Trắc nghiệm chủ đề 2: Bài ca hòa bình

Âm nhạc 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm chủ đề 2: Bài ca hòa bình. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

 

Câu 1. Ai là người viết nhạc và lời cho bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ?

A. Trịnh Công Sơn. 

B. Hoàng Long, Hoàng Lân. 

C. Phạm Tuyên. 

D. Đỗ Nhuận. 

 

Câu 2. Tiếng chuông và ngọn cờ được nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác năm nào?

A. 1984. 

B. 1985.

C. 1986. 

D. 1987. 

 

Câu 3. Bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

A. Hưởng ứng phong trào quốc tế thiếu nhi Ngọn cờ hòa bình. 

B. Chào mừng ngày Tết thiếu nhi 1/6/1985. 

C. Cả A và B đều sai. 

D. Cả A và B đều đúng. 

 

Câu 4. Bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ được viết theo thể loại nào?

A. Nhạc cách mạng.

B. Hành khúc. 

C. Tình khúc.

D. Trường ca.

 

Câu 5. Bài hát Tiếng chuông và hòa bình gồm mấy đoạn?

A. 2. 

B. 3. 

C. 4. 

D. 5. 

 

Câu 6. Nội dung của bài hát Tiếng chuông và hòa bình là:

A. Ước vọng của nhân dân Việt Nam về một cuộc sống thanh bình, không có chiến tranh. 

B. Ước vọng của tuổi thơ mong muốn cuộc sống hòa bình, hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới. 

C. Cả A và B đều đúng. 

D. Cả A và B đều sai. 

 

Câu 7. Đâu là bài hát được viết theo thể loại hành khúc của nhạc sĩ Văn Cao?

A. Thiên thai. 

B. Suối mơi. 

C. Tiến quân ca. 

D. Mùa xuân đầu tiên. 

 

Câu 8. Đâu là bài hát được viết theo thể loại trữ tình của nhạc sĩ Văn Cao?

A. Làng tôi. 

B. Tiến quân ca. 

C. Chiến sĩ Việt Nam. 

D. Tiến về Hà Nội. 

 

Câu 9. Nhạc sĩ Văn Cao sáng tác bài hát Tiến về Hà Nội vào mùa xuân năm nào?

A. 1948. 

B. 1949. 

C. 1950. 

D. 1951. 

 

Câu 10. Nội dung của bài hát Tiến về Hà Nội là:

A. Bức tranh toàn cảnh Thủ đô Hà Nội tưng bừng, náo nức chào đón đoàn quân chiến thắng trở về. 

B. Khát vọng độc lập, tự do, hòa bình của người dân Hà Nội. 

C. Cả A và B đều đúng. 

D. Cả A và B đều sai. 

 

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

 

Câu 1. Ý nào dưới đây không đúng:

A. Trong âm nhạc, ngoài kí hiệu các âm bằng nốt nhạc ghi trên năm dòng kẻ (khuông nhạc), còn có các kí hiệu tên 7 nốt nhạc dựa trên bảng chữ cái Latin. 

B. Kèn phím có cấu tạo gồm ba bộ phận là: bàn phím, ống thổi và dây nối. 

C. Nốt Si trong recoder bấm lỗ 0, lỗ 1 và lỗ 2. Ngón cái của tay phải giữ thăng bằng. 

D. Cả A, B, C đều không đúng. 

 

Câu 2. Nốt la trong recorder dùng ngón bấm:

A. 012. 

B. 01. 

C. 0123.

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 3. Kí hiệu D, E, F, G tương ứng với các nốt:

A. Rê, mi, pha, son. 

B. Đồ, rê, mi, pha. 

C. Mi, pha, son, la. 

D. Pha, son, la, si. 

 

Câu 4. Ý nào dưới đây là đúng khi nói về nhạc sĩ Văn Cao:

A. Văn Cao là một trong những nhạc sĩ thuộc thế hệ “cánh chim đầu đàn”, có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam hiện đại. 

B. Các ca khúc của nhạc sĩ Văn Cao phong phú với nhiều thể loại: trữ tình, hành khúc, chính ca. 

C. Những sáng tác của nhạc sĩ Văn Cao luôn mang tính nhân văn sâu sắc, thấm đượm tình yêu cuộc sống và thể hiện khát vọng hòa bình, độc lập, tự do của dân tộc. 

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 5. Sau khi nghe và học các bài hát về chủ đề Bài ca hòa bình, giúp em hình thành phẩm chất gì?

A. Yêu nước.

B. Nhân ái

C. Có tinh thần trách nhiệm với đất nước, dân tộc. 

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 6. Nhạc sĩ Văn Cao được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật vào năm:

A. 1996. 

B. 1997. 

C. 1998. 

D. 1999. 

 

Câu 7. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về bài hát Tiến quân ca:

A. Nhạc sĩ Văn Cao sáng tác bài hát Tiến về Hà Nội vào mùa xuân năm 1949, khi ông dự cảm về ngày vui giải phóng Thủ đô. 

B. Tiến về Hà Nội là bài hát tiêu biểu cho thể loại trữ tình trong các sáng tác của Văn Cao. 

C.Tiến về Hà Nội mang âm điệu hào hùng, khỏe khoắn. 

D. Bài hát vẽ lên bức tranh toàn cảnh Thủ đô Hà Nội tưng bừng, náo nức đón chào chiến thắng đoàn quân trở về. 

 

Câu 8. Những sáng tác của nhạc sĩ Văn Cao có đặc điểm gì?

A. Luôn mang tính nhân văn sâu sắc. 

B. Thấm đượm tình yêu cuộc sống. 

C. Thể hiện khát vọng hòa bình, độc lập, tự do của dân tộc. 

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 9. Kí hiệu C, G, A, B tương ứng với các nốt:

A. Đồ, Rê, Mi, Pha.

B. Rê, Mi, Pha, Son.

C. Đô, Son, La, Si. 

D. Son, La, Si, Đô. 

 

Câu 10. Bài hát nào của nhạc sĩ Văn Cao vinh dự được chọn làm Quốc ca Việt Nam?

A. Tiến quân ca. 

B. Tiến về Hà Nội. 

C. Chiến sĩ Việt Nam. 

D. Lãng tôi. 

 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

 

Câu 1. Cách bấm recorder như thế nào?

A. Có thể đứng hoặc ngồi, thả lỏng vai và cánh tay khi thổi sáo. 

B. Dùng phần đầu ngón tay bịt kín các lỗ bấm. 

C. Hít vào, thở ra nhẹ nhàng. 

D. Đặt phần cong nhỏ của miệng sáo lên tay. 

 

Câu 2. Khi sử dụng recorder và kèn phím cần:

A. Bảo quản trước khi sử dụng. 

B. Vệ sinh sau khi sử dụng. 

C. Bảo quản sau khi sử dụng. 

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 3. Khi sử dụng kèn phím cần chú ý:

A. Lắp ống thổi vào thân kèn phím đúng cách. 

B. Thổi và ngắt âm bằng lưỡi. 

C. Bấm và ngắt âm trên phím kèn. 

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 4. Tiến quân ca, Tiến về Hà Nội đều là những bài hát:

A. Do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác.

B. Là những bài hát thuộc thể loại hành khúc. 

C. Cả A và B đều đúng. 

D. Cả A và B đều sai. 

 

Câu 5. Bài hát nào dưới đây có cùng chủ đề Bài ca hòa bình?

A. Tiếng chuông và ngọn cờ. 

B. Chúng em cần hòa bình. 

C. Em như chim bồ câu trắng.

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

 

Câu 1. Hành khúc là một thể loại âm nhạc được phân theo chức năng của:

A. Âm nhạc quân sự. 

B. Âm nhạc chiến tranh. 

C. Cả A và B đều đúng. 

D. Cả A và B đều sai. 

 

Câu 2. Recorder có cấu tạo gồm mấy bộ phận?

A. 5. 

B. 6. 

C. 7. 

D. 8.

 

Câu 3. Sáo được giữ trên miệng như thế nào?

A. Đặt phần cong nhỏ của miệng sáo lên môi, không đưa sâu vào khoang miệng. 

B. Dùng phần đầu ngón tay bịt kín các lỗ bấm. 

C. Hít vào – thở ra nhẹ nhàng. 

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 4. Cấu tạo của kèn phím gồm mấy bộ phận?

A. 2. 

B. 3.

C. 4.

D. 5. 

 

Câu 5. Đâu không phải là bài hát thuộc thể loại hành khúc?

A. Tiến quân ca. 

B. Tiến về Hà Nội.

C. Mùa xuân đầu tiên. 

D. Chiến sĩ Việt Nam

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm âm nhạc 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay