Trắc nghiệm chủ đề 2: Cuộc sống tươi đẹp

Âm nhạc 6 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm chủ đề 2: Cuộc sống tươi đẹp. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án powerpoint âm nhạc 6 kết nối tri thức

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

 

Câu 1. Ai là người viết nhạc và lời cho bài hát Đời sống không già vì có chúng em?

A. Nhạc Bùi Anh Tú, lời thơ Nguyễn Trọng Sửu.

B. Nhạc và lời Trịnh Công Sơn.

C. Nhạc và lời Nguyễn Đức Trung.

D. Nhạc Nguyễn Văn Hiên, lời ý thơ Từ Nguyên Thạch. 

 

Câu 2. Bài hát Đời sống không già vì có chúng em có giai điệu gì?

A. Vui tươi, rộn ràng.

B. Trầm, buồn, sâu lắng.

C. Trong trẻo, nhẹ nhàng.

D. Sâu sắc, lắng đọng. 

 

Câu 3. Bài hát Đời sống không già vì có chúng em có nội dung gì?

A. Ngợi ca tình yêu giữa con người với con người. 

B. Ngợi ca tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước của con người. 

C. Ngợi ca cuộc sống tươi đẹp với tiếng cười, tiếng hát của trẻ thơ vang lên khắp mọi nơi.

D. Ngợi ca sự đoàn kết, gắn bó giữa con người với con người sẽ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. 

 

Câu 4. Bài hát được chia làm mấy đoạn?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5. 

 

Câu 5. Nhịp ¾ là gì?

A. Số 2 biểu thị cho số phách có trong ô nhịp là 2 (1 phách mạnh, 1 phách nhẹ); số 4 biểu thị cho độ dài của mỗi phách bằng một nốt đen (nốt tròn chia cho 4).

B. Số 3 biểu thị cho số phách có trong ô nhịp là 3 (1 phách mạnh, 2 phách nhẹ); số 4 biểu thị cho độ dài của mỗi phách bằng một nốt đen (nốt tròn chia cho 4).

C. Là nhịp có một trọng âm (phách mạnh) trong một ô nhịp.

D. Là nhịp có từ 2 phách mạnh trở lên, nó có do 2 hay nhiều nhịp đơn tạo thành.

 

Câu 6. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn?

A. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sinh năm 1939 tại Huế.

B. Ông được coi là một nhạc sĩ lớn của âm nhạc, tân nhạc Việt Nam với hơn 600 ca khúc.

C. Âm nhạc của Trịnh Công Sơn vui vẻ, trong sáng, hồn nhiên. 

D. Để tôn vinh nhạc sĩ, tên của ông đã được đặt cho các đường phố ở Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh. 

 

Câu 7. Học sinh có thể hát bài Đời sống không già vì có chúng em theo hình thức:

A. Hát lĩnh xướng.

B. Hát đối đáp. 

C. Hát hòa giọng. 

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 8. Recorder có cấu tạo gồm mấy bộ phận?

A. 5. 

B. 6. 

C. 7. 

D. 8.

 

Câu 9. Sáo được giữ trên miệng như thế nào?

A. Đặt phần cong nhỏ của miệng sáo lên môi, không đưa sâu vào khoang miệng. 

B. Dùng phần đầu ngón tay bịt kín các lỗ bấm. 

C. Hít vào – thở ra nhẹ nhàng. 

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 10. Cấu tạo của kèn phím gồm mấy bộ phận?

A. 2. 

B. 3.

C. 4.

D. 5

 

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

 

Câu 1. Ý nào dưới đây không đúng:

A. Trên thế giới, có nhiều cách kí hiệu nốt nhạc nhưng phổ biến hơn cả là ghi theo hệ thống chữ cái Latin.

B. Kèn phím có cấu tạo gồm ba bộ phận là: bàn phím, ống thổi và dây nối. 

C. Âm nhạc làm cuộc sống quanh ta trở nên đẹp hơn. Hãy luôn lạc quan yêu đời và lan tỏa niềm vui, tình yêu thương đến mọi người. 

D. Chỉ cần bảo quản, vệ sinh recorder sau khi sử dụng. 

 

Câu 2. Để ghi lại những một bản nhạc cho chính xác, chúng ta cần có:

A. Nốt nhạc.

B. Khuông nhạc. 

C. Khóa nhạc.

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 3. Nốt nhạc giúp nhận biết được:

A. Cao độ và trường độ của âm thanh. 

B. Trường độ và âm sắc của âm thanh.

C. Cường độ và cao độ của âm thanh.

D. Âm sắc và cường độ của âm thanh. 

 

Câu 4. Cửa sổ (lỗ thông gió) là phần nào của recorder:

A. Phần đầu. 

B. Phần giữa.

C. Phần đuôi.

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 5. Kí hiệu D, E, F, G tương ứng với các nốt:

A. Rê, mi, pha, son. 

B. Đồ, rê, mi, pha. 

C. Mi, pha, son, la. 

D. Pha, son, la, si. 

 

Câu 6. Cấu tạo của kèn phím gồm có:

A. Phần đầu, phần giữa, phần đuôi. 

B. Bàn phím, ống thổi. 

C. Bàn phím, dây nối, ống thổi.

D. Dây nối, ống thở. 

 

Câu 7. Nốt la trong recorder dùng ngón bấm:

A. 012. 

B. 01. 

C. 0123.

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 8. Cách bấm recorder như thế nào?

A. Có thể đứng hoặc ngồi, thả lỏng vai và cánh tay khi thổi sáo. 

B. Dùng phần đầu ngón tay bịt kín các lỗ bấm. 

C. Hít vào, thở ra nhẹ nhàng. 

D. Đặt phần cong nhỏ của miệng sáo lên tay. 

 

Câu 9. Nêu cảm nhận và ý nghĩa về ý nghĩa nội dung của chủ đề Cuộc sống tươi đẹp:

A. A. Lạc quan, yêu đời và lan tỏa sự yêu thương đến mọi người

B. Luôn gắn kết, lưu giữ những kỉ niệm với bạn bè, thầy cô kính yêu.

C. Hướng tới một thế giới không còn chiến tranh, mọi người chung sống trong hòa bình.

D. Âm nhạc làm cuộc sống quanh ta trở nên đẹp hơn. Hãy luôn lạc quan yêu đời và lan tỏa niềm vui, tình yêu thương đến mọi người. 

 

Câu 10. Johann Strauss II là nhạc sĩ người:

A. Đức. 

B. Pháp.

C. Áo. 

D. Anh. 

 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

 

Câu 1. Sau khi học xong bài hát Đời sống không già vì có chúng em, em có cảm nhận gì?

A. Giai điệu vui tươi, trong sáng.

B. Thể hiện sự tự tin, nhiệt huyết của tuổi trẻ để hướng tới một cuộc sống tươi đẹp và hạnh phúc hơn.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai. 

 

Câu 2. Sau khi nghe tác phẩm The Blue Danube – Johann Strauss II, em cảm nhận được điều gì về tác phẩm:

A. Giai điệu đẹp đẽ, uyển chuyển, nhịp nhàng của điệu vasle. 

B. Tác phẩm gợi lên bức tranh êm đềm, hiền hòa của dòng sông Danube nhưng toát lên vẻ hiện đại, sống động của thành phố Viên, trung tâm của nước Áo nới có dòng sông Danube chảy qua. 

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai. 

 

Câu 3. Khi sử dụng recorder và kèn phím cần:

A. Bảo quản trước khi sử dụng. 

B. Vệ sinh sau khi sử dụng. 

C. Bảo quản sau khi sử dụng. 

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 4. Đâu không phải là một sáng tác của nhạc sĩ Trịnh Cộng Sơn:

A. Em là bông hồng nhỏ.

B. Con đường học trò. 

C. Nối vòng tay lớn. 

D. Để gió cuốn đi. 

 

Câu 5. Khi sử dụng kèn phím cần chú ý:

A. Lắp ống thổi vào thân kèn phím đúng cách. 

B. Thổi và ngắt âm bằng lưỡi. 

C. Bấm và ngắt âm trên phím kèn. 

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

 

Câu 1. Bài hát Tuổi đời mênh mông là sáng tác của nhạc sĩ nào?

A. Phạm Tuyên.

B. Trịnh Công Sơn.

C. Hoàng Lân. 

D. Xuân Giao. 

 

Câu 2. Đặc điểm trong âm nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là:

A. Giàu tình cảm, ca từ mang tình triết lí. 

B. Ca từ đơn giản, trong sáng, vui tươi. 

C. Hình ảnh sinh động, dí dóm, ca từ trong sáng. 

D. Vui vẻ, dí dỏm, ca từ dễ nhớ. 

 

Câu 3. Nhạc sĩ người Áo Johann Strauss II được mệnh danh là:

A. Vua nhạc Waltz. 

B. Vua nhạc Jazz. 

C. Cả A và B đều đúng. 

D. Cả A và B đều sai. 

 

Câu 4. The Blue Danube phát đi thông điệp:

A. Niềm hi vọng.

B. Về tình bạn. 

C. Hòa bình. 

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 5. Tên của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được đặt cho các đường phố ở:

A. Hà Nội. 

B. Thành phố Hồ Chí Minh. 

C. Thành phố Huế. 

D. Cả A, B, C đều đúng. 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm âm nhạc 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay