Phiếu trắc nghiệm Sinh học 11 chân trời Ôn tập cuối kì 1 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Sinh học 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 11 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 02
Câu 1: Tên gọi của giai đoạn tim co lại là gì?
A. Tâm trương
B. Giãn chung
C. Pha trung gian
D. Tâm thu
Câu 2: Trong hệ tuần hoàn mở, máu chảy trong động mạch dưới áp lực như thế nào?
A. Cao, Tốc độ máu chảy nhanh
B. Thấp, tốc độ máu chảy chậm
C. Thấp, tốc độ máu chảy nhanh
D. Cao, tốc độ máu chạy chậm
Câu 3: Xét các đặc điểm sau
(1) Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể
(2) Máu được trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu - dịch mô
(3) Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh
(4) Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim
(5) Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm
Hệ tuần hoàn hở có những đặc điểm nào?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 4: Thứ tự các bước trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là gì?
A. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận điều khiển → bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích
B. Bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích
C. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện → bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích
D. Bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích
Câu 5: Số lượng ngăn trong tim của động vật là bao nhiêu?
A. 2 hoặc 3 hoặc 4
B. 1 hoặc 3 hoặc 4
C. 1 hoặc 2 hoặc 3
D. 2 hoặc 4 hoặc 6
Câu 6: Hệ tuần hoàn có hai dạng là?
A. Hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kép
B. Hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn hở
C. Hệ tuần hoàn kín và hệ tuần hoàn kép
D. Hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín
Câu 7: Vì sao khi ở người lớn tuổi, khi huyết áp tăng cao dễ dẫn đến bị xuất huyết não?
A. Vì mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp dễ làm vỡ mạch..
B. Vì mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
C. Vì mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
D. Vì thành mạch bị dày lên, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết cao dễ làm vỡ mạch.
Câu 8: Cơ tim trong cấu tạo của tim hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì” có nghĩa là?
A. Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng, cơ tim co bóp nhẹ, nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co tối đa.
B. Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng, cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co tối đa.
C. Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng, cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co bóp bình thường.
D. Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng, cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ trên ngưỡng, cơ tim không co bóp.
Câu 9: Đường đi của dịch tuần hoàn trong hệ tuần hoàn hở diễn ra như thế nào?
A. Tim → Động mạch → Khoang máu → trao đổi chất với tế bào → Hỗn hợp dịch mô – máu → Tĩnh mạch → Tim.
B. Tim → Động mạch → Trao đổi chất với tế bào → Hỗn hợp dịch mô – máu → Khoang máu → Tĩnh mạch → Tim.
C. Tim → Động mạch → Hỗn hợp dịch mô – máu → Khoang máu → Trao đổi chất với tế bào → Tĩnh mạch → Tim.
D. Tim → Động mạch → Khoang máu → Hỗn hợp dịch mô – máu → Tĩnh mạch →Tim.
Câu 10: Cơ thể của con người và động vật có phòng tuyến nào để bảo vệ cơ thể hay không?
A. Có hệ thần kinh
B. Có hệ hô hấp
C. Có hệ tuần hoàn
D. Có hệ miễn dịch
Câu 11: Miễn dịch đặc hiệu gồm?
A. Miễn dịch dịch thể và miễn dịch phòng tránh
B. Miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào
C. Miễn dịch tế bào và miễn dịch phòng tránh
D. Miễn dịch tế bào và miễn dịch cơ thể
Câu 12: Tiêm chủng Vaccine chủ động tạo ra?
A. Đáp ứng miễn dịch
B. Thụ động miễn dịch
C. Phản ứng sốc phản vệ
D. Kháng nguyên cho cơ thể
Câu 13: Kháng nguyên là gì?
A. Là phần tử cơ thể sinh ra gây ra đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu
B. Là phần tử ngoại lai gây ra đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu
C. Là phần tử cơ thể sinh ra gây ra đáp ứng miễn dịch đặc hiệu
D. Là phần tử ngoại lai gây ra đáp ứng miễn dịch đặc hiệu
Câu 14: Hệ miễn dịch gồm?
A. Miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu
B. Miễn dịch hoàn toàn và bán hoàn toàn
C. Miễn dịch tự phát và miễn dịch nhân tạo
D. Miễn dịch cơ thể và miễn dịch môi trường
Câu 15: Sốc phản vệ xảy ra khi nào?
A. Khi các đại thực bào đang tiêu diệt các kháng nguyên
B. Khi kháng nguyên bắt đầu đi vào cơ thể
C. Khi dị nguyên gây giải phóng lượng lớn histamine trên diện rộng
D. Khi các kháng thể đang ngăn chặn các kháng nguyên xâm nhập
Câu 16: ............................................
............................................
............................................