Trắc nghiệm chủ đề 1: Vui bước đến trường

Âm nhạc 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm chủ đề 1: Vui bước đến trường. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

 

Câu 1. Ai là người viết nhạc và lời cho bài hát Mùa khai trường?

A. Nhạc Bùi Anh Tú, lời thơ Nguyễn Trọng Sửu.

B. Nhạc và lời Nguyễn Đức Trung.

C. Nhạc và lời Phan Việt Phương. 

D. Nhạc Nguyễn Văn Hiên, lời ý thơ Từ Nguyên Thạch. 

 

Câu 2. Bài hát Mùa khai trường được chia thành mấy đoạn?

A. 2. 

B. 3. 

C. 4.

D. 5. 

 

Câu 3. Bài hát Mùa khai trường được sáng tác vào năm nào?

A. 2012. 

B. 2013. 

C. 2014. 

D. 2015. 

 

Câu 4. Bài hát Mùa khai trường có giai điệu như thế nào?

A. Vui tươi, hồn nhiên. 

B. Trầm lắng, suy tươi. 

C. Nhẹ nhàng, tha thiết. 

D. Cả A, B, C đều sai. 

 

Câu 5. Người ta dùng các từ ngữ nào để chi âm sắc:

A. Trong/trong trẻo. 

B. Đục/đùng đục. 

C. Ngọt ngào, ấm áp. 

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 6. Ai là người sáng tác bài hát Lên đàng?

A. Phạm Tuyên. 

B. Trịnh Công Sơn. 

C. Lưu Hữu Phước.

D. Hoàng Long, Hoàng Lân. 

 

Câu 7. Bài hát Lên đàng được nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sáng tác năm nào?

A. 1942. 

B. 1943.

C. 1944. 

D. 1945.

 

Câu 8. Ý nào dưới đây là đúng khi nói về bài hát Lên đàng?

A. Bài hát thuộc thể loại hành khúc, giai điệu mạnh mẽ, là lời kêu gọi, cổ vũ nhân dân xuống đường tham gia vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. 

B. Bài hát Lên đàng có sức lan tỏa rộng rãi trong ngày Cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống xâm lược của nhân dân ta. 

C. Bài hát là lời thúc giục thế hệ trẻ hăng say lao động và học tập để trở thành những người chủ tương lai đất nước. 

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 9. Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước quê ở:

A. Hà Nội. 

B. Thái Nguyên. 

C. Cần Thơ. 

D. Thành phố Hồ Chí Minh. 

 

Câu 10. Các kí hiệu nốt tròn, trắng, đen, móc đơn dùng để biểu thị?

A. Cao độ. 

B. Trường độ. 

C. Cường độ. 

D. Âm sắc. 

 

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

 

Câu 1. Bài hát Mùa khai trường có nội dung gì?

A. Sự bỡ ngỡ của các em về thầy cô giáo, trường lớp. 

B. Niềm hân hoan của các em học sinh khi bước vào năm học mới. 

C. Sự mong mỏi của các em học sinh khi được đến trường sau kì nghỉ hè. 

D. Tình yêu của các em học sinh với trường, lớp. 

 

Câu 2. Các sắc thái khác nhau của âm thanh như tiếng sáo, piano, trống, kèn, tiếng hát,…là thuộc tính cơ bản nào của âm thanh có tính nhạc?

A. Cường độ.

B. Âm sắc.

C. Cao độ.

D. Trường độ. 

 

Câu 3. Cường độ là:

A. Độ cao, thấp, trầm, bổng của âm thanh.

B. Các sắc thái khác nhau của âm thanh như tiếng sáo, piano, trống, kèn, tiếng hát,…

C. Độ mạnh, nhẹ hoặc to, nhỏ của âm thanh.

D. Độ ngân dài, ngắn của âm thanh.

 

Câu 4. Độ ngân dài, ngắn của âm thanh là:

A. Âm sắc. 

B. Trường độ.

C. Cao độ.

D. Cường độ. 

 

Câu 5. Cao độ là:

A. Độ cao, thấp, trầm, bổng của âm thanh.

B. Độ mạnh, nhẹ hoặc to, nhỏ của âm thanh.

C. Độ ngân dài, ngắn của âm thanh.

D. Các sắc thái khác nhau của âm thanh như tiếng sáo, piano, trống, kèn, tiếng hát,…

 

Câu 6. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước?

A. Lưu Hữu Phước nổi tiếng với những bài hát tràn đầy khí thế cách mạng. Các ca khúc của ông không chỉ có giá trị nghệ thuật mà còn gắn với những sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước. 

B. Ông là một trong những nhạc sĩ thuộc thế hệ đầu tiên của âm nhạc Việt Nam cận đại. 

C. Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật năm 1996. 

D. Ông là tác giả của nhiều bài hành khúc tiêu biểu. 

 

Câu 7. Vì sao bài hát Lên đàng có sức lan tỏa rộng rãi trong những ngày Cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống xâm lược của nhân dân ta?

A. Vì bài hát là giai điệu mạnh mẽ, là lời kêu gọi, vổ vũ nhân dân xuống đường tham gia vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. 

B. Vì bài hát là lời thúc giục thế hệ trẻ hăng say lao động và học tập để trở thành những người chủ tương lai đất nước. 

C. Cả A và B đều sai. 

D. Cả A và B đều đúng. 

 

Câu 8. Sau khi nghe những bài hát về chủ để Vui bước đến trường, em có suy nghĩ gì?

A. Được bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, tự tin. 

B. Tự tin và thêm yêu mến gắn bó với mái trường. 

C. Cả A và B đều sai. 

D. Cả A và B đều đúng. 

 

Câu 9. Các kí hiệu f (mạnh), p (yếu) dùng để biểu thị:

A. Cường độ. 

B. Âm sắc. 

C. Trường độ. 

D. Âm sắc. 

 

Câu 10. Nhịp 2/4 là gì?

A. Số 2 biểu thị cho số phách có trong ô nhịp là 2 (1 phách mạnh, 1 phách nhẹ); số 4 biểu thị cho độ dài của mỗi phách bằng một nốt đen (nốt tròn chia cho 4).

B. Số 3 biểu thị cho số phách có trong ô nhịp là 3 (1 phách mạnh, 2 phách nhẹ); số 4 biểu thị cho độ dài của mỗi phách bằng một nốt đen (nốt tròn chia cho 4).

C. Là nhịp có một trọng âm (phách mạnh) trong một ô nhịp.

D. Là nhịp có từ 2 phách mạnh trở lên, nó có do 2 hay nhiều nhịp đơn tạo thành.

 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

 

Câu 1. Đâu không phải là một sáng tác của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước?

A. Tiến về Sài Gòn. 

B. Hồn tử sĩ. 

C. Việt Nam quê hương tôi. 

D. Bạch Đằng giang. 

 

Câu 2. Đâu không phải là một bài hát về thiếu nhi của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước?

A. Múa vui. 

B. Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng. 

C. Reo vang bình minh. 

D. Thiếu nhi thế giới liên hoan. 

 

Câu 3. Đâu là một bài hát có chủ đề Vui bước đến trường?

A. Bụi phấn. 

B. Nhớ ơn thầy cô. 

C. Mùa khai trường. 

D. Khi tóc thầy bạc trắng. 

 

Câu 4. Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đã được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh vào năm nào?

A. 1994. 

B. 1996. 

C. 1998. 

D. 2000.

Câu 5. Lưu Hữu Phước là một trong những thành viên thành lập ra cơ quan nào?

A. Viện nghiên cứu Âm nhạc Việt Nam. 

B. Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam. 

C. Học viện Âm nhạc Huế. 

D. Viện nghiên cứu và bảo tồn âm nhạc Việt Nam. 

 

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

 

Câu 1. Em có thể biểu diễn bài hát Mùa khai trường ở đâu?

A. Trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa trường, lớp.

B. Hát cho người thân nghe.

C. Trong ngày khai giảng năm học mới. 

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 2. Nhịp 2/4 thường dùng trong những tác phẩm nào âm nhạc nào?

A. Các bản nhạc mang tính chất nhịp nhàng vuitươi, sinh động. Nhạc múa ở Châu Âu.

B. Các bài hát thiếu nhi hoặc hành khúc.

C. Cả A và B đều đúng. 

D. Cả A và B đều sai.

 

Câu 3. Bài hát nào dưới đây nói về bạn bè, thầy cô, mái trường:

A. Mái trường mến yêu.

B. Bụi phấn.

C. Bài học đầu tiên.

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 4. Bài hát nào dưới đây của nhạc sĩ Lưu Hước Phước không thuộc thể loại hành khúc?

A. Hồn sĩ tử. 

B. Tiếng gọi thanh niên. 

C. Giải phóng miền Nam. 

D. Tiến về Sài Gòn. 

 

Câu 5. Bài hát nào dưới đây của nhạc sĩ Lưu Hước Phước không thuộc thể loại chính ca?

A. Hồn tử sĩ. 

B. Ca ngợi Hồ Chủ Tịch. 

C. Cả A và B đều đúng. 

D. Cả A và B đều sai. 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm âm nhạc 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay