dân
- Là quyền cơ bản của công dân, thuộc loại quyền về bí mật đời tư của cá nhân
- Là quyền cho phép người khác có thể thăm dò về các bí mật điện tử của người khác
- Là quyền cho phép các nhà chức trách được quyền mở và xem các thông tin trên thư của công dân
Câu 2: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín được nêu tại Điều nào, Hiến pháp năm nào?
- Điều 21, Hiến pháp năm 2013
- Điều 22, Hiến pháp năm 2013
- Điều 23, Hiến pháp năm 2013
- Điều 24, Hiến pháp năm 2013
Câu 3: Điền vào chỗ trống sau đây “Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân có nghĩa là không ai được ……hoặc tự ý mở thư tín, điện thoại, điện tín của người khác, không được nghe trộm điện thoại”?
- Chiếm đoạt
- Đánh cắp
- Cướp giật
- Cầm lấy
Câu 4: Quyền được đảm bảo an toàn về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín thuộc loại quyền nào?
- Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể
- Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
- Quyền dân chủ
- Quyền tự do cơ bản
Câu 5: Ý nghĩa ảu quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là?
- Đảm bảo đời sống riêng tư cho mỗi cá nhân
- Đảm bảo quyền cho mỗi công dân dân chủ
- Đảm bảo quyền tự chủ của mỗi cá nhân
- Đảm bảo sự công bằng cho mỗi cá nhân
Câu 6: Hình thức nào sau đây không phải thư tín, điện tín?
- Sổ tay ghi chép
- Bưu phẩm
- Tin nhắn điện thoại
Câu 7: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện tín, điện thoại?
- Kiểm tra lượng thư trước khi gửi
- Trả lại thư vì không đúng tên người nhận
- Đọc giùm thư cho bạn khiếm thị
- Bóc xem thư của người khác gửi nhầm tới
Câu 8: Đọc trộm tin nhắn của bạn học cùng lớp vi phạm quyền nào dưới đây?
- Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể
- Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
- Quyền bầu cử và ứng cử
- Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
Câu 9: Ý kiến nào sau đây đúng với việc đảm bảo an toàn thư tín, điện thoại điện tín?
- Thư của người thân được phép mở ra xem
- Thư nhặt được thì được xem
- Đã là vợ chồng thì được phép xem thư của nhau
- Người có thẩm quyền được phép kiểm tra thư để phục vụ cho công tác điều tra
Câu 10: Nếu tiết lộ hoặc làm phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của các thành viên trong gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thì sẽ bị phạt như thế nào?
- 000.000 – 1.500.000 đồng
- 000.000 – 2.000.000 đồng
- 000 – 1.000.000 đồng
- Không bị phạt
2. THÔNG HIỂU
Câu 1: Mức phạt cao nhất khi đọc trộm thư tín, điện thoại, điện tín của người khác là bao lâu?
- 03 năm tù
- 01 năm tù
- Cảnh cáo
- Trung thân
Câu 2: Xâm phạm và đọc trộm mail của người khác là?
- Vi phạm pháp luật
- Không vi phạm pháp luật
- Là vợ chồng nên xem được
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 3: Được xem thư tín, điện thoại, điện tín của người khác khi nào?
- Có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Người đó cho phép đọc
- Đọc giúp người khiếm thị
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 4: Khi phát hiện bạn cùng bàn đọc trộm cuốn nhận kí cá nhân của mình em sẽ làm gì?
- Quát lớn thật to cho cả lớp biết về hành động xấu của bạn
- Nói nhỏ với bạn lần sau không nên làm như vậy vì việc làm đó xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân của người khác
- Nói với cô giáo để cô xử lí
- Không chơi với bạn nữa
Câu 5: Hành vi đọc chộm các thông tin về đời tư cá nhân của người khác gây ra các hậu quả gì?
- Xâm phạm đến đời tư cá nhân của người khác
- Gây ảnh hưởng đến danh dự của người khác
- Làm lộ các thông tin quan trọng cần bảo mật
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 6: Ý kiến nào sau đây đúng?
- Xem trộm thư mà không làm rách, không chiếm đoạt nội dung thư thì không được coi là vi phạm về quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện tín
- Thực hiện tốt quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân để góp phần duy trì trật tự xã hội
- Học sinh còn nhỏ tuổi nên không có quyền được đảm bảo về thư tín, điện thoại, điện tín
- Trong trường hợp nhặt được thư không biết là của ai thì được phép xem thư
3. VẬN DỤNG
Câu 1: Thấy K đã ra ngoài nhưng chưa tắt máy tính, T là nhân viên cùng phòng thấy vậy đã tự ý vào trang cá nhân của K và đọc trộm các đoạn tin nhắn của K và mọi người. T dã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
- Quyền được bảo hộ về tài sản riêng
- Quyền được bảo hộ về nơi làm việc
- Quyền được bảo hộ về thông tin cá nhân
- Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín
Câu 2: Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp?
- Có ý kiến của lãnh đạo cơ quan
- Có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Có tin báo của nhân dân
- Có nghi ngờ chứa thông tin không lành mạnh
Câu 3: Biết N xem trộm email của mình, S không biết phải xử lí như thế nào. Nếu em là S, em sẽ lựa chọn cách ứng xử như thế nào dưới đây để vừa bảo vệ quyền lợi của mình và vừa phù hợp với pháp luật?
- Mắng N cho bõ tức
- Không nói gì và tỏ rõ sự bực tức
- Nêu vấn đề đó ra trong buổi sinh hoạt lớp cuối tuần
- Trực tiếp nói chuyện và nhắc nhở N không nên làm như vậy nữa
Câu 4: Tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của ngời khác là hành vi xâm phạm quyền nào của công dân?
- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
- Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện tín, điện thoại
- Quyền bí mật về đời tư
- Quyền tự do cá nhân
Câu 5: Hôm nay mẹ T đi vắng nhưng tình cờ có một bức thư được giao đến cho mẹ, T tò mò muốn biết nội dung bên trong thư là gì nên đã lén mở ra đọc thử. Sau khi đọc xong T dán lại phong thư như ban đầu. Theo em, T có đang vi phạm về quyền được đảm bảo và bí mật thư tín, điện tín không?
- Không vì hành động của T không làm hư hại gì đến bức thư của mẹ
- Không vì hành động của T không có mục đích xấu
- Có vì T đã tự ý mở xem thư của mẹ
- Có vì T đã không nói cho mẹ việc mình đã xem thư của mẹ
4. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Hai em Q và T cùng thực hiện một dự án để lấy điểm thi cuối kì, T vô cùng tò mò xem quá trình Q làm như thế nào. Nhân lúc nghỉ trưa, T đã mở máy tính và kiểm tra lịch sử tìm kiếm của Q để xem các tài liệu mà Q đã đọc. Theo em, T đã vi phạm quyền được đảm bảo an toàn, bí mật về điện thoại, điện tín của công dân như thế nào?
- Đã tự ý bật máy và kiểm tra lịch sử tìm kiếm của Q
- Tò mò về cách làm của Q
- Làm chung ý tưởng với Q
- Làm dự án để lấy điểm thi cuối kì
--------------- Còn tiếp ---------------