Phiếu trắc nghiệm lịch sử và địa lí 5 chân trời Bài 13: Cách mạng tháng Tám năm 1945
Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử và địa lí 5 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 13: Cách mạng tháng Tám năm 1945. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử và địa lí 5 chân trời sáng tạo
BÀI 13: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
(22 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)
Câu 1: Trung ương Đảng phát động lệnh Tổng khởi nghĩa khi nào?
- A. Sau khi Pháp rút khỏi nước ta.
- B. Sau khi Nhật đầu hàng đồng minh.
- C. Sau khi nước ta nhận quân Liên Xô viện trợ.
- D. Sau khi Nhật bị Mĩ đánh chiếm.
Câu 2: Tổng khởi nghĩa năm 1945 đã giành thắng lợi trong bao nhiêu ngày?
A. 13 ngày. | B. 14 ngày. | C. 15 ngày. | D. 16 ngày. |
Câu 3: Cuộc mít tinh tại Hà Nội được tổ chức vào ngày bao nhiêu?
A. Ngày 19 – 8 – 1945. | C. Ngày 17 – 8 – 1945. |
B. Ngày 18 – 8 – 1945. | D. Ngày 16 – 8 – 1945. |
Câu 4: Đến trưa, ngày 19 – 8 – 1945, đại diện Ủy ban khởi nghĩa đọc:
- A. Lời kêu gọi toàn dân kháng chiến.
- B. Lời kêu gọi toàn dân đứng lên phất cờ khởi nghĩa.
- C. Lời kêu gọi toàn dân xóa nạn mù chữ.
- D. Lời kêu gọi nhân dân đứng lên giành chính quyền.
Câu 5: Cuộc khởi nghĩa đã giành chiến thắng hoàn toàn vào thời gian nào?
- A. Tối, ngày 19 – 8 – 1945.
- B. Sáng, ngày 19 – 8 – 1945.
- C. Chiều, ngày 19 – 8 – 1945.
- D. Trưa, ngày 19 – 8 – 1945.
Câu 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945 là:
- A. Một bước tiến quan trọng của nền kinh tế nước nhà.
- B. Thắng lợi vĩ đại của dân tộc ta.
- C. Giải phóng một nghìn năm đô hộ.
- D. Thắng lợi quan trọng trên con đường giải phóng dân tộc.
Câu 7: Cách mạng tháng Tám thành công đã có sự đóng góp của nhiều nhân vật lịch sử tiểu biểu là:
- A. Võ Thị Sáu, Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện.
- B. Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Bá Ngọc, La Văn Cầu.
- C. Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trung Trực, Bế Văn Đàn.
- D. Nguyễn Ái Quốc, Võ Nguyên Giáp, Kim Đồng.
2. THÔNG HIỂU (3 CÂU)
Câu 1: Đâu là ý đúng khi nói về cách mạng tháng Tám?
- A. Sau khi Nhật đầu hàng đồng minh, Trung ương Đảng phát động lệnh Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
- B. Khởi nghĩa giành thắng lợi trong 14 ngày.
- C. Thắng lợi tiêu biểu của Tổng khởi nghĩa là Huế ngày 24 – 8 – 1945.
- D. Thắng lợi tiêu biểu của Tổng khởi nghĩa là sài Gòn ngày 26 – 8 – 1945.
Câu 2: Quần chúng tiến hành biểu tình có sự hỗ trợ của ai?
A. Các cán bộ, chiến sĩ. | C. Đội tự vệ chiến đấu. |
B. Thanh niên, sinh viên. | D. Tri thức yêu nước. |
Câu 3: Đâu là lí do cách mạng tháng Tám thành công?
- A. Có sự đóng góp của nhiều nhân vật lịch sử tiêu biểu như Nguyễn Ái Quốc, Võ Nguyên Giáp, Kim Đồng,…
- B. Quân dân ta trang bị đầy đủ vũ khí để chiến đấu.
- C. Tầng lớp nông dân đứng lên chiến đấu nhiều.
- D. Có nhiều đợt biểu tình nhỏ lẻ.
3. VẬN DỤNG (10 CÂU)
Câu 1: Nguyễn Ái Quốc về nước năm bao nhiêu?
A. Năm 1940. | C. Năm 1942. |
B. Năm 1941. | D. Năm 1943. |
Câu 2: Sau khi về nước, Bác đã chọn căn cứ địa cách mạng ở đâu?
A. Pác Bó (Cao Bằng). | C. Bắc Sơn (Lạng Sơn). |
B. Tân Trào (Tuyên Quang). | D. Võ Nhai (Thái Nguyên). |
Câu 3: Ông Ké có nghĩa là gì?
A. Ông già cô đơn. | C. Ông già thông minh. |
B. Ông già tốt bụng. | D. Ông già đáng kính. |
Câu 4: Bác Hồ rời Pác Bó về Tân Trào vào thời gian nào?
A. Tháng 4 – 1945. | C. Tháng 6 – 1945. |
B. Tháng 5 – 1945. | D. Tháng 7 – 1945. |
Câu 5: Vì sao Bác lại chọn Tân Trào làm căn cứ địa cách mạng?
- A. Vì vùng đất này ở nơi thâm sâu, bí hiểm khó bị phát hiện.
- B. Vì ở đây là trung tâm cho cuộc Tổng khởi nghĩa.
- C. Vì vùng đất này hội tụ đủ các yêu tố để xây dựng và phát triển căn cứ địa cách mạng, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa.
- D. Vì nơi đây đất lành chim đậu.
Câu 6: Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Tân Trào về đến Hà Nội vào thời gian nào?
A. Ngày 25 – 8 – 1945. | C. Ngày 27 – 8 – 1945. |
B. Ngày 26 – 8 – 1945. | D. Ngày 28 – 8 – 1945. |
Câu 7: Bác soạn thảo Tuyên ngôn độc lập ở đâu?
A. Làng Vạn Phúc. | C. Pác Bó. |
B. Tân Trào. | D. 48 Hàng Ngang. |
Câu 8: Bác đọc bản Tuyên ngôn Độc lập ở đâu?
- A. Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục.
- B. Quảng trường 19 – 8.
- C. Quảng trường Hồ Chí Minh.
- D. Quảng trường Ba Đình.
Câu 9: Điền dấu ba chấm “…” vào đoạn tư liệu dưới đây.
Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân - …đã ra đời. Võ Nguyên Giáp được tôn vinh như người “anh hùng” cả của Quân đội nhân dân Việt Nam.
- A. tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.
- B. tiền thân của An Nam Cộng sản Đảng.
- C. tiền thân của Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương.
- D. tiền thân của Đông Dương Cộng sản Đảng.
Câu 10: Ai là người đã thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân?
A. Hồ Chí Minh. | C. Võ Nguyên Giáp. |
B. Trường Chinh. | D. Kim Đồng. |
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Uỷ ban dân tộc giải phóng do ai làm chủ tịch?
A. Hồ Chí Minh. | C. Phạm Văn Đồng. |
B. Võ Nguyên Giáp. | D. Trường Chinh. |
Câu 2: Tình hình đất nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945 được ví như hình ảnh:
- A. Nước sôi lửa nóng.
- B. Nước sôi lửa bỏng.
- C. Ngàn cân treo sợi tóc.
- D. Trứng nước.
=> Giáo án Lịch sử và địa lí 5 Chân trời bài 13: Cách mạng tháng Tám năm 1945