Phiếu trắc nghiệm Sinh học 11 chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Sinh học 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 11 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 03:
Câu 1: Mối liên hệ của bộ xương và các hệ cơ?
A. Bộ xương tạo khung cho toàn bộ cơ thể, xương tự hoạt động mà không cần hệ cơ. Cơ chỉ cung cấp chất dinh dưỡng cho xương
B. Bộ xương tạo khung cho toàn bộ cơ thể, là nơi bám của hệ cơ và là giá đỡ cho các hệ cơ quan khác. Hệ cơ hoạt động giúp xương cử động và các cơ quan vận động.
C. Hệ cơ là nơi bám cho xương, khi xương tổn thương thì hệ cơ không có vấn đề gì
D. Bộ xương tạo khung cho hệ cơ, là nơi bám của hệ cơ và là giá đỡ cho cơ thể. Hệ cơ hoạt động giúp xương cử động và các cơ quan vận động.
Câu 2: Nếu rễ cây bị tổn thương là mất chức năng hút nước và khoáng chất, thì điều gì sẽ xảy ra?
A. Cây sẽ dần dần chết
B. Tất cả cơ quan hoạt động bình thường
C. Chỉ có mạch rây và mạch gỗ là không hoạt động
D. Cây héo khô ngay lập tức
Câu 3: Khi bị thụt huyết áp, các hệ cần tham gia để phục hồi trạng thá cơ thể là?
A. Hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, hệ tuần hoàn
B. Hệ tiêu hóa
C. Hệ tuần hoàn
D. Hệ thần kinh
Câu 4: Nếu quá trình hấp thụ nước ở rễ bị cản trở thì?
A. Hoa và quả vẫn phát triển tốt
B. Mạch rây và mạch gỗ sẽ bị đứt
C. Cây vẫn sống bình thường
D. Thiếu nguyên liệu cho quang hợp và hô hấp
Câu 5: Nếu hệ thần kinh trung ương bị tê liệt hoặc rơi vào trạng thái hôn mê sâu. Thì điều nào sau đây đúng?
A. Hoạt động của hệ vận động diễn ra bình thường
B. Xúc giác bị tê liệt, hệ vận động tạm dừng hoạt động
C. 5 giác quan đều hoạt động bình thường
D. Ý thức, hệ thần kinh hoạt động bình thường
Câu 6: Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật có mấy giai đoạn?
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
Câu 7: Các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật?
A. Đẻ trứng, đẻ trứng thai, đẻ con
B. Đẻ thai, đẻ con
C. Đẻ trứng, đẻ trứng con
D. Đẻ trứng thai, đẻ bào tử
Câu 8: Thời kỳ mang thai được gọi là gì?
A. Sinh nở
B. Thai kỳ
C. Cơ quan sinh dục
D. Chu kỳ kinh nguyệt
Câu 9: Tuyến yên tiết ra chất nào?
1. FSH.
2. Testosteron.
3. LH.
4. GnRH.
5. Ơstrogen.
Phương án trả lời đúng là?
A. (1) và (4).
B. (3) và (4).
C. (1) và (2).
D. (1) và (3).
Câu 10: Hình thức sinh sản vô tính đơn giản nhất ở động vật là
A. Phân đôi
B. Trinh sinh
C. Phân mảnh
D. Nảy chồi
Câu 11: Bào tử ở thực vật mang bộ nhiễm sắc thể (NST)
A. lưỡng bội và hình thành cây đơn bội
B. đơn bội và hình thành cây lưỡng bội
C. đơn bội và hình thành cây đơn bội
D. lưỡng bội và hình thành cây lưỡng bội
Câu 12: Túi đại bào tử có mấy loại tế bào?
