Trắc nghiệm chủ đề 4: Khúc hát quê hương

Âm nhạc 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm chủ đề 4: Khúc hát quê hươngg. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

 

Câu 1. Bài hát Đi cắt lúa (sưu tầm Lê Toàn Hùng, đặt lời mới Lê Minh Châu) thuộc dân ca gì?

A. Hrê (Tây Nguyên).

B. Nam Bộ. 

C. Khơ-mú.

D. Trung Bộ. 

 

Câu 2. Bài hát Đi cắt lúa (dân ca Hrê) có gia điệu gì?

A. Vui tươi, trong sáng. 

B. Phấn khởi, lạc quan. 

C. Cả A và B đều đúng. 

D. Cả A và B đều sai. 

 

Câu 3. Nội dung của bài hát Đi cắt lúa (dân ca Hrê) là:

A. Sự hào hứng, vui vẻ của đồng bào dân tộc khi đi cắt lúa.

B. Niềm vui khi đi cắt lúa, sự phấn khởi mừng mùa màng bội thu. 

C. Khung cảnh mùa màng ngày cắt lúa.

D. Cả A, B, C đều sai. 

 

Câu 4. Bài hát Đi cắt lúa (dân ca Hrê) gồm mấy đoạn nhạc?

A. 1. 

B. 2. 

C. 3.

D. 4. 

 

Câu 5. Ý nào dưới đây là đúng khi nói về cung và nửa cung?

A. Là đơn vị thường dùng để xác định khoảng cách giữa hai cao độ trong âm nhạc. 

B. Giữa các bậc cơ bản liền kề có 5 khoảng cách một cung và 2 khoảng cách nửa cung. 

C. Cả A và B đều đúng. 

D. Cả A và B đều sai. 

 

Câu 6. Đàn bầu còn được gọi là:

A. Vĩ cầm. 

B. Độc huyền cầm. 

C. Dương cầm.

D. Nhị. 

 

Câu 7. Miền Nam gọi đàn nhị là:

A. A. Vĩ cầm. 

B. Độc huyền cầm. 

C. Dương cầm.

D. Đàn cò. 

 

Câu 8. Cung đàn đất nước được Xuân Khải soạn cho loại đàn nào?

A. Đàn tranh. 

B. Đàn bầu. 

C. Đàn nhị. 

D. Dương cầm.

 

Câu 9. Đặc điểm chung của đàn bầu và đàn nhị là:

A. Là các nhạc cụ dây. 

B. Có thể dùng để độc tấu, hòa tấu hoặc đệm cho hát. 

C. Là những nhạc cụ mang đậm bản sắc truyền thống Việt Nam. 

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 10. Câu hát mở đầu trong bài Đi cắt lúa là:

A. Đàn em vui hát ca hòa với tiếng chiêng vang lừng. 

B. Đón lúa đang về ấm nó khắp buôn làng mình. 

C. Từng đàn em vui hát ca mừng lúa ngát hương. 

D. Đón lúa đang về sướng vui khắp buôn làng mình. 

 

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

 

Câu 1. Nốt Đô trong sáo Recorder dùng ngón bấm:

A. Lỗ 0, 1. 

B. Lỗ 0, 2. 

C. Lỗ 2, 3.

D. Lỗ 1, 2, 3. 

 

Câu 2. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về loại nhạc cụ truyền thống Việt Nam – đàn bầu:

A. Đàn chỉ có một dây, người chơi dùng que để gảy vào dây, một đầu đàn có vòi trẻ dài uốn cong, xuyên ngang qua vỏ quả bầu khô. 

B. Tuy chỉ có một dây nhưng âm thanh của đàn bầu rất đặc sắc: thánh thót, thiết tha, trầm tư, ngọt ngào. 

C. Là loại nhạc cụ cổ nhất được truyền vào Việt Nam từ xa xưa. 

D. Tiếng đàn bầu sâu lắng chứa đựng những thăng trầm của lịch sử, tiếng nói chân thành, đằm thắm của người Việt Nam. 

 

Câu 3. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về đàn nhị?

A. Được làm bằng gỗ, là một trong những nhạc cụ cổ truyền được du nhập vào Việt Nam từ xa xưa. 

B. Người chơi dùng tay trái kéo cung vĩ, tay phải bấm trên dây đàn. 

C. Âm thanh của đàn nhị trong sáng, ngân nga, réo rắt, có khả năng diễn tả nhiều cung bậc tình cảm của con người. 

D. Miền Nam gọi đàn nhị là đàn cò. 

 

Câu 4. Khi hát bài Đi cắt lúa (dân ca Hrê), em cần chú ý điều gì?

A. Hát với tốc độ vừa phải, thể hiện sự phấn khởi. 

B. Hát kết hợp vận động theo nhạc với phong cách nhảy múa của vùng Tây Nguyên. 

C. Cả A và B đều đúng. 

D. Cả A và B đều sai. 

 

Câu 5. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về tác phẩm Cung đàn đất nước (trích) của Xuân Khải?

A. Tác phẩm được nhạc sĩ soạn cho đàn bầu hòa tấu cùng dàn nhạc dân tộc. 

B. Phần đầu của tác phẩm cóa giai điệu mượt mà, trong sáng, tốc độ chậm. 

C. Tác phẩm như một bức tranh miêu tả hình ảnh đất nước Việt Nam đầy màu sắc, sức sống. 

D. Phần sau của tác phẩm có tốc độ chậm hơn, giai điệu trầm xuống, lắng đọng. 

 

Câu 6. Từ ngữ nào không được dùng để miêu tả âm thanh của tiếng đàn bầu?

A. Thánh thót. 

B. Khè khè. 

C. Trầm tư. 

D. Ngọt ngào. 

 

Câu 7. Âm thanh của tiếng đàn nhị có khả năng diễn tả cung bậc tình cảm nào của con người:

A. Buồn thảm.

C. Trữ tình. 

C. Vui tươi.

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 8. Sau khi nghe bài hát về chủ đề Khúc hát quê hương, em có suy nghĩ gì?

A. Thêm trân trọng và biết giữ gìn những giá trị âm nhạc dân tộc. 

B. Tự hào về vẻ đẹp của quê hương, đất nước. 

C. Cả A và B đều đúng. 

D. Cả A và B đều sai. 

 

Câu 9. Từ ngữ nào không được dùng để miêu tả âm thanh của tiếng đàn nhị?

A. Réo rắt

B. Khè khè. 

C. Ngân nga.

D. Trong sáng. 

 

Câu 10. Đàn bầu là có mấy dây?

A. 1. 

B. 2.

C. 4. 

D. 6. 

 

3. VẬN DỤNG (3 câu)

 

Câu 1. Tây Nguyên nổi tiếng với đặc điểm văn hóa gì?

A. Văn hóa cồng chiêng. 

B. Những điệu múa có tiết tấu sôi động. 

B. Những bài dân ca đặc sắc. 

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 2. Đâu không phải là một loại nhạc cụ dân tộc:

A. Đàn bầu. 

B. Đàn phím điện tử.

C. Đàn tranh. 

D. Đàn nhị. 

 

Câu 3. Đâu là một loại nhạc cụ của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên:

A. Sáo trúc.

B. Nhị.

C. Đàn tơ-rưng. 

D. Khèn. 

 

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

 

Câu 1. Vùng đất Tây Nguyên là nơi sinh sống của dân tộc ít người nào?

A. Ê-đê.

B. Xơ-đăng. 

C. Ba-na.

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 2. Loại nhạc cụ truyền thống độc đáo ở vùng núi phía Bắc là:

A. Sáo. 

B. Khèn. 

C. Trống cơm. 

D. Đàn Tơ-rưng. 

 

Câu 3. Loại nhạc cụ luôn gắn liền với khung ảnh làng quê thanh bình của Việt Nam là:

A. Sáo trúc. 

B. Khèn. 

C. Đàn bầu. 

D. Đàn tranh.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm âm nhạc 