Trắc nghiệm chủ đề 3: Nhớ ơn thầy cô

Âm nhạc 6 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm chủ đề 3: Nhớ ơn thầy cô. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án powerpoint âm nhạc 6 kết nối tri thức

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

 

Câu 1. Ai là người viết nhạc và lời thơ cho bài hát Thầy cô là tất cả:

A. Nhạc và lời Phạm Tuyên. 

B. Nhạc Bùi Anh Tú, lời thơ Nguyễn Trọng Sửu. 

C. Nhạc và lời Trịnh Công Sơn. 

D. Nhạc và lời Nguyễn Ngọc Thiện. 

 

Câu 2. Bài hát Thầy cô là tất cả có giai điệu như thế nào?

A. Vừa phải. 

B. Nhẹ nhàng. 

C. Tha thiết. 

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 3. Bài hát Nhớ ơn thầy cô được hát với giọng:

A. Nhanh. 

B. Vui. 

C. Tha thiết. 

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 4. Bài hát Thầy cô là tất cả được chia làm mấy đoạn?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. Cả A, B, C đều sai. 

 

Câu 5. Nhịp 4/4 là:

A. Số 2 biểu thị cho số phách có trong ô nhịp là 2 (1 phách mạnh, 1 phách nhẹ); số 4 biểu thị cho độ dài của mỗi phách bằng một nốt đen (nốt tròn chia cho 4).

B. Số 3 biểu thị cho số phách có trong ô nhịp là 3 (1 phách mạnh, 2 phách nhẹ); số 4 biểu thị cho độ dài của mỗi phách bằng một nốt đen (nốt tròn chia cho 4).

C. Gồm 4 phách trong 1 ô nhịp, mỗi phách có giá trị trường độ bằng một nốt đen. Phách 1 mạnh, phách 2 nhẹ, phách 3 mạnh vừa, phách 4 mạnh. 

D. Là nhịp có từ 2 phách mạnh trở lên, nó có do 2 hay nhiều nhịp đơn tạo thành.

 

Câu 6. Có mấy hình thức hát trong khi biểu diễn:

A. 2. 

B. 3. 

C. 4. 

D. 5.

 

Câu 7. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về nhạc sĩ Bùi Anh Tuấn:

A. Nhạc sĩ Bùi Anh Tuấn sinh năm 1959 quê ở tỉnh Thái Bình, hiện sống và làm việc tại Hà Nội. 

B. Một số tác phẩm của Bùi Anh Tuấn được công chúng đón nhận: Những bông hoa, những bài ca; Bụi phấn; Cô giáo em, Thầy cô là tất cả, Nghề giáo tôi yêu. 

C. Ông đã tham gia nhiều hoạt động âm nhạc ở nhiều lĩnh vực khác nhau: nhạc công, biên tập âm nhạc, sáng tác nhạc, giảng dạy âm nhạc,…

D. Ông sáng tác ở nhiều thể loại khác nhau: ca khúc, giao hưởng, tứ tấu. 

 

Câu 8. Có mấy hình thức hát bè?

A. 2. 

B. 3. 

C. 4. 

D. 5. 

 

Câu 9. Hát bè hòa âm là:

A. Giai điệu, giọng hát vang lên không cùng tiết tấu.

B. Là một một hình thức đơn giản của hát bè. 

C. Giai điệu, giọng hát vang lên cùng tiết tấu nhưng ở các quãng khác nhau.

D. Cả A, B, C đều sai. 

 

Câu 10. Đỉnh cao trong nghệ thuật hát bè là:

A. Hợp xướng. 

B. Đồng ca. 

C. Tốp ca. 

D. Song ca. 

 

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

 

Câu 1. Bài hát Thầy cô là tất cả có nội dung gì?

A. Tình cảm và lòng biết ơn của các bạn học sinh với thầy cô giáo. 

B. Tình cảm của các thầy cô giáo dành cho học trò của mình. 

C. Hình ảnh thầy cô giáo đứng trên bục giảng. 

D. Sự dìu dắt, dậy dỗ của các thầy cô giáo đối với các thế hệ học sinh. 

 

Câu 2. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về hát bè:

A. Khi hát từ 2 người trở lên, người ta có thể hát bè. 

B. Hát bè bao giờ cũng có bè chính, bè phụ. 

C. Giọng hát của các bè lúc nào cũng vang lên với những tiết tấu, giai điệu khác nhau tạo nên những âm thanh đầy đặn, nhiều màu sắc. 

D. Người ta có thể hát từ 2 đến 4, 5,… bè. 

 

Câu 3. Hình ảnh gây ấn tượng ở các câu hát trong bài là:

A. Vầng trăng. 

B. Cánh sóng đưa thuyền vươn khơi xa. 

C. Dòng sông, cánh đồng. 

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 4. Bài hát Thầy cô là tất cả được viết ở nhịp nào?

A. Nhịp 1/4. 

B. Nhịp 2/4. 

C. Nhịp 4/4. 

D. Nhịp 3/4.

 

Câu 5. Bài đọc nhạ số 2 Suliko (Dân ca Gruzia) có mấy nhịp?

A. 6. 

B. 7. 

C. 8.

D. 9. 

 

Câu 6. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về hát bè:

A. Có hai hình thức hát bè là hát bè hòa âm và hát bè phức điệu. 

B. Khi hát bè, thường có các giọng hát khác nhau tạo thành các bè khác nhau như: giọng nữ (nữ cao, nữ trung, nữ trầm), giọng nam (nam cao, nam trung, nam trầm). 

C. Hát bè bao giờ cũng có bè chính, bè phụ. 

D. Thể loại hát đồng ca là đỉnh cao trong nghệ thuật hát bè. 

 

Câu 7. Nhận xét độ mạnh, nhẹ của các phách nhịp 4/4:

A. Phách 1 nhẹ, phách 2 mạnh, phách 3 nhẹ, phách 4 vừa. 

B. Phách 1 mạnh, phách 2 nhẹ, phách 3 vừa, phách 4 nhẹ. 

C. Phách 1 vừa, phách 2 nhẹ, phách 3 vừa, phách 4 mạnh. 

D. Phách 1 mạnh, phách 2 nhẹ, phách 3 vừa, phách 4 mạnh.

 

Câu 8. Ý nào dưới đây không đúng khi giới thiệu về bài hát Nhớ ơn thầy cô:

A. Bài hát Nhớ ơn thầy cô nhạc và lời Nguyễn Ngọc Thiện. 

B. Bài hát với giai điệu trầm buồn, lắng đọng nói về những kỉ niệm của thời học sinh cùng những hồi tưởng khi được trở lại mái trường xưa.

C. Hình bóng thầy cô được khắc họa trong bài hát với ca từ gần gũi thể hiện được những kỉ niệm và công ơn của thầy cô dành cho các em học sinh. 

D. Bài hát được chia thành 2 đoạn. 

 

Câu 9. Bài hát Thầy cô là tất cả được hát với giọng điệu:

A. Mềm mại, nhẹ nhàng. 

B. Tha thiết. 

C. Sắc thái to – nhỏ phù hợp. 

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 10. Nhạc sĩ Bùi Anh Tuấn quê ở:

A. Nam Định. 

B. Thái Bình. 

C. Ninh Bình.

D. Hà Nam. 

 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

 

Câu 1. Khi hát bài Thầy cô là tất cả, em cần chú ý điều gì?

A. Ngân đủ những trường độ những tiếng hát có hình nốt tròn, có dấu nối (cô, xao, bước, đời), dấu chấm dôi (có, trăng, mát). 

B. Luyến đúng và đủ nốt những tiếng hát có dấu luyến (sáng, gió, tuổi). 

C. Hát đúng tiết tấu đảo phách. 

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 2. Bài đọc nhạ số 2 Suliko (Dân ca Gruzia) có những hình nốt gì?

A. Hình nốt đơn.

B. Hình nốt đơn, đen. 

C. Hình nốt đơn, đen, trắng, tròn. 

D. Hình nốt trắng, tròn, đen. 

 

Câu 3. Bài hát Nhớ ơn thây cô có thể được trình bày ở:

A. Các buổi sinh hoạt ngoại khóa trường, lóp. 

B. Hát cho người thân nghe. 

C. Các buổi sinh hoạt cộng đồng.

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 4. Đâu không phải là sáng tác của nhạc sĩ Bùi Anh Tuấn:

A. Khúc ca người giáo viên.

B. Mái trường mến yêu.

C. Nghề giáo tôi yêu.

D. Thầy cô là tất cả.

 

Câu 5. Việc làm bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô giáo là:

A. Được thầy cô giúp đỡ trong quá trình học tập, em ngày càng cố gắng chăm chỉ học tập hơn để đạt đươc kết quả cao, không phụ lòng các thầy cô giáo.

B. Đi học muộn rất nhiều lần, em được thầy cô chỉ bảo, khuyên nhủ về việc đi học đúng giờ, đúng nề nếp, em cố gắng thực hiện để kết quả học tập hiệu quả hơn, không phụ lòng của các thầy cô giáo. 

C. Nhân ngày 20/11 hàng năm, em có những bông hoa tươi thắm tặng các thầy cô giáo. 

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

 

Câu 1. Bài hát nào dưới đây nói về hình ảnh của người thầy giáo, cô giáo:

A. Bụi phấn. 

B. Cô giáo em. 

C. Khi tóc thầy bạc trắng. 

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 2. Qua việc cảm thụ giai điệu, nội dung của bài hát Thầy cô là tất cả và bài hát Nhớ ơn thầy cô em rút ra được điều gì?

A. Thêm yêu quý, trân trọng, biết ơn thầy cô. 

B. Thêm yêu và gắn bó với mái trường. 

C. Biết đi học đúng giờ, chấp hành đúng nội quy trường lớp. 

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 3. Tên cô giáo là GIANG. Vậy trong tên của cô có kí hiệu tên của bao nhiêu nốt nhạc  theo chữ cái Latin?

A. 2. 

B. 3. 

C. 4. 

D. 5. 

 

Câu 4. Giọng nữ khi hát bè có mấy loại:

A. 2. 

B. 3. 

C. 4. 

D. 5. 

 

Câu 5. Khi hát bài Nhớ ơn thầy cô, cần chú ý điều gì?

A. Thả lỏng cơ thể. 

B. Gõ đệm nhẹ nhàng theo phách. 

C. Vận động cơ thể nhịp nhàng theo nhịp bài hát. 

D. Cả A, B, C đều đúng. 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm âm nhạc 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay