Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 6 chân trời Ôn tập giữa kì 1 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 6 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO GIỮA KÌ 1
ĐỀ SỐ 02:
Câu 1: Đọc văn bản “Khám phá một chặng hành trình...” và trả lời câu hỏi: Các em sẽ học các thể loại văn học nào qua sách giáo khoa Ngữ văn 6?
A. Thơ, truyện ngắn, kí
B. Truyện dài, tiểu thuyết
C. Tùy bút, hồi ký
D. Tiểu thuyết chương hồi, kịch
Câu 2: Đọc văn bản “Khám phá một chặng hành trình...” và trả lời câu hỏi: Người xây dựng chương trình học trong sách đặt mục tiêu hướng đến phát triển kỹ năng nào?
A. Kỹ năng vẽ tranh minh họa
B. Kỹ năng đọc hiểu văn bản theo đặc điểm thể loại
C. Kỹ năng giải toán
D. Kỹ năng lập bảng từ vựng
Câu 3: Người kể chuyện là ai?
A. Là nhân vật bất kì xuất hiện bên trong tác phẩm của nhà văn
B. Là nhân vật trữ tình được tác giả tưởng tượng ra
C. Là nhân vật chính, đảm nhận vai trò trung tâm của câu chuyện
D. Là người kể lại câu chuyện
Câu 4: Khi sử dụng ngôi thứ nhất, người kể chuyện sẽ kể lại như thế nào?
A. Người kể chuyện “giấu mình” không tham gia vào câu chuyện nhưng lại có khả năng “biết hết” mọi chuyện
B. Người kể chuyện hóa mình thành một nhân vật bất kì trong câu chuyện, kể lại tình tiết sự việc liên quan đến nhân vật chính
C. Người kể chuyện kể lại câu chuyện đã xảy ra trong quá khứ có sự tham gia, góp mặt của mình trong các tình tiết của câu chuyện
D. Người kể chuyện là nhân vật do nhà văn tạo ra để kể lại câu chuyện, có thể trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm, xưng “tôi”, kể về những gì mình chứng kiến hoặc tham gia
Câu 5: Từ phức chia ra làm những loại nào?
A. Từ đơn và từ ghép
B. Từ đơn và từ ghép đẳng lập
C. Từ ghép và từ láy
D. Từ đơn và từ láy
Câu 6: Đọc văn bản “Sự tích Hồ Gươm” và trả lời câu hỏi: Sau khi đánh bại quân Minh, Lê Lợi làm gì?
A. Lập đền thờ gươm thần
B. Tự xưng là vua và lên ngôi trị vì
C. Rời bỏ nghĩa quân để tìm đến cuộc sống yên bình
D. Cử người đi khắp nơi tìm kiếm các anh hùng ra giúp nước
Câu 7: Đọc văn bản “Sự tích Hồ Gươm” và trả lời câu hỏi: Tại sao hồ Tả Vọng được đổi tên thành Hồ Gươm (Hồ Hoàn Kiếm)?
A. Vì đây là nơi thanh gươm thần được trả lại
B. Vì thanh gươm bị rơi xuống
C. Vì đây là nơi Lê Lợi cầm gươm thần giết giặc
D. Vì gươm thần được chôn dưới hồ
Câu 8: Đọc văn bản “Sự tích Hồ Gươm” và trả lời câu hỏi: Ý nào dưới đây không nêu lên được vì sao Lê Lợi và các tướng quân tin rằng thanh gươm thần có sức mạnh đặc biệt?
A. Thanh gươm có khắc hai chữ "thuận thiên"
B. Thanh gươm có thể tự sáng lên
C. Thanh gươm sắc bén và toát ra khí thế vô cùng mạnh mẽ
D. Thanh gươm nạm ngọc rất đẹp
Câu 9: Đọc văn bản “Sự tích Hồ Gươm” và trả lời câu hỏi: Hai chữ "Thuận thiên" thể hiện được gì?
A. Nó là một báu vật trời ban, giúp nghĩa quân chiến thắng
B. Nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn
C. Thanh gươm có phép thuật đặc biệt
D. Thanh gươm có thể chống lại tất cả các vũ khí khác
Câu 10: Đọc văn bản “Sự tích Hồ Gươm” và trả lời câu hỏi: Hình ảnh gươm thần là biểu trưng cho điều gì?
A. Sức mạnh phi thường của con người
B. Quyền lực tuyệt đối của nhà vua
C. Hiện thân cho sự đồng thuận của thần và người đối với sự nghiệp đánh dẹp giặc ngoại xâm
D. Công lao của các anh hùng lịch sử
Câu 11: Đọc văn bản “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân” và trả lời câu hỏi: Hội thổi cơm ở Đồng Vân bắt nguồn từ đâu?
A. Từ các cuộc thi nấu cơm giữa các làng
B. Từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ
C. Từ truyền thống nấu cơm trong gia đình
D. Từ các cuộc thi thổi cơm ở đình làng
Câu 12: Đọc văn bản “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân” và trả lời câu hỏi: Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân bắt đầu như thế nào?
A. Bằng việc lấy lửa
B. Bằng việc thi nấu cơm
C. Bằng việc chuẩn bị nguyên liệu
D. Bằng việc tổ chức thi đua giữa các đội
Câu 13: Đọc văn bản “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân” và trả lời câu hỏi: Cần tre trong cuộc thi thổi cơm có đặc điểm gì?
A. Cần tre dài và thẳng
B. Cần tre được làm từ dây lưng
C. Cần tre dùng để đựng đuốc
D. Cần tre uốn cong hình cánh cung
Câu 14: Đọc văn bản “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân” và trả lời câu hỏi: Ban giám khảo chấm điểm theo các tiêu chuẩn nào?
A. Cơm thơm, đẹp mắt
B. Cơm trắng, dẻo và không có cháy
C. Cơm có màu vàng đẹp và không bị khê
D. Cơm ngon và không bị sống
Câu 15: Đọc văn bản “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân” và trả lời câu hỏi: Theo em, việc tổ chức các hội thi truyền thống như hội thi thổi cơm ở Đồng Vân có ý nghĩa gì đối với cuộc sống của chúng ta?
A. Giữ vững những nét đẹp văn hóa cổ truyền của dân tộc
B. Khuyến khích mọi người tham gia vào cuộc thi
C. Chỉ là một hình thức giải trí
D. Giúp mọi người quên đi khó khăn trong cuộc sống
Câu 16: ........................................
........................................
........................................