Phiếu trắc nghiệm lịch sử và địa lí 5 chân trời Bài 9: Triều Lý và việc định đô ở Thăng Long

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử và địa lí 5 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 9: Triều Lý và việc định đô ở Thăng Long. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án lịch sử và địa lí 5 chân trời sáng tạo

BÀI 9: TRIỀU LÝ VÀ VIỆC ĐỊNH ĐÔ Ở THĂNG LONG

(21 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Lý Công Uẩn được suy tôn lên làm vua vào năm nào?

A. 1008.B. 1009.C. 1010.D. 1011.

Câu 2: Khi lên làm vua, Lý Công Uẩn lấy niên hiệu là gì?

A. Quang Trung.C. Thiên Thành.
B. Thuận Thiên.D. Thông Thụy.

Câu 3: Vua Lý Thái Tổ ban Chiếu dời đô vào thời gian nào?

A. Mùa thu năm 1010.C. Mùa thu năm 1009.
B. Mùa xuân năm 1010.D. Mùa xuân năm 1009.

Câu 4: Vua Lý Thái Tổ ban Chiếu dời đô, quyết định dời đô từ:

A. Đông Đô về Phú Xuân.C. Cổ Loa về Hoa Lư.
B. Thăng Long về Tây Đô.D. Hoa Lư về thành Đại La.

Câu 5: Tầm nhìn của vua Lý Thái Tổ trong việc chọn kinh đô đã mở ra:

  • A. Thời kì hùng mạnh về sản xuất lúa gạo.
  • B. Thời kì phát triển mới của đất nước.
  • C. Thời kì kháng chiến chống quân Nguyên.
  • D. Thời kì độc lập tự do mới.

Câu 6: Triều Lý tổ chức khoa thi đầu tiên vào năm bao nhiêu?

A. 1054.B. 1056.C. 1075.D. 1076.

Câu 7: Quốc Tử Giám được thành lập vào năm nào?

A. 1074.B. 1075.C. 1076.D. 1077.

Câu 8: Đến năm 1054, Triều Lý đổi tên nước thành:

A. Đại Việt.C. Đại Cồ Việt.
B. Văn Lang.D. Đại Ngu.

Câu 9: Năm 1075, quân nào dưới đay có âm mưu xâm lược Đại Việt?

A. Quân Thanh.C. Quân Tống.
B. Quân Nguyên – Mông.D. Quân Tần.

Câu 10: Quân dân Triều Lý đã chủ động tổ chức:

  • A. Cuộc kháng chiến đánh bại quân Mông – Nguyên.
  • B. Cuộc kháng chiến đánh bại giặc xâm lược.
  • C. Cuộc nổi dậy của những con người yêu nước.
  • D. Cuộc khởi nghĩa của các tướng sĩ trong triều.

2. THÔNG HIỂU (4 CÂU)

Câu 1: Đâu là ý đúng về xây dựng và bảo vệ đất nước của Triều Lý?

  • A. Tiến hành xây dựng chính quyền, thực hiện hàng loạt những việc làm ổn định và phát triển đất nước.
  • B. Tiến hành phòng thủ và chống giặc ngoại xâm bất kể lúc nào.
  • C. Tiến hành xây dựng nhiều trường học tại Hoa Lư.
  • D. Tổ chức nhiều cuộc thi tuyển chọn tú tài.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về sự thành lập Triều Lý?

  • A. Năm 1009, Lý Công Uẩn được suy tôn lên làm vua.
  • B. Lý Công Uẩn lấy niên hiệu là Thuận Thiên.
  • C. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ ban Chiếu dời đô.
  • D. Lý Công Uẩn lấy niên hiệu là Thiên Thành.

Câu 3: Ý nào sau đây đúng khi nói về việc dời đô ra Đại La?

  • A. Mùa xuân năm 1010, vua Lý Thái Tổ ban Chiếu dời đô.
  • B. Quyết định dời đô từ Thăng Long về Đại La.
  • C. Đã cho thấy tầm nhìn của vua Lý Thái Tổ trong việc chọn kinh đô.
  • D. Mở ra thời kì độc lập tự do mới cho dân tộc.

Câu 4: Chiếu dời đô đã cho thấy điều gì?

  • A. Tầm nhìn của vua Lý Thái Tổ.
  • B. Sự sáng tạo của Lý Thái Tổ.
  • C. Mưu trí, tài ba trong đấu tranh giải phóng dân tộc của Lý Thái Tổ.
  • D. Thông minh, tinh tế trong việc chọn người tài của Lý Thái Tổ.

3. VẬN DỤNG (7 CÂU)

Câu 1: Đọc và cho biết đoạn văn dưới đây được trích từ đâu:

“Xưa các bậc đế vương mấy lần dời đô. Phải đâu các vua theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời? Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trungtâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời…”

  • A. Tuyên ngôn độc lập.
  • B. Chiếu dời đô.
  • C. Nam Quốc Sơn Hà.
  • D. Luật Hình thư.

 

Câu 2: Theo Sự tích thành Thăng Long, khi vua Lý Công Uẩn từ Hoa Lư ra Đại La đã thấy điều gì?

  • A. Mảnh đất được bao quanh bởi núi đồi, nằm giữa sông Đà và sông Hồng.
  • B. Có con rồng bay lượn trên đỉnh núi.
  • C. Có đám mây hình rồng vàng hiện lên ở đầu thuyền.
  • D. Mảnh đất tươi tốt, nằm ở vị trí trung tâm của đất nước.

Câu 3: Điền dấu ba chấm “…” vào đoạn tư liệu dưới đây.

Lý Công Uẩn làm quan đến chức Điện tiền chỉ huy sứ trong….Khi vua Lê Long Đĩnh mất mà không có người nối dõi, ông được các quan tôn lên làm vua.

A. Triều Lý.C. Triều Hậu Lê.
B. Triều Nguyễn.D. Triều Tiền Lê.

Câu 4: Ý nghĩa của tên Thăng Long là:

  • A. Rồng bay lên.
  • B. Thăng tiến mới.
  • C. Rồng bay phượng múa.
  • D. Bước chuyển mình của đất nước.

Câu 5: Ai là người đã đề xuất chủ trương “Ngồi yên đợi giặc, không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc.”.

A. Lý Thường Kiệt.C. Lý Thái Tổ.
B. Lý Thái Tông.D. Lsy Công Uẩn.

Câu 6: Ai là người được giao nhiệm vụ thay vua Lý Thái Tông trị nước?

  • A. Chương Anh Thứ phi.
  • B. Chiêu Linh Hoàng Thái hậu.
  • C. Lý Chiêu Hoàng.
  • D. Nguyên phi Ỷ Lan.

Câu 7: Điền dấu ba chấm “…” vào đoạn tư liệu dưới đây.

…., Triều Lý đã đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

  • A. Trải qua hơn 300 năm.
  • B. Trải qua hơn 200 năm.
  • C. Trải qua hơn một thế kỉ.
  • D. Trải qua hơn một thập kỉ.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Vì sao nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long?     

  • A. Thăng Long gần Đình Bảng, quê cha đất tổ của họ Lý.
  • B. Đại thế Thăng Long đẹp hơn Hoa Lư.
  • C. Đóng đô ở Hoa Lư, các triều đại không kéo dài được.
  • D. Thăng Long ở vị trí trung tâm, có điều kiện thuận tiện để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của một quốc gia độc lập.

Câu 2: Nhà Lý luôn kiên quyết giữ vững nguyên tắc gì trong tay khi duy trì mối bang giao với các nước láng giềng?

  • A. Hòa hảo thân thiện.
  • B. Đoàn kết tránh xung đột.
  • C. Giữ vững chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.
  • D. Mở cửa, trao đổi, giao lưu hàng hóa.

  

=> Giáo án Lịch sử và địa lí 5 Kết nối bài 9: Triều Lý và việc định đô ở Thăng Long

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử và địa lí 5 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay