Phiếu trắc nghiệm Sinh học 11 chân trời Ôn tập cuối kì 1 (Đề 4)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Sinh học 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án sinh học 11 chân trời sáng tạo

TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 1

ĐỀ SỐ 04

Câu 1: Hệ tuần hoàn có vai trò gì trong cơ thể?

A. Vận chuyển máu từ tim đến phổi, từ phổi đến ruột

B. Vận chuyển các chất từ bộ phận này sang bộ phận khác, đảm bảo các hoạt động sống của cơ thể

C. Vận chuyển máu từ tim đến các tĩnh mạch trong cơ thể

D. Vận chuyển máu đến các tế bào

Câu 2: Van tim có vai trò gì trong hệ tuần hoàn?

A. Cho máu đi qua theo một chiều

B. Đóng mở theo nhịp đẩy của tim

C. Ngăn không có máu đi qua

D. Cho máu đi qua theo hai chiều

Câu 3: Tại sao người lớn tuổi dễ bị xuất huyết não khi huyết áp tăng cao?

A. Vì mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp dễ làm vỡ mạch.. 

B. Vì mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.

C. Vì mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. 

D. Vì thành mạch bị dày lên, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết cao dễ làm vỡ mạch.

Câu 4: Thứ tự các bước trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là gì?

A. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận điều khiển → bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích

B. Bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích

C. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện → bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích

D. Bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích

Câu 5: Khi lượng đường glucôzơ trong máu tăng cao, cơ thể điều chỉnh như thế nào để đưa lượng đường về mức cân bằng?

A. Tuyến tuỵ → Insulin → Gan và tế bào cơ thể → Glucôzơ trong máu giảm. 

B. Gan → Insulin → Tuyến tuỵ và tế bào cơ thể → Glucôzơ trong máu giảm. 

C. Gan → Tuyến tuỵ và tế bào cơ thể → Insulin → Glucôzơ trong máu giảm. 

D. Tuyến tuỵ → Insulin → Gan → tế bào cơ thể → Glucôzơ trong máu giảm.

Câu 6: Cơ quan bài tiết ra nước tiểu là?

A. Hệ tiêu hóa

B. Da

C. Phổi

D. Thận

Câu 7: Bài tiết là gì?

A. Là là quá trình mà thận hoạt động đơn lẻ để bài tiết nước tiểu

B. Là quá trình loại bỏ ra khỏi cơ thể các chất sinh ra từ quá trình chuyển hóa mà cơ thể không sử dụng, các chất độc hại, các chất dư thừa

C. Là khả năng của cơ thể đẩy chất độc ra ngoài

D. Là quá trình mà cơ thể tiếp nhận thức ăn đầu vào và thải ra chất cặn bã

Câu 8: Nội môi là?

A. Môi trường bên ngoài cơ thể được tạo bởi huyết tương, huyết thanh và hồng cầu

B. Là môi trường bên trong cơ thể được tạo ra bởi máu, bạch huyết và dịch mô

C. Là môi trường bên trong cơ thể được tạo ra mao mạch, bạch huyết và dịch mô

D. Môi trường bên ngoài cơ thể được tạo bởi huyết tương, bạch cầu và hồng cầu

Câu 9: Những hoocmôn do tuyến tụy tiết ra tham gia vào cơ chế cân bằng nội môi nào sau đây?

A. điều hòa hấp thụ nước ở thận

B. duy trì nồng độ glucozơ bình thường trong máu

C. điều hòa hấp thụ Naở thận

D. điều hòa pH máu

Câu 10: Những bệnh liên quan trực tiếp đến thận là?

A. Xơ vữa động mạch

B. Sỏi thận, sa thận, thận 1 quả,…

C. Ung thư tuyến giáp

D. Đột quỵ

Câu 11: Chức năng của bộ phận thực hiện cơ chế duy trì cân bằng nội môi là

A. điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn

B. làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn định

C. tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh

D. tác động vào các bộ phận kích thích dựa trên tín hiệu thần kinh và hoocmôn

Câu 12: Khi hàm lượng glucozơ trong máu tăng, cơ chế điều hòa diễn ra theo trật tự

A. tuyến tụy → insulin → gan và tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm

B. gan → insulin → tuyến tụy và tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm

C. gan → tuyến tụy và tế bào cơ thể → insulin → glucozơ trong máu giảm

D. tuyến tụy → insulin → gan → tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm

Câu 13: Hội chứng Sheeshan là gì? 

A. U tuyến yên bị xuất huyết và hoại tử 

B. Tuyến yên bị nhiễm vi rút 

C. Tuyến yên bị nhiễm vi khuẩn 

D. Là bệnh ác tính của tuyến yên

Câu 14: Ở một số khu vực trong hệ tuần hoàn của con người hệ thống động mạch phân nhánh thành mao mạch, hợp nhất thành tĩnh mạch, sau đó phân nhánh thành mao mạch lần thứ hai, trước hòa nhập một lần nữa vào tĩnh mạch và trở lại đến trái tim. Tất cả các cơ quan sau được tìm thấy trong giường mao dẫn đôi như vậy mạch NGOẠI TRỪ 

A. thùy trước tuyến yên 

B. cầu thận 

C. vùng dưới đồi 

D. phổi

Câu 15: Cảm giác khát do não tạo ra chủ yếu để đáp ứng với các tín hiệu từ cơ thể chỉ ra 

A. giảm nhịp tim và huyết áp. 

B. tăng nhiệt độ bên trong. 

C. tăng áp suất thẩm thấu của máu.

D. giảm bài tiết nước tiểu qua thận.

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay