Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 6 chân trời Ôn tập giữa kì 1 (Đề 1)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 6 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO GIỮA KÌ 1
ĐỀ SỐ 01:
Câu 1: Đọc văn bản “Khám phá một chặng hành trình...” và trả lời câu hỏi: Nội dung chính khi viết văn bản là gì?
A. Hướng dẫn học sinh cách học môn Ngữ văn lớp 6
B. Giới thiệu sách giáo khoa Ngữ văn 6
C. Kêu gọi học sinh tham gia CLB đọc sách
D. Mô tả các phương pháp học Ngữ văn tại trường
Câu 2: Đọc văn bản “Khám phá một chặng hành trình...” và trả lời câu hỏi: Trong số các chủ điểm bài học, chủ điểm nào có liên quan đến thiên nhiên?
A. Lắng nghe lịch sử nước mình
B. Nuôi dưỡng tâm hồn
C. Trò chuyện cùng thiên nhiên
D. Gia đình thân yêu
Câu 3: Truyện là gì?
A. Là một tác phẩm văn học kể lại một câu chuyện, có cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, hoàn cảnh diễn ra các sự việc
B. Là loại văn học dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có các yếu tố tưởng tượng, kì ảo
C. Là một thể loại văn học được tác giả dân gian sáng tác có xu thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật
D. Là tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại
Câu 4: Nhân vật truyện là gì?
A. Là những đối tượng xuất hiện trong truyện có hình dáng, hành động, ngôn ngữ, cảm xúc, suy nghĩ,... được nhà văn khắc họa
B. Là những con vật được tác giả miêu tả bên trong câu chuyện
C. Là những nhân vật giả lập không có thật được tác giả tưởng tượng sau đó khắc họa bên trong tác phẩm
D. Là con người được tác giả khắc họa bên trong tác phẩm, có suy nghĩ, cảm xúc, có cá tính riêng
Câu 5: Từ phức là gì?
A. Được tạo ra từ hai từ láy
B. Được tạo nên bằng cách ghép các tiếng có cùng âm tiết với nhau
C. Được tạo nên từ hai tiếng có cũng thanh điệu
D. Từ có từ hai tiếng trở lên
Câu 6: Đọc văn bản Thánh Gióng và trả lời câu hỏi: Khi lên 3, Gióng có gì khác biệt so với những đứa trẻ bình thường khác?
A. Biết nói và đi lại
B. Không biết ngồi, lẫy, không biết nói hay cười
C. Khỏe mạnh và rất lanh lợi
D. Chỉ biết ăn và ngủ
Câu 7: Đọc văn bản Thánh Gióng và trả lời câu hỏi: Khi sứ giả đến gặp Gióng, Gióng yêu cầu nhà vua rèn cho mình những gì?
A. Một ngựa, một thanh gươm, một áo giáp, một nón sắt
B. Một chiếc mũ, một thanh kiếm, một áo giáp
C. Một ngựa, một gươm, một nón, một roi
D. Một chiếc gậy, một áo giáp, một nón sắt
Câu 8: Đọc văn bản Thánh Gióng và trả lời câu hỏi: Khi Gióng ăn cơm, điều kì diệu gì đã xảy ra?
A. Gióng không chịu ăn
B. Càng ăn, Gióng càng yếu đi
C. Càng ăn, Gióng càng lớn nhanh như thổi
D. Gióng ăn ít và chỉ nghỉ ngơi
Câu 9: Đọc văn bản Thánh Gióng và trả lời câu hỏi: Sau khi đánh thắng giặc, Gióng làm gì?
A. Cởi giáp và ngựa bay lên trời
B. Quay lại làng để cám ơn dân làng
C. Đến gặp vua Hùng để báo công
D. Tiếp tục đi đánh giặc ở những nơi khác
Câu 10: Đọc văn bản Thánh Gióng và trả lời câu hỏi: Ngày nay, những dấu vết còn lại của Thánh Gióng có thể thấy ở đâu?
A. Dãy núi ở Phú Thọ
B. Những con đường từ Hà Nội đến Sơn Tây
C. Những khu rừng ở Hải Dương
D. Dãy ao tròn nối nhau từ Kim Anh, Đa Phúc đến Sóc Sơn
Câu 11: Trạng ngữ là gì?
A. Là thành phần phụ của câu, giúp xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,... của sự việc nêu trong câu
B. Là một trong các thành phần chính của câu, là thành phần bắt buộc để câu có một cấu trúc hoàn chỉnh và diễn đạt được ý trọn vẹn
C. Là một thành phần chính của câu và là thành phần bắt buộc phải có để câu có cấu trúc hoàn chỉnh và diễn đạt được ý trọn vẹn
D. Là những từ ngữ dùng để miêu tả và làm rõ ngữ nghĩa của danh từ đi kèm
Câu 12: Trạng ngữ không có loại nào?
A. Trạng ngữ chỉ thời gian
B. Trạng ngữ chỉ mục đích
C. Trạng ngữ chỉ nơi chốn
D. Trạng ngữ chỉ tính cách
Câu 13: Xác định trạng ngữ trong câu sau là trạng ngữ chỉ cái gì: Hôm nay, Lan được cô giáo khen vì đạt điểm cao trong giờ kiểm tra.
A. Trạng ngữ chỉ thời gian
B. Trạng ngữ chỉ mục đích
C. trạng ngữ chỉ nơi chốn
D. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
Câu 14: Xác định trạng ngữ trong câu sau là trạng ngữ chỉ cái gì: Cuối vườn, ông nội trồng rất nhiều cây ăn quả như nhãn, vải, xoài...
A. Trạng ngữ chỉ thời gian
B. Trạng ngữ chỉ mục đích
C. Trạng ngữ chỉ nơi chốn
D. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
Câu 15: Xác định trạng ngữ trong câu sau là trạng ngữ chỉ cái gì: Những ngày giáp Tết, trong các chợ hoa, mọi người mua sắm nhiều
A. Trạng ngữ chỉ thời gian
B. Trạng ngữ chỉ mục đích
C. Trạng ngữ chỉ nơi chốn
D. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
Câu 16: ........................................
........................................
........................................