A. 8
B. 12
C. 6
D. 16
Câu 13: Sau khi hạt phấn rơi vào đầu nhụy
A. Hạt phấn sẽ xâm nhập vào đầu nhụy
B. Hạt phấn sẽ hút nước và nảy mầm
C. Hạt phấn sẽ khô đi
D. Hạt phấn đợi chín hẳn sẽ tham gia thụ tinh
Câu 14: Hoa thụ phấn nhờ gió có đặc điểm
A. Hạt phấn khô, nhiều, nhỏ, nhẹ
B. Tràng hoa tiêu giảm
C. Thường mọc ở ngọn hoặc đỉnh cành
D. Cả 3 ý trên
Câu 15: Trong thiên nhiên cây tre có thể sinh sản bằng
A. thân rễ
B. lóng
C. rễ phụ
D. thân bò
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Khi nói về tổ hợp gen trong sinh sản hữu tính:
“Trong sinh sản hữu tính, tổ hợp gen xảy ra nhờ quá trình giảm phân và thụ tinh, giúp tạo ra sự đa dạng di truyền. Sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của nhiễm sắc thể trong giảm phân, cùng với quá trình trao đổi chéo, tạo ra các giao tử có bộ gen khác nhau. Khi thụ tinh, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa giao tử đực và cái tiếp tục làm tăng biến dị di truyền, giúp loài thích nghi tốt hơn với môi trường và thúc đẩy tiến hóa.”
Phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
a) Sinh sản hữu tính tạo ra tổ hợp gen mới.
b) Tổ hợp gen giúp sinh vật thích nghi với môi trường sống thay đổi.
c) Tổ hợp gen chỉ mang đặc điểm di truyền của bố.
d) Sinh sản hữu tính không ảnh hưởng đến tính đa dạng sinh học.
Câu 2: Hình bên biểu thị sự biến đổi về nồng độ hormone trong vòng 30 ngày kể từ thời điểm hành kinh (ngày 1) của phụ nữ nhưng người này có sử dụng một trong ba thuốc X, Y và Z ở một thời điểm trong khoảng thời gian trên. Cho biết X là chất làm giảm mức nhạy cảm của tế bào nang trứng với FSH, Y là chất ức chế vùng dưới đồi tiết LH, Z là chất phong bế và bất hoạt thụ thể đặc hiệu với LH ở buồng trứng. LH là một trong những hormone quan trọng nhất trong hệ nội tiết tố nữ, LH kích thích buồng trứng để giải phóng ra hormone E2. Khi nồng độ LH trong cơ thể có sự tăng giảm bất thường thì có thể gây rối loạn kinh nguyệt, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình rụng trứng. Bị kích thích bởi hàm lượng estrogen tăng dần trong giai đoạn nang noãn, quá trình ra máu ngừng lại, nội mạc tử cung dày lên. Nang noãn (hay nang trứng) trong buồng trứng bắt đầu phát triển dưới sự chi phối phức tạp lẫn nhau của các hormone, và sau một vài ngày một hoặc đôi khi là hai nang noãn phát triển vượt trội (các nang còn lại sẽ co lại rồi chết). Ở khoảng giữa chu kỳ, 24-36 tiếng sau khi lượng hormone LH (LH) tăng lên đột biến, nang noãn vượt trội sẽ phóng thích một noãn (còn được gọi là trứng), đây gọi là sự phóng noãn (rụng trứng). Sau khi rụng, noãn bào chỉ có thể sống trong khoảng 24 giờ hoặc thậm chí ít hơn để chờ thụ tinh còn nang noãn vượt trội nói trên ở trong buồng trứng sẽ biến thành thể vàng; thể này có chức năng chính là sản xuất ra một lượng lớn progesterone cùng estrogen. Nếu trong khoảng hai tuần mà không có phôi thai đến làm tổ, thể vàng bị thoái hóa làm lượng hormone progesterone và estrogen giảm mạnh. Xét các nhận định sau, nhận định nào đúng hay sai?
Cho biết: Chỉ số Estrogen: từ 70 – 220 pmol/L.
Chỉ số Progesterone: từ 5 - 20 ng/mL.
Chỉ số LH: từ 0,8 – 26 IU/L.
a) A) là đường biểu diễn nồng độ hormone Estrogen, (B) là đường biểu diễn nồng độ hormone LH.
b) Người phụ nữ trên đã sử dụng thuốc Z để ức chế teo nhỏ buồng trứng.
c) Thuốc Z đã ức chế và làm cho thể vàng không tiết ra Estrogen sau khi rụng trứng chính là minh chứng cho việc Estrogen không chạm đỉnh 2 lần.
d) Thuốc Z đã giúp quá trình kinh nguyệt trở lại bình thường.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................