Trắc nghiệm bài 4: Thực hành tiếng việt

Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 4: Thực hành tiếng việt. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1. Cụm danh từ là gì?

A. Còn được gọi là ngữ danh từ, nhóm danh từ, danh ngữ

B. Là một tập hợp do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành

C. Cụm danh từ có ý nghĩa cụ thể, chi tiết hơn, có cấu tạo phức tạp hơn

D. Cả 3 đáp án trên

 

Câu 2. Cụm danh từ gồm mấy phần?

A. 2 phần

B. 3 phần

C. 4 phần

D. 5 phần

 

Câu 3. Cụm danh từ có thể giữ vai trò: 

A. Chủ ngữ

B. Vị ngữ

C. Cả chủ ngữ và vị ngữ

D. Chủ ngữ và trạng ngữ

 

Câu 4. Dòng nào dưới đây nêu đúng mô hình cấu trúc của cụm danh từ?

A. Cụm danh từ có mô hình cấu trúc phức tạp

B. Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có mô hình gồm 2 phần: phần phụ trước và phần trung tâm

C. Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có 2 phần: phần trung tâm và phần phụ sau

D. Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có mô hình cấu trúc gồm 3 phần: phần trước, phần trung tâm, phần sau

 

Câu 5. Dòng nào sau đây nêu sai đặc điểm của động từ?

A. Thường làm vị ngữ trong câu

B. Có khả năng kết hợp với đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, chớ

C. Khi làm chủ ngữ mất khả năng kết hợp với đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, chớ

D. Thường làm thành phần phụ trong câu

 

Câu 6. Động từ là những từ không trả lời câu hỏi nào sau đây?

A. Cái gì?

B. Làm gì?

C. Khi nào?

D. Tại sao?

 

Câu 7. Cụm động từ có cấu tạo gồm mấy phần?

A. Gồm 2 phần

B. Gồm 3 phần

C. Có thể gồm 2 phần hoặc 3 phần

D. Trên 4 phần

 

Câu 8. Có những kiểu so sánh nào?

A. So sánh tương đồng và so sánh tương hỗ.

B. So sánh ngang bằng, so sánh không không bằng.

C. So sánh hơn, so sánh kém, so sánh nhất.

D. So sánh hơn, so sánh kém.

 

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1. Cho câu sau: “Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng” có mấy cụm danh từ?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

 

Câu 2. Cụm danh từ nào dưới đây có đủ cấu trúc ba phần?

A. Một em học sinh lớp 6

B. Tất cả lớp

C. Con trâu

D. Cô gái mắt biếc

 

Câu 3. Thành phần trung tâm của cụm động từ “còn đang nô đùa trên bãi biển” là gì?

A. Còn đang

B. Nô đùa

C. Trên

D. Bãi biển

 

Câu 4. Trong các câu văn dưới đây, câu nào không sử dụng phép so sánh?

A. Trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh

B. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm , dẫn vào đền Ngọc Sơn

C. Rồi cả nhà- trừ tôi- vui như tết khi bé Phương, qua giới thiệu của chú Tiến Lê được mời tham gia trại thi vẽ quốc tế

D. Mặt chú bé tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ.

 

Câu 5. Tính từ nào không thể kết hợp với “…như mực” để tạo thành thành ngữ?

A. Đen

B. Bẩn

C. Sạch

D. Tối

 

Câu 6. Nội dung câu: “Trẻ em như búp trên cành/ Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan” là gì?

A. Khen ngợi trẻ em biết ăn, biết chơi

B. Trẻ em là những người nhỏ bé, yếu đuối cần được bảo vệ chăm sóc

C. Trẻ em cần được tạo điều kiện ăn, chơi, học tập

D. Cả B và C

 

Câu 7. Từ nào thích hợp điền vào dấu[…] để hoàn thiện câu tục ngữ: “[…] như chĩnh trôi sông”

A. Lập lờ

B. Lỉnh kỉnh

C. Đủng đỉnh

D. Rập rình

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay