Trắc nghiệm bài 10: Lễ cúng thần lúa của người Chơ-ro

Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 10: Lễ cúng thần lúa của người Chơ-ro. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

LỄ CÚNG THẦN LÚA CỦA NGƯỜI CHƠ-RO

(15 câu)

1. NHẬN BIẾT (9 câu)

Câu 1. Người Chơ-ro tổ chức Lễ cúng Thần Lúa vào thời gian nào?

A. Thường diễn ra từ ngày 1 đến ngày 15 tháng 3 âm lịch.

B. Thường diễn ra vào ngày 30 tháng 3 âm lịch.

C. Thường diễn ra từ ngày 15 đến ngày 30 tháng 3 âm lịch.

D. Thường diễn ra vào ngày 15, 16 tháng 3 âm lịch.

 

Câu 2. Cho các công đoạn của lễ cúng Thần Lúa, em hãy chọn đáp án sắp xếp đúng tiến trình lễ cúng.

(1) Dự tiệc ở sàn chính.

(2) Lễ cúng chính thức.

(3) Lễ rước hồn lúa.

(4) Làm cây nêu

A. (1) – (2) – (3) – (4)

B. (4) – (3) – (2) – (1)

C. (1) – (2) – (4) – (3)

D. (4) – (3) – (1) – (2)

 

Câu 3. Người Chơ-ro còn có tên gọi khác là gì?

A. Người Đồng Nai

B. Người Chứt

C. Người con của Thần Lúa

D. Đơ-ro

 

Câu 4. Đâu không phải là hoạt động trong lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro?

A. Làm cây nêu

B. Đi rước hồn lúa

C. Nấu xôi

D. Chuẩn bị rượu cần được làm từ gạo trên rẫy

 

Câu 5. Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro còn được gọi là lễ gì?

A. Lễ Bom Chaul Chnam

B. Lễ Khao Phansa

C. Lễ Sa Yang Va

D. Lễ Vesak

 

Câu 6. Người Chơ-ro theo chế độ nào?

A. Chế độ phụ hệ

B. Chế độ mẫu hệ

C. Từ chế độ phụ hệ chuyển sang chế độ mẫu hệ

D. Từ chế độ mẫu hệ chuyển sang chế độ phụ hệ

 

Câu 7. Theo văn bản Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro, ai là người cúng trong buổi lễ?

A. Già làng

B. Chủ nhà

C. Thầy cúng

D. Cả A và B đều đúng

 

Câu 8. Sau khi lễ cúng kết thúc, mọi người làm gì?

A. Mọi người chơi ném còn

B. Mọi người ăn mừng, dự tiệc

C. Mọi người tiễn Thần Lúa về

D. Mọi người ra đồng gieo lúa mới

 

Câu 9. Văn bản Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro được trích dẫn từ...

A. Báo Kinh tế - Đô thị

B. Báo Dân tộc và miền núi

C. Báo Văn nghệ

D. Báo Thể thao và Văn hóa

 

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1. Văn bản Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro thuộc loại văn bản nào?

A. Văn bản nhật dụng

B. Văn bản nghị luận

C. Văn bản trữ tình

D. Văn bản thuyết minh lại một sự kiện

 

Câu 2. Có thể chia văn bản Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro thành mấy phần?

A. Hai phần

B. Ba phần

C. Bốn phần

D. 5 phần

 

Câu 3. Văn bản Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro được kể theo trình tự nào?

A. Kể theo trình tự không gian, từ ngoài vào trong

B. Kể theo trình tự thời gian tuyến tính

C. Kể theo dòng hồi tưởng của tác giả

D. Kể kết hợp không gian và thời gian

 

Câu 4. Đoạn một của văn bản Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro có nội dung gì?

A. Giới thiệu về người Chơ-ro và lễ cúng Thần Lúa

B. Lễ cúng Thần Lúa được diễn ra như thế nào

C. Cảnh sinh hoạt của mọi người sau khi cúng Thần Lúa

D. Cảm nhận của tác giả về lễ cúng Thần Lúa

 

Câu 5. Đoạn hai của văn bản Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro có nội dung gì?

A. Giới thiệu về người Chơ-ro và lễ cúng Thần Lúa

B. Lễ cúng Thần Lúa được diễn ra như thế nào

C. Cảnh sinh hoạt của mọi người sau khi cúng Thần Lúa

D. Cảm nhận của tác giả về lễ cúng Thần Lúa

 

Câu 6. Dòng nào sau đây nói về nghệ thuật của văn bản Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro?

A. Ngôn ngữ và hình ảnh chân thực

B. Thông tin được trình bày theo mạch thời gian tuyến tính

C. Kết hợp tường thuật với miêu tả, biểu cảm

D. Cả A, B, C đều đúng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay