Trắc nghiệm bài 3: Thực hành tiếng việt
Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 3: Thực hành tiếng việt. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách chân trời sáng tạo
1. NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1. Trong bốn cách chia loại từ phức sau đây, cách nào đúng?
A. Từ ghép và từ láy.
B. Từ phức và từ ghép.
C. Từ phức và từ đơn.
D. Từ phức và từ láy.
Câu 2. Chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất về nghĩa của từ:
A. Nghĩa của từ là sự vật mà từ biểu thị.
B. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất mà từ biểu thị.
C. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất, hoạt động mà từ biểu thị.
D. Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động…) mà từ biểu thị.
Câu 3. Chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất về nghĩa của từ?
A. Nghĩa của từ là nghĩa sự vật mà từ biểu thị
B. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất mà từ biểu thị
C. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất, hoạt động mà từ biểu thị
D. Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị
Câu 4. Cách giải thích thế nào về nghĩa của từ không đúng?
A. Đọc nhiều lần là từ cần được giải thích
B. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
C. Dùng từ đồng nghĩa để giải thích
D. Dùng từ trái nghĩa để giải thích
Câu 5. “Trung niên: người đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa già”. Từ “trung niên” đã được giải nghĩa theo cách nào?
A. Dùng từ trái nghĩa với từ được giải thích
B. Dùng từ đồng nghĩa với từ được giải thích
C. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
D. Miêu tả hành động kết hợp với trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
2. THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1. Cảm tính là gì?
A. Giai đoạn đầu của nhận thức, dựa trên cảm giác, chưa nắm được bản chất và quy luật của sự vật.
B. Hiểu thấu hoàn cảnh, chia sẻ một cách sâu sắc.
C. Dùng tình cảm tốt đẹp làm cho một đối tượng nào đó cảm phục mà ngheo theo, làm theo, chuyển biến theo hướng tích cực.
Câu 2. Cảm thông là gì?
A. Giai đoạn đầu của nhận thức, dựa trên cảm giác, chưa nắm được bản chất và quy luật của sự vật.
B. Hiểu thấu hoàn cảnh, chia sẻ một cách sâu sắc.
C. Dùng tình cảm tốt đẹp làm cho một đối tượng nào đó cảm phục mà ngheo theo, làm theo, chuyển biến theo hướng tích cực.
Câu 3. Từ “sẽ sàng” có phải từ ghép không?
A. Có
B. Không
Câu 4. Từ “khúc khích” có phải từ láy không?
A. Có
B. Không
Câu 5. Từ “chuồn chuồn” có phải từ láy không?
A. Có
B. Không
3. VẬN DỤNG (6 câu)
Câu 1. Yếu tố “vô” trong từ “vô vị” mang nghĩa gì?
A. Không
B. Có
C. Vừa có vừa không
D. Vào
Câu 2. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: Bác Hồ đã… để lại muôn vàn nỗi nhớ thương cho con cháu của Người.
A. đi nhanh
B. đi dạo
C. đi xa
D. đi khuất
Câu 3. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: Xe tôi bị hỏng vì vậy tôi... đi bộ đi học.
A. bị
B. được
C. cần
D. phải
Câu 4. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau : Nó... cô giáo mắng vì tội không làm bài tập.
A. được
B. bị
C. đã
D. Không đáp án nào đúng
Câu 5. Học lỏm có nghĩa là?
A. Nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo, chứ không được ai trực tiếp dạy bảo.
B. Học và luyện tập để có hiểu biết và có kỹ năng.
C. Học văn hóa có thầy, có chương trình, có hướng dẫn (nói một cách khái quát)
D. Tìm tòi, hỏi han để học tập.
Câu 6. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: Tôi nghĩ bài kiểm tra sáng nay... rồi, chắc không được nổi 5 điểm.
A. Hỏng
B. Tốt
C. Hoàn hảo
D. Hư