Trắc nghiệm chủ đề 4: Ước mơ hòa bình

Âm nhạc 6 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm chủ đề 4: Ước mơ hòa bình. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án powerpoint âm nhạc 6 kết nối tri thức

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

 

Câu 1. Ai là người viết nhạc và lời cho bài hát Những ước mơ:

A. Nhạc và lời Phạm Tuyên. 

B. Nhạc Bùi Anh Tú, lời thơ Nguyễn Trọng Sửu. 

C. Nhạc và lời Trịnh Công Sơn. 

D. Nhạc và lời Nguyễn Ngọc Thiện. 

 

Câu 2. Bài hát Những ước mơ (Nguyễn Ngọc Thiện) có giai điệu như thế nào?

A. Vui tươi. 

B. Hào hứng.

C. Sôi nổi.

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 3. Bài hát Những ước mơ (Nguyễn Ngọc Thiện) có nội dung gì?

A. Thể hiện mong ước về một tương lai tươi sáng, tràn đầy yêu thương của mọi người và cuộc sống hòa bình ở khắp nơi trên thế giới. 

B. Mơ ước về một thế giới không có chiến tranh, các quốc gia trên thế giới đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau. 

C. Cả A và B đều sai. 

D. Cả A và B đều đúng. 

 

Câu 4. Bài hát được chia thành mấy đoạn:

A. 2. 

B. 3. 

C. 4. 

D. 5. 

 

Câu 5. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện?

A. Nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện sinh năm 1951 tại thành phố Hồ Chí Minh. 

B. Ông là tác giả của nhiều ca khúc được giới trẻ yêu thích. 

C. Các ca khúc phổ biến của Nguyễn Ngọc Thiện như: Bông hồng tặng mẹ và cô, Nhớ ơn thầy cô, Bụi phấn, Khi tóc thầy bạc trắng, Ngày đâu tiên đi học.

D. Năm 2012, ông được trao tặng Giải thưởng Nhàn nước về Văn học - Nghê thuật. 

 

Câu 6. Bản giao hưởng số 9 của Beethoven có nội dung gì?

A. Thể hiện sự khát khao, niềm hi vọng của con người về cuộc sống tràn đầy hạnh phúc trong tình thân ái. 

B. Thể hiện mong ước về một tương lai tươi sáng, tràn đầy yêu thương của mọi người và cuộc sống hòa bình ở khắp nơi trên thế giới. 

C. Mơ ước về một thế giới không có chiến tranh, các quốc gia trên thế giới đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau. 

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 7. Beethoven là nhạc sĩ nổi tiếng thế giới người nước nào?

A. Áo. 

B. Đức. 

C. Pháp. 

D. Anh. 

 

Câu 8. Điều làm cho nhân loại nghiêng mình thán phục trước một thiên tai âm nhạc Beethoven khi ông viết Bản giao hưởng số 9 là:

A. Ông đã biếc hoàn toàn. 

B. Ông bị ốm nặng. 

C. Cả A và B đều sai. 

D. Cả A và B đều đúng. 

 

Câu 9. Tác phẩm Bài ca hi vọng là của nhạc sĩ nào?

A. Văn Cao. 

B. Văn Ký. 

C. Trịnh Công Sơn. 

D. Xuân Giao. 

 

Câu 10. Những tác phẩm của Beethoven chủ yếu là:

A. Nhạc không lời. 

B. Nhạc giao hưởng. 

C. Senate. 

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

 

Câu 1. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về âm nhạc của Beethoven:

A. Tác phẩm của ông chủ yếu là nhạc không lời, nhạc giao hưởng, sonate,…

B. Nhạc giao hưởng của ông được xem là những tác phẩm mẫu mực trong âm nhạc cổ điển của nhân loại. 

C. Bản giao hưởng số 8 là tác phẩm cuối cùng được chọn làm thông điệp hòa bình và thân ái, được đánh giá là đỉnh cao của văn minh nhân loại. 

D. Âm nhạc của ông sâu sắc, chứa đựng tinh thần nhân văn cao cả. 

 

Câu 2. Em có có nhận gì khi nghe giai điệu của Bản giao hưởng số 9:

A. Giai điệu bản giao hưởng vang lên vừa hùng tráng, vừa hân hoan, vừa réo rắt, bi thương. 

B. Bản giao hưởng đã khơi dậy trong lòng người nghe niềm cảm hứng dạt dào yêu thương, vẽ ra một tương lai tươi sáng, hạnh phúc ngập tràn. 

C. Cả A và B đều đúng. 

D. Cả A và B đều sai. 

 

Câu 3. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về nghệ sĩ nhân dân Đặng Thái Sơn:

A. Ông là nghệ sĩ piano châu Á đầu tiên giành giải nhất cuộc thi piano quốc tế Frederic Chopin lần thứ X tổ chức tại Ba Lan năm 1980. 

B. Ông là một trong số ít những nghệ sĩ trên thế giới đã thu âm toàn bộ các tác phẩm của nhạc sĩ thiên tài Frederic Chopin. 

C. Hiện nay, Đặng Thái Sơn giảng dạy tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, 

D. Ông được mời giảng dạy âm nhạc ở nhiều trường Học viện âm nhạc danh tiếng. 

 

Câu 4. Chương IV Bản giao hưởng số 9 được chuyển soạn thành ca khúc và dịch sang tiếng Việt có tên là:

A. Bài ca hòa bình. 

B. Khúc ca hòa bình. 

C. Thế giới hòa bình. 

D. Giai điệu hòa bình. 

 

Câu 5. Câu hát “Ca hát cùng ngàn mây rồi mặt trời đỏ tươi tỏa sáng” nằm trong bài hát:

A. Trái đất này là của chúng mình. 

B. Những ước mơ. 

C. Bông hồng tặng mẹ và cô.

D. Tuổi đời mênh mông. 

 

3. VẬN DỤNG (3 câu)

 

Câu 1. Khi hát bài hát Những ước mơ cần lưu ý điều gì?

A. Ngân đủ 2 phách trường độ nốt trắng (lời ca: tay, cao, nam), đủ 4 phách với những nốt có nối 2 nốt trắng (lời ca: sáng, vàng). 

B. Hát chuẩn xác những tiết tấu đơn thuần chấm dôi (nào ta, tay cho, rồi ta, mây bay). 

C. Hát rõ lời, đúng tốc độ. Tập hát diễn cảm, tiếng hát nhẹ nhàng, mềm mại, nhấn mạnh vào phách mạnh. 

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 2. Nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học – Nghệ thuật năm:

A. 2011. 

B. 2012. 

C. 2013. 

D. 2014. 

 

Câu 3. Bản nhạc giao hưởng số 9 của Beethoven được sáng tác vào năm:

A. 1823. 

B. 1824. 

C. 1825. 

D. 1826. 

 

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

 

Câu 1. Qua tìm hiểu tác giả, tác phẩm Bài ca hy vọng, em biết được điều gì?

A. Luôn có niềm tin để vượt qua khó khăn và hưởng tới tương lai tốt đẹp. 

B. Có ý thức bảo vệ, xây dựng quê hương đất nước bằng những việc làm thiết thực. 

C. Cả A và B đều đúng. 

D. Cả A và B đều sai. 

 

Câu 2. Cách nghe nhạc và cảm thụ bản Giao hưởng số 9 của tác giả Beethoven là:

A. Thả lỏng cơ thể, thư giãn. 

B. Lắng nghe, cảm nhận giai điệu và âm sắc của các loại nhạc cụ trong bản hòa tấu. 

C. Không nhận xét, bàn luận khi nghe tác phẩm. 

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 3. Có thể biểu diễn bài hát Những ước mơ theo hình thức:

A. Hát có lĩnh xướng và hòa giọng. 

B. Hát kết hợp vận động phụ họa. 

C. Cả A và B đều đúng. 

D. Cả A và B đều sai. 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm âm nhạc 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay