Trắc nghiệm bài 2 KNTT: Thiên nhiên và con người địa phương em
Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử địa lí 4 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 2 - Thiên nhiên và con người địa phương em. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án địa lí 4 kết nối tri thức
BÀI 2: THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI ĐỊA PHƯƠNG EM (25 CÂU)A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Bài thơ trong phần khỏi động là của tác giả nào?
A. Nguyễn Dữ
B. Nguyễn Công Hoan
C. Tô Hoài
D. Nguyễn Đình Thi
Câu 2: Trong phần nội dung tìm hiểu em sẽ tìm hiểu về mấy nội dung?
A. 5 nội dung
B. 4 nội dung
C. 3 nội dung
D. 2 nội dung
Câu 3: Trong phần vị trí địa lí em sẽ tìm hiểu về những nội dung nào?
A. Xác định các quốc gia tiếp giáp (nếu có)
B. Xác định các tỉnh, thành phố tiếp giáp
C. Xác định vị trí địa lí của địa phương em trên bản đồ hành chính Việt Nam, các tỉnh, thành phố tiếp giáp, biển hoặc quốc gia tiếp giáp (nếu có)
D. Chỉ cần xác định vị trí địa lí trên bản đồ hành chính Việt Nam
Câu 4: Ở phần tự nhiên em sẽ tìm hiểu về nội dung nào?
A. Đặc điểm địa hình, đặc điểm thời tiết
B. Đặc điểm địa hình, đặc điểm khí hậu, đặc điểm sông, hồ
C. Đặc điểm địa hình, đặc điểm ao hồ
D. Chỉ tìm hiểu đặc điểm địa hình
Câu 5: Ở phần kinh tế, em sẽ tìm hiểu về những nội dung nào?
A. Hoạt động nông nghiệp, hoạt động công nghiệp và hoạt động dịch vụ
B. Hoạt động nông nghiệp, hoạt động công nghiệp và hoạt động ngư nghiệp
C. Hoạt động nông-lâm-ngư nghiệp
D. Hoạt động công nghiệp dịch vụ
Câu 6: Ở phần bảo vệ môi trường, em sẽ tìm hiểu về những nội dung nào?
A. Hiện trạng môi trường và hành động bảo vệ môi trường của bản thân và gia đình
B. Hiện trạng môi trường hiện nay ở nước ta
C. Hiện trạng môi trường hiện nay ở địa phương em
D. Hiện trạng môi trường trên thế giới hiện nay
Câu 7: Ở phần tự nhiên, khi tìm hiểu về đặc điểm địa hình em sẽ tìm hiểu về những nội dung nào?
A. Độ cao, độ dốc của núi
B. Độ cao, các dạng đất
C. Độ thấp, các dạng địa hình khác
D. Độ cao, các dạng địa hình chính
Câu 8: Ở phần tự nhiên khi tìm hiểu về đặc điểm khí hậu, em sẽ tìm hiểu về những nội dung nào?
A. Nhiệt độ trung bình năm, các mùa trong năm
B. Các mùa trong năm, nhiệt độ theo các mùa trong năm
C. Nhiệt độ trung bình năm, lượng mưa trung bình năm, các mùa trong năm
D. Nhiệt độ trung bình năm, lượng mưa, độ ẩm
Câu 9: Ở phần tự nhiên khi tìm hiểu về đặc điểm sông hồ, em sẽ tìm hiểu về những nội dung nào?
A. Số lượng, tên các sông, hồ lớn
B. Số lượng các sông lớn
C. Số lượng các hồ lớn
D. Độ sâu của các con sông
Câu 10: Ở phần kinh tế, khi tìm hiểu về nông nghiệp em sẽ tìm hiểu về những nội dung nào?
A. Trồng trọt
B. Trồng trọt, chăn nuôi
C. Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản
D. Trồng trọt, chăn nuôi, ngư nghiệp
II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)
Câu 1: Theo em trong hoạt động nông nghiệp, có thể thiếu trồng trọt hay chăn nuôi được không?
A. Có thể thiếu
B. Không thể thiếu
C. Thiếu cũng không sao
D. Không có cũng được
Câu 2: Theo em biết, trồng trọt là làm những công việc gì?
A. Trồng các loại rau để ăn
B. Trồng các loại cây ăn quả
C. Trồng lúa, rau củ quả, hoa màu, cây lấy gỗ,...
D. Trồng cây để thu hoạch
Câu 3: Theo em biết, thủy sản là làm những công việc gì?
A. Thu hoạch ở dưới nước
B. Nuôi các loại động vật dưới nước như tôm, cua , cá, ốc,...
C. Hoạt động ở dưới nước
D. Làm việc ở dưới nước
Câu 4: Khoáng sản là gì?
A. Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất
B. Khoáng sản là thứ có ích được tích tụ trong tự nhiên ở thể rắn, lỏng, khí, tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật , khoáng chất ở bãi thải của mỏ
C. Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ trong tự nhiên ở thể rắn, lỏng, khí, tồn tại trong lòng đất
D. Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ trong tự nhiên ở thể rắn, lỏng, khí, tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật , khoáng chất ở bãi thải của mỏ
Câu 5: Khai thác khoáng sản là gì?
A. Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản
B. Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ
C. Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản
D. Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan
Câu 6: Theo em biết, thương mại là gì?
A. Thương mại trong tiếng Anh có nghĩa là Trade, vừa có ý nghĩa là kinh doanh, vừa có ý nghĩa là trao đổi hàng hóa dịch vụ
B. Thương mại trong tiếng anh là Trade
C. Thương mại là hoạt động buôn bán bình thường
D. Thương mại là hoạt động buôn bán ngoài chợ
Câu 7:Theo em hiện trạng môi trường ở Việt Nam đang như thế nào?
A. Ô nhiễm môi trường
B. Không có tình trạng ô nhiễm môi trường
C. Ô nhiễm môi trường diễn ra ít
D. Ô nhiễm không khí không xảy ra ở nước ta
Câu 8:Theo em việc bảo vệ môi trường là
A. Không cần thiết
B. Không phải là trách nhiệm của em
C. Trách nhiệm của tất cả người dân
D. Trách nhiệm của bộ phận người bảo vệ môi trường
Câu 9: Những hoạt động giúp em bảo vệ môi trường ở địa phương em
A. Nếu tiện có thể xả rác xuống hồ
B. Không cần nhặt rác khi thấy rác trên đường
C. Có thể xả rác tùy tiện
D. Không xả rác bữa bãi, không xả rác xuống ao, hồ, sông, suối, tuyên truyền cho mọi người về việc bảo vệ môi trường
Câu 10: Theo em việc bảo vệ môi trường
A. Rất quan trọng
B. Không quan trọng
C. Ít quan trọng
D. Không mấy quan trọng
III. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Nước ta có tất cả bao nhiêu tỉnh, thành phố?
A. 62
B. 63
C. 64
D. 65
Câu 2: Nhìn vào hình 1, tỉnh được đánh số 1 là
A. Vĩnh Phúc
B. Yên Bái
C. Hà Nội
D. Bắc Ninh
Câu 3: Nhìn vào hình 1, tỉnh được đánh số 6 là
A. Nghệ An
B. Tuyên Quang
C. Vĩnh Phúc
D. Hưng Yên
IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Nhìn vào hình 1, Tỉnh Thanh Hóa giáp với tỉnh nào?
A. Nam Định
B. Nghệ An
C. Thái Bình
D. Vĩnh Phúc
Câu 2: Nhìn vào hình 1, những tỉnh nào sau đây giáp biển?
A. Nam Định, Vĩnh Phúc
B.Thanh Hóa, Nam Định
C. Hải Phòng, Bắc Ninh
D. Thanh Hóa, Phú Thọ
=> Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 kết nối bài 2: Thiên nhiên và con người địa phương em