Trắc nghiệm bài 5: Tự lập
Giáo dục công dân 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 5: Tự lập. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án powerpoint Công dân 6 chân trời sáng tạo
1. NHẬN BIẾT (14 câu)
Câu 1: Tự lập là tự làm lấy các công việc………………………………………..
A. Bằng khả năng của mình và sự giúp đỡ từ người khác
B. Bằng khả năng và sức lực của mình
C. Đơn giản, các công việc phực tạp thì nhờ sự giúp đỡ của người khác
D. Một đáp án khác
Câu 2: Rèn luyện và hình thành tính tự lập vô cùng cần thiết, bởi nó không chỉ giúp chúng ta tự tin, bản lĩnh, giải quyết các công việc hiệu quả và làm chủ được cuộc sống mà còn
A. Nhận được những khoản thu nhập khác
B. Nhận được nhiều điều may mắn trong cuộc sống
C. Nhận được sự kính trọng của mọi người
Câu 3: Những người luôn trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác là những người
A. không tự lập.
B. biết dựa vào người khác.
C. lợi dụng người khác.
D. lười lao động.
Câu 4: Tự lập là gì?
A. Tự lập là chủ động, tự giác làm các công việc bằng khả năng, sức lực của mình.
B. Tự lập là làm các công việc của mình khi được người khác nhắc nhở.
C. Tự lập là tự làm bài tập của mình
D. Đáp án khác
Câu 5: Trong các biểu hiện dưới đây đâu là biểu hiện của tính tự lập?
A. Tự suy nghĩ, tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
B. Ỷ lại vào người khác, lười nhác, không nỗ lực, dựa dẫm, thiếu trách nhiệm...
C. Cả A và B đúng
D. Cả A và B sai
Câu 7: Các em cần làm gì để rèn luyện tính tự lập trong học tập và cuộc sống hằng ngày?
A. Chỉ làm khi cảm thấy việc đó là có lợi cho bản thân
B. Cần chủ động làm việc, tự tin và quyết tâm khi thực hiện hành động.
C. Chúng ta còn nhỏ chỉ cần nhờ bố mẹ giúp là được
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 8: Vì sao các bạn học sinh cần rèn luyện tính tự lập ngay khi còn nhỏ?
A. Tự lập giúp chúng ta tự tin, bản lĩnh cá nhân, dễ thành công trong cuộc sống, xứng đáng được người khác kính trọng.
B. Tự lập giúp chúng ta trở nên xuất xắc trong cái nhìn của bố mẹ
C. Giúp chúng ta nổi tiếng
D. Được người khác iu quý và ngưỡng mộ
Câu 9: Người có tính tự lập sẽ có hiệu quả gì?
A. Khi làm tốt những việc trong khả năng của bản thân sẽ dần trở nên tự tin
B. Hình thành tinh thần tự chịu trách nhiệm với những việc mình làm
C. Dễ thành công trong cuộc sống, xứng đáng được người khác kính trọng.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 10: Hành vi nào sau đây là biểu hiện của tính tự lập?
A. Khoa sau khi đi đá bóng về luôn tự giặt sạch quần áo và giày đá bóng của mình không để mẹ phải giặt.
B. Nam thường mang bài tập đến lớp mượn của các bạn cùng lớp chép cho nhanh.
C. Nga đi học về thường vứt cặp sách lung tung sau đó mẹ phải đi dọn
D. Cả 3 bạn trên đều là người có tính tự lập
Câu 11: Tự làm lấy các công việc của mình trong cuộc sống gọi là
A. tự tin.
B. tự kỉ.
C. tự chủ.
D. tự lập.
Câu 12: Một trong những biểu hiện của tính tự lập là
A. không trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.
B. dựa dẫm vào gia đình để vươn lên trong cuộc sống.
C. luôn dựa vào người khác, nếu mình có thể nhờ được.
D. tìm mọi thủ đoạn thể mình được thành công.
Câu 13: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện tính tự lập?
A. Sự tự tin.
B. Nhút nhát.
C. Nói nhiều.
D. Thích thể hiện.
Câu 14: Một trong những biểu hiện của tính tự lập là
A. dám đương đầu với những khó khăn, thử thách.
B. dựa dẫm vào gia đình để vươn lên trong cuộc sống.
C. luôn trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.
D. tìm mọi thủ đoạn thể mình được thành công.
2. THÔNG HIỂU (9 câu)
Câu 1: Những trường hợp nào sau đây thể hiện đức tính tự lập?
1. Trong giờ kiểm tra, Hoa không chép bài của bạn.
2. Tham khảo đáp án sau khi đã tự mình giải bài tập.
3. Tra từ điển để tìm hiểu về một khái niệm mình chưa hiểu.
4. Vay tiền để chơi game.
5. Tự kiếm tiền để chơi đề.
6. Không tự tin giải quyết công việc nếu không có sự giúp đỡ của người khác.
7. Chỉ nhờ đến sự giúp đỡ, hỗ trợ của những người xung quanh khi thật sự cần thiết.
8. Không tiếp xúc, giao tiếp với những người xung quanh.
A. 1, 2, 4, 7.
B. 1, 2, 5, 7.
C. 1, 2, 3, 7.
D. 1, 2, 3, 8.
Câu 2: Câu tục ngữ: “Giúp lời, không ai giúp của/Giúp đũa, không ai giúp cơm” nói đến điều gì?
A. Đoàn kết.
B. Tự lập.
C. Trung thực.
D. Tiết kiệm.
Câu 3: Hành động nào dưới đây là biểu hiện của đức tính tự lập?
A. H đi dã ngoại nhưng bạn không tự chuẩn bị mà nhờ chị gái chuẩn bị giúp mình.
B. L luôn tự dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, giặt quần áo mà không cần bố mẹ nhắc nhở.
C. Gặp bài toán khó, V giở ngay phần hướng dẫn giải ra chép mà không chịu suy nghĩ.
D. Làm việc nhóm nhưng T không tự giác mà luôn trông chờ, ỷ lại vào các bạn.
Câu 4: Câu tục ngữ: “Đầu người nào tóc người ấy” nói đến điều gì?
A. Đoàn kết.
B. Trung thực.
C. Tự lập.
D. Tiết kiệm.
Câu 5: Hành động thể hiện tính tự lập là
A. chỉ học bài cũ khi bị cô giáo nhắc nhở.
B. khi mẹ nhắc nhở mới giặt quần áo, nấu cơm.
C. nhà có điều kiện thì không cần học nhiều.
D. tích cực phát biểu xây dựng bài trong lớp.
Câu 6: Câu tục ngữ: “Sông sâu sóng cả, chớ ngã tay chèo” nói đến điều gì?
A. Đoàn kết.
B. Trung thực.
C. Tự lập.
D. Tiết kiệm.
Câu 7: Câu tục ngữ: “Tự lực cánh sinh” nói đến điều gì?
A. Đoàn kết.
B. Trung thực.
C. Tự lập.
D. Tiết kiệm
Câu 8: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về tính tự lập?
A. Tính tự lập giúp thành công trong cuộc sống và được sự tôn trọng của mọi người.
B. Tính tự lập chỉ cần thiết đối với những người có hoàn cảnh khó khăn.
C. Người tự lập thường thành công trong cuộc sống dù phải trải qua nhiều khó khăn.
D. Tính tự lập sẽ giúp cho mỗi người có thêm sức mạnh, sự tự tin và khả năng sáng tạo
Câu 9: Theo em, hình ảnh dưới đây nói về vấn đề gì?
A. Đức tính chăm chỉ, cần cù.
B. Thói ý lại dựa dẫm, ham ăn, lười lao động.
C. Tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ.
D. Lối sống vô cảm của con người
3.VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Các bạn học sinh lớp 6A sau khi học tập bài Tự Lập đã có những hành động thể hiện tinh thần tự lập dưới đây. Em hãy cho biết ai không thực hiện tính tự lập?
A. Sau giờ học Lan giúp mẹ trông em, chơi với em để mẹ làm việc nhà.
B. Mai nói với mẹ muốn nhận nhiệm vụ dọn rửa sau bữa ăn hàng ngày,và bạn đã thực hiện rất tốt.
C. Trước khi đi học Nam tự chuẩn bị quần áo và tập sách đầy đủ, không đợi mẹ nhắc nhở.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 2: Ngày mai, lớp của T đi dã ngoại nhưng bạn không tự chuẩn bị mà nhờ chị gái chuẩn bị đồ dùng mang đi. Việc làm đó của T thể hiện điều gì?
A. T là người tự lập.
B. T là người ỷ lại.
C. T là người tự tin.
D. T là người tự ti.
Câu 3: L luôn tự dọn dẹp phòng riêng, giặt quần áo của mình mà không cần bố mẹ nhắc nhở. Việc làm đó của L thể hiện đức tính nào dưới đây?
A. Tự lập.
B. Ỷ lại.
C. Tự tin.
D. Tự ti.
Câu 4: Mỗi buổi tối, cứ ăn cơm xong là bạn H giúp mẹ dọn dẹp, rửa bát sau đó lấy sách vở ra học bài. Việc làm đó của H thể hiện điều gì?
A. H là người tự lập.
B. H là người ỷ lại.
C. H là người tự tin.
D. H là người tự ti.
4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Bác Hồ ra đi cứu nước bằng đôi bàn tay trắng. Bác một mình bôn ba, bươn chải ở nước ngoài. Bác tự học ngoại ngữ, tự đi làm nuôi sống bản thân. Ngay cả sau này, khi đã trở thành lãnh tụ của dân tộc. Bác vẫn tự mình làm tất cả. Từ trồng rau, nuôi cá…cho đến mọi sinh hoạt trong đời sống hàng ngày. Bác đều tự lo liệu mà không cần phải phụ thuộc vào bất cứ ai. Việc làm này, thể hiện đức tính nào của Bác?
A. Bác là người vĩ đại.
B. Bác là người tự lập.
C. Bác là một anh hùng.
D. Bác là người khiêm tốn.
Câu 2: K luôn nói: “Gia đình tớ rất giàu, bố mẹ tớ đã chuẩn bị sẵn cả tương lai cho tớ rồi! Tớ không cần phải khổ sở, vất vả học hành nữa, nên giờ tớ chỉ việc ăn và chơi”. Vì thế kết quả học tập của K rất thấp, thường xuyên bị cô giáo nhắc nhở. Việc làm này của K thể hiện bạn là người như thế nào?
A. Bạn K là người ỷ lại.
B. Bạn K là người ích kỷ.
C. Bạn K là người tự lập.
D. Bạn K là người tự tin.
Câu 3: X suốt ngày chơi điện tử, không học bài và không làm việc nhà giúp đỡ bố mẹ. Ở gia đình mọi việc X thường ỷ lại vào bác giúp việc. Trên lớp, X thường mua đồ ăn mời các bạn để được nhìn bài khi tới giờ kiểm tra. Việc làm này của X thiếu đức tính gì?
A. Tự lập.
B. Tự do.
C. Tự tin.
D. Khiêm tốn