Trắc nghiệm chủ đề 1: Tuổi học trò
Âm nhạc 6 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm chủ đề 1: Tuổi học trò. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án powerpoint âm nhạc 6 kết nối tri thức
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1. Ai là người viết nhạc và lời bài hát Con đường học trò?
A. Nhạc Bùi Anh Tú, lời thơ Nguyễn Trọng Sửu.
B. Nhạc và lời Nguyễn Đức Trung.
C. Nhạc Nguyễn Văn Hiên, lời ý thơ Từ Nguyên Thạch.
D. Nhạc và lời Trịnh Công Sơn.
Câu 2. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên:
A. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên sinh năm 1953
B. Hợp xướng Thăng Long mùa xuân đại thắng nhận Giải thưởng Âm nhạc năm 2005 do Hội nhạc sĩ Việt Nam trao tặng.
C. Ông sáng tác nhiều thể loại như: ca khúc thiếu nhi; các tác phẩm hợp xướng, giao hưởng.
D. Ông quê ở Bình Định.
Câu 3. Bài hát Con đường học trò có giai điệu, lời ca:
A. Vui tươi, nhịp nhàng, trong sáng.
B. Nhẹ nhàng, trầm lắng.
C. Sâu sắc, lắng đọng.
D. Trong trẻo, nhẹ nhàng.
Câu 4. Bài hát Con đường học trò có nội dung:
A. Hình ảnh mái trường thân thuộc và quê hương đã tạo nên một bầu không khí nên thơ, êm dịu.
B. Tình cảm vô tư, hồn nhiên, những ước mơ tươi đẹp của tuổi học trò.
C. Vai trò của người thầy, tình cảm của các thế hệ học trò dành cho người thầy.
D. Con đường đi học gần gũi, quen thuộc.
Câu 5. Bài hát được chia thành mấy đoạn?
A. 2.
B. 3.
C. 4
D. 5.
Câu 6. Bài hát Con đường học trò có thể hát theo hình thức:
A. Hát lĩnh xướng.
B. Hát nối tiếp.
C. Hát hòa giọng.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 7. Bài hát Tháng năm học trò được hát với giọng:
A. Nhanh.
B. Vui tươi.
C. Vừa phải.
D. Nhẹ nhàng.
Câu 8. Đàn piano còn được gọi là:
A. Dương cầm.
B. Vĩ cầm.
C. Đề cầm.
D. Đàn tranh.
Câu 9. Đàn piano có mấy loại, đó là những loại nào?
A. 2 loại - Loại lớn có hộp cộng hưởng nằm ngang, loại nhỏ với hộp cộng hưởng đứng.
B. 2 loại - Loại lớn có hộp cộng hưởng đứng, loại nhỏ với hộp cộng hưởng nằm ngang.
C. 1 loại - Loại hộp cộng hưởng nằm ngang
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 10. Âm nhạc có mấy thuộc tính cơ bản:
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
2. THÔNG HIỂU (10 câu)
Câu 1. Có hàng âm rộng nhất trong các nhạc cụ là:
A. Dương cầm.
B. Vĩ cầm.
C. Đề cầm.
D. Đàn tranh.
Câu 2. Âm thanh của đàn piano được tạo nên từ đâu?
A. Tác động vào hàng phím (phím đen, trắng).
B. Kết nối với búa (đầu búa bọc nỉ) gõ vào hệ thống dây đàn.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 3. Vì sao piano được ví là “ông hoàng” của các loại nhạc cụ:
A. Vì âm sắc piano đầy đặn, phong phú, đa dạng.
B. Vì âm sắc piano thể hiện được nhiều cảm xúc của con người.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 4. Piano được sử dụng rộng rãi ở thể loại biểu diễn nào?
A. Độc tấu.
B. Hòa tấu.
C. Đệm hát.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 5. Các sắc thái khác nhau của âm thanh như tiếng sáo, piano, trống, kèn, tiếng hát,…là thuộc tính cơ bản nào của âm thanh có tính nhạc?
A. Cường độ.
B. Âm sắc.
C. Cao độ.
D. Trường độ.
Câu 6. Cường độ là:
A. Độ cao, thấp, trầm, bổng của âm thanh.
B. Các sắc thái khác nhau của âm thanh như tiếng sáo, piano, trống, kèn, tiếng hát,…
C. Độ mạnh, nhẹ hoặc to, nhỏ của âm thanh.
D. Độ ngân dài, ngắn của âm thanh.
Câu 7. Độ ngân dài, ngắn của âm thanh là:
A. Âm sắc.
B. Trường độ.
C. Cao độ.
D. Cường độ.
Câu 8. Cao độ là:
A. Độ cao, thấp, trầm, bổng của âm thanh.
B. Độ mạnh, nhẹ hoặc to, nhỏ của âm thanh.
C. Độ ngân dài, ngắn của âm thanh.
D. Các sắc thái khác nhau của âm thanh như tiếng sáo, piano, trống, kèn, tiếng hát,…
Câu 9. Nhịp 2/4 là gì?
A. Số 2 biểu thị cho số phách có trong ô nhịp là 2 (1 phách mạnh, 1 phách nhẹ); số 4 biểu thị cho độ dài của mỗi phách bằng một nốt đen (nốt tròn chia cho 4).
B. Số 3 biểu thị cho số phách có trong ô nhịp là 3 (1 phách mạnh, 2 phách nhẹ); số 4 biểu thị cho độ dài của mỗi phách bằng một nốt đen (nốt tròn chia cho 4).
C. Là nhịp có một trọng âm (phách mạnh) trong một ô nhịp.
D. Là nhịp có từ 2 phách mạnh trở lên, nó có do 2 hay nhiều nhịp đơn tạo thành.
Câu 10. Chủ đề Tuổi học trò giúp chúng ta:
A. Lạc quan, yêu đời và lan tỏa sự yêu thương đến mọi người
B. Luôn gắn kết, lưu giữ những kỉ niệm với bạn bè, thầy cô kính yêu.
C. Hướng tới một thế giới không còn chiến tranh, mọi người chung sống trong hòa bình.
D. Cả A, B, C đều sai.
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1. Đàn piano (dương cầm) có xuất xứ từ đâu?
A. Phương Đông.
B. Phương Tây.
C. Châu Âu.
D. Đông Nam Á.
Câu 2. Đàn piano du nhập vào Việt Nam từ:
A. Thế kỉ XIX.
B. Cuối thế kỉ XIX.
C. Đầu thế kỉ XX.
D. Cuối thế kỉ XX.
Câu 3. Khi hát bài Con đường học trò, em có thể hát kết hợp vận động cơ thể như thế nào?
A. Thực hiện các động tác giậm chân tại chỗ.
B. Vỗ tay.
C. Vỗ đùi, vỗ ngực.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 4. Khi hát bài Con đường học trò, cần chú ý điều gì?
A. Sửa những tiếng hát có dấu luyến cần điều chỉnh âm thanh.
B. Lướt giọng từ nốt thấp lên nốt cao như giòn, tuổi; các quãng nhảy: phố vui.
C. Tiếng hát ngân đủ trường độ như: vui, tan, trò, hồng.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 5. Bài hát nào dưới đây nói về bạn bè, thầy cô, mái trường:
A. Mái trường mến yêu.
B. Bụi phấn.
C. Bài học đầu tiên.
D. Cả A, B, C đều đúng.
4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)
Câu 1. Piano gồm những bộ phận nào?
A. Khung đàn, hệ thống bàn đạp và hộp đàn.
B. Khung đàn, bộ máy đàn, bảng cộng hưởng, hệ thống bàn đạp và hộp đàn.
C. Bảng cộng hưởng, khung đàn, hệ thống bàn đạp và hộp đàn.
D. Bộ máy đàn, hệ thống bàn đạp và hộp đàn.
Câu 2. Em có thể biểu diễn bài hát Con đường học trò ở đâu?
A. Trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa trường, lớp.
B. Hát cho người thân nghe.
C. Trong các buổi sinh hoạt cộng đồng.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 3. Sau khi lắng nghe tác phẩm Hungarian Sonata – Paul se Sennevile do Richard Clayderman biểu diễn em cảm thấy thế nào?
A. Phấn khích, vui tươi.
B. Thoải mái.
C. Yêu thích.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 4. Nhà soạn nhạc người Áo nổi tiếng với những bản hòa tấu piano là:
A. Beethoven.
B. Johann Sebastian Bach.
C. Peter Ilyitch Tchaikovky.
D. Richard Wagner.
Câu 5. Nhịp 2/4 thường dùng trong những tác phẩm nào âm nhạc nào?
A. Các bản nhạc mang tính chất nhịp nhàng vuitươi, sinh động. Nhạc múa ở Châu Âu.
B. Các bài hát thiếu nhi hoặc hành khúc.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.