Phiếu trắc nghiệm Vật lí 10 kết nối ôn tập chương 4: Năng lượng, công, công suất (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm vật lí 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chương 4: Năng lượng, công, công suất (P1). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 4: NĂNG LƯỢNG, CÔNG, CÔNG SUẤT

 

Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng theo định nghĩa công của lực?

  1. Công thành danh toại.
  2. Ngày công của một công nhân là 200000 đồng.
  3. Có công mài sắt có ngày nên kim.
  4. Công ty trách nhiệm hữu hạn ABC.

Câu 2: Một người cố gắng ôm một chồng sách có trọng lượng 40 N cách mặt đất 1,2 m trong suốt thời gian 2 phút. Công suất mà người đó đã thực hiện được trong thời gian ôm sách là

  1. 0,4 W.
  2. 0 W.
  3. 24 W.
  4. 48 W.

Câu 3: Một ôtô có khối lượng 1 tấn khởi hành không vận tốc ban đầu với gia tốc 1 m/s2 và coi ma sát không đáng kể. Động năng của ôtô khi đi được 5 m là

  1. 104J
  2. 5000 J.
  3. 1,5.104J
  4. 103J.

Câu 4: Một vật có khối lượng 1 kg rơi tự do từ độ cao h = 50 m xuống đất, lấy g = 10 m/s2. Động năng của vật ngay trước khi chạm đất là

  1. 500 J.
  2. 5 J.
  3. 50 J.
  4. 0,5 J.

Câu 5Một máy bơm nước mỗi giây có thể bơm 15 lít nước lên bể ở độ cao 10 m. Coi hao tổn không đáng kể. Lấy g = 10 m/s2. Công suất của máy bơm bằng:

  1. 150 W.
  2. 3000 W.
  3. 1500 W.
  4. 2000 W.

Câu 6: Trong hệ đơn vị SI, công được đo bằng:

  1. cal.         
  2. W.          
  3. J.            
  4. W/s.

Câu 7: Đơn vị không phải đơn vị của công suất là

  1. N.m/s.
  2. W.
  3. J.s.
  4. HP.

Câu 8: Xét một vật chuyển động thẳng biến đổi đều theo phương nằm ngang. Đại lượng nào sau đây không đổi?

  1. Động năng.
  2. Cơ năng.
  3. Thế năng.
  4. Vận tốc.

Câu 9: Một vật đang chuyển động có thể không có

  1. Động lượng
  2. Thế năng
  3. Động năng
  4. Cơ năng

Câu 10: kW.h là đơn vị của

  1. công.
  2. công suất.
  3. hiệu suất.
  4. lực.

Câu 11: Một người nhấc một vật có m = 2 kg lên độ cao 2 m rồi mang vật đi ngang được một độ dịch chuyển 10 m. Công tổng cộng mà người đã thực hiện là bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2.

  1. 40 J.
  2. 2400 J.
  3. 120 J.
  4. 1200 J.

Câu 12: Điều nào sau đây đúng khi nói về công suất?

  1. Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
  2. Công suất được xác định bằng lực tác dụng trong 1 giây.
  3. Công suất được xác định bằng công thức P = A.t
  4. Công suất được xác định bằng công thực hiện khi vật dịch chuyển được 1 mét.

Câu 13: Nếu khối lượng của vật giảm đi 2 lần, còn vận tốc của vật tăng lên 4 lần thì động năng của vật sẽ

  1. tăng lên 2 lần.
  2. tăng lên 8 lần.
  3. giảm đi 2 lần.
  4. giảm đi 8 lần.

Câu 14: Khi một quả bóng được ném lên thì

  1. động năng chuyển thành thế năng.
  2. thế năng chuyển thành động năng.
  3. động năng chuyển thành cơ năng.
  4. cơ năng chuyển thành động năng.

Câu 15: Một em bé chơi cầu trượt từ trạng thái đứng yên ở đỉnh trượt xuống dưới chân dốc, công của lực nào trong trường hợp này là năng lượng hao phí?

  1. Trọng lượng
  2. Lực ma sát
  3. Lực đẩy
  4. Lực đàn hồi

Câu 16: Một người y tá đẩy bệnh nhân nặng 87 kg trên chiếc xe băng ca nặng 18 kg làm cho bệnh nhân và xe băng ca chuyển động thẳng trên mặt sàn nằm ngang với gia tốc không đổi là 0,55 m/s2 (Hình 23.3). Bỏ qua ma sát giữa bánh xe và mặt sàn.

Tính công mà y tá đã thực hiện khi bệnh nhân và xe băng ca chuyển động được 1,9m.

  1. 175,2 J.
  2. 129,3 J.
  3. 298,5 J.
  4. 109,7 J.

Câu 17: Một vật khối lượng 1500 kg được cần cẩu nâng đều lên độ cao 20 m trong khoảng thời gian 15 s. Lấy g = 10 m/s2. Công suất trung bình của lực nâng của cần cẩu là?

  1. 15000 W.
  2. 22500 W.
  3. 20000 W.
  4. 1000 W.

Câu 18: Một máy bay nhỏ có khối lượng 690 kg đang chạy trên đường băng đề cất cánh với động năng 25.103 J. Tính tốc độ của máy bay.

  1. 5,21 m/s.
  2. 6,37 m/s.
  3. 4,25 m/s.
  4. 8,5 m/s.

Câu 19: Dòng nước từ đỉnh thác có tốc độ là 5,1 m/s thì rơi tự do xuống chân thác. Biết đỉnh thác cao 5,7 m và lấy g = 9,8 m/s2. Với mỗi kg nước hãy tính động năng khi nước rơi từ đỉnh thác.

  1. 13 J.
  2. 24 J.
  3. 31 J.
  4. 27 J.

Câu 20: Một công nhân xây dựng sử dụng ròng rọc để kéo một thùng sơn nặng 27 kg lên dàn giáo cao 3,1 m so với mặt đất. Lực mà người công nhân kéo theo phương thẳng đứng có độ lớn 310 N. Lấy g = 9,8 m/s2.

  1. Tính công mà người thợ đã thực hiện.
  2. Tính phần công có ích dùng để kéo thùng sơn.
  3. Tính hiệu suất của quá trình này.
  4. 961 J; 820 J; 85,3%
  5. 961 J; 820,26 J; 85,4%
  6. 820 J; 961 J; 85,3%
  7. 820,26 J; 961 J; 85,4%

Câu 21: Một ô tô khối lượng m = 3,50 tấn đi hết một con đốc có chiều dài s = 100 m trong khoảng thời gian τ = 10,0 s với tốc độ không đổi. Biết rằng con dốc là một đường thẳng hợp với phương nằm ngang một góc α=30o và gia tốc rơi tự do là g = 9,8 m/s2. Tính công và công suất của trọng lực trong trường hợp ô tô đi xuống dốc.

  1. 171500 W và 171500 W.
  2. - 171500 W và – 171500 W.
  3. - 171500 W và 171500 W.
  4. 171500 W và – 171500 W

Câu 22: Một ô tô khối lượng m = 3,50 tấn đi hết một con đốc có chiều dài s = 100 m trong khoảng thời gian τ = 10,0 s với tốc độ không đổi. Biết rằng con dốc là một đường thẳng hợp với phương nằm ngang một góc α=30o và gia tốc rơi tự do là g = 9,8 m/s2. Tính công và công suất của trọng lực trong trường hợp ô tô đi xuống dốc.

  1. 171500 W và 171500 W.
  2. - 171500 W và – 171500 W.
  3. - 171500 W và 171500 W.
  4. 171500 W và – 171500 W

Câu 23: Một vật có khối lượng m chuyển động với vận tốc v1 đến va chạm với một vật có khối lượng 2 m đang đứng yên. Sau va chạm, hai vật dính vào nhau và cùng chuyển động với vận tốc là 1 m/s. Tính vận tốc v1?

  1. 1 (m/s).
  2. 2 (m/s).
  3. 4 (m/s).
  4. 3 (m/s).

Câu 24: Một vận động viên nhảy cầu thực hiện động tác bật nhảy để đạt độ cao 10 m so với mặt nước. Lấy g = 9,8 m/s2 và bỏ qua lực cản của không khí. Tìm vận tốc của vận động viên này khi chạm vào mặt nước.

  1. 25 m/s.
  2. 16 m/s.
  3. 14 m/s.
  4. 31 m/s.

Câu 25: Một tàu lượn siêu tốc có điềm cao nhất cách điểm thấp nhất 94,5 m theo phương thẳng đứng. Tàu lượn được thả không vận tốc ban đầu từ điềm cao nhất. Tìm vận tốc cực đại mà tàu lượn có thể đạt được.

  1. 43,04 m/s.
  2. 62,81 m/s.
  3. 37,24 m/s.
  4. 29,31 m/s.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay