Phiếu trắc nghiệm lịch sử và địa lí 5 chân trời Bài 7: Vương quốc Cham Pa

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử và địa lí 5 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 7: Vương quốc Cham Pa. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 7: VƯƠNG QUỐC CHĂM - PA

(22 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (8 CÂU)

Câu 1:  Vương quốc Chăm-pa nằm ở khu vực nào nước ta ngày nay?

A. Miền Trung.B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Đông Nam Bộ.D. Miền Nam.

Câu 2: Cư dân Chăm-pa xây dựng các đền tháp để làm gì?

  • A. Thờ cúng thần linh và sinh hoạt cộng đồng.
  • B. Thể hiện lòng tôn kính với các vị vua.
  • C. Xây dựng thế trận chống giặc ngoại xâm.
  • D. Tránh sự xâm nhập từ bên ngoài vào Chăm-pa.

Câu 3: Đền tháp Chăm-pa trở thành biểu tượng cho điều gì?

  • A. Văn hóa và tôn giáo của dân tộc Chăm.
  • B. Nghệ thuật quân sự của dân tộc Chăm.
  • C. Kiến trúc và điêu khắc của dân tộc Chăm.
  • D. Tín ngưỡng và tôn giáo của dân tộc Chăm.

 

Câu 4: Các đền tháp Chăm-pa thường được xây bằng gạch gì?

A. Gạch mộc.C. Gạch bông.
B. Gạch nung màu đỏ.D. Gạch đất sét nung.

Câu 5: Các đền, các tháp có kiểu dáng như thế nào?

A.   Đa dạng.B.   Nghèo nàn.C.   Đơn sơ.D.   Dồi dào.

Câu 6: Khu di tích đền tháp Mỹ Sơn ở đâu?

  • A. Huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội.
  • B. Huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
  • C. Huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
  • D. Huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.

Câu 7: Các đền tháp ở Chăm-pa được xây dựng theo kiểu:

A. Hình thoi.B. Hình tháp.C. Hình vòm.D. Hình tròn.

Câu 8: Đền tháp ở Chăm-pa có đặc điểm gì?

  • A. Tầng bậc thu nhỏ dần đến đỉnh.
  • B. Mỗi tầng trang trí khác nhau.
  • C. Cánh cửa chính mở về hướng Tây.
  • D. Không gian bên trong rộng, thoáng.

2. THÔNG HIỂU (2 CÂU)

Câu 1: Nội dung nào sau đây không phải nói về đền tháp Chăm-pa?

  • A. Vương quốc Chăm-pa ra đời vào thế kỉ II.
  • B. Cư dân Chăm-pa thường xây dựng đền tháp để làm nơi thờ cúng thần linh và sinh hoạt cộng đồng.
  • C. Đền tháp Chăm-pa trở thành biểu tượng văn hóa và tôn giáo của dân tộc Chăm.
  • D. Vương quốc Chăm-pa ra đời ở miền Nam Việt Nam ngày nay.

Câu 2: Đâu là ý sai khi nói về kiến trúc của đền tháp Chăm-pa?

  • A. Các đền tháp Chăm-pa thường được xây bằng gạch nung màu đỏ.
  • B. Trong mỗi khu đền tháp, các tháp có kiểu dáng đa dạng.
  • C. Mỗi tầng tháp được trang trí giống nhau.
  • D. Phần lớn các đền tháp được xây theo kiểu hình thoi.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Lãnh thổ của Vương quốc Chăm-pa chủ yếu thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay?

A. Bắc Bộ.C. Nam Trung Bộ.
B. Bắc Trung Bộ.D. Nam Bộ.

Câu 2: Điền dấu ba chấm “…” vào đoạn tư liệu dưới đây.

Đền tháp ở Chăm-pa phần lớn được xây dựng bằng gạch kết hợp với đá sa thạch, cửa quay về phía đông. Tháp chính có…

  • A. kiến trúc thân tròn, ở giữa rộng tạo thành điện thờ.
  • B. kiến trúc thân tròn, ở giữa hẹp tạo thành điện thờ.
  • C. kiến trúc thân vuông, ở giữa rộng tạo thành điện thờ.
  • D. kiến trúc thân vuông, ở giữa hẹp tạo thành điện thờ.

Câu 3: Bên trong tháp chính của tháp Bánh Ít đặt tượng ai?

A. Nữ thần Si-va.C. Thần De-vi.
B. Thần Sa-ti.D. Thần De-va.

Câu 4: Tên gọi ban đầu của vương quốc Chăm-pa là gì?

A. Pa-lem-bang.C. Chân Lạp.
B. Lâm Ấp.D. Nhật Nam.

Câu 5: Tháp Bánh Ít còn có tên gọi là gì?

A. Tháp Chuông.B. Tháp Bánh.C. Tháp Bạc.D. Tháp Đồng.

Câu 6: Truyền thuyết kể rằng, vua Pô Klong Ga-rai thuở nhỏ phải làm gì để kiếm sống?

A. Đi buôn trầu.C. Đi bán chữ.
B. Đi buôn rau.D. Đi bán con rối.

 

Câu 7: Chi tiết nào dưới đây không đúng khi nói về Truyền thuyết Pô Klong Ga-rai?

  • A. Pô Klong Ga-rai thuở nhỏ phải đi buôn trầu để kiếm sống.
  • B. Ông được voi thần chọn làm vua Chăm-pa.
  • C. Tại đồi Trầu, ông đã cho xây dựng nhiều công trình thủy lợi để phục vụ sản xuất nông nghiệp.
  • D. Ông được rắn thần chọn làm vua Chăm-pa.

Câu 8: Ý nào sau đây đúng khi nói về Tên gọi của đền Tháp Bánh Ít?

  • A. Người dân đại phương quan sát thấy hình dáng tháp giống chiếc bánh ít.
  • B. Tháp còn có tên gọi khác là Thị Mầu, tháp Bạc.
  • C. Tháp trở thành một công trình tiêu biểu của tỉnh Bình Thuận.
  • D. Tên gọi tháp Bạc là do người Mĩ đặt khi đến đây nghiên cứu.

Câu 9. Pô Klong Ga-rai được ai chọn làm vua Chăm-pa?

A. Hổ thần.C. Voi thần.
B. Rắn thần.D. Kì lân.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Công trình kiến trúc nào của cư dân Chăm-pa được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới?

  • A. Thánh địa Mỹ Sơn.
  • B. Tháp bà Po Nagar.
  • C. Phật viện Đồng Dương.
  • D. Đền Bô-rô-bu-đua.

 

Câu 2: Người Chăm giỏi nhất là nghề gì?

A. Trồng lúa nước.C. Nghề làm gốm.
B. Nghề đi biển.D. Nghề dệt vải.

Câu 3: Tại sao lại gọi là tháp Bánh Ít?

  • A.Vì người dân đã quen thuộc với tên này.
  • B. Vì thấy hình dáng tháp giống chiếc bánh ít.
  • C. Vì người dân lấy tên đặc sản vùng miền để đặt cho nó.
  • D. Vì nó gắn liền với sự tích chiếc bánh ít.

 

  

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử và địa lí 5 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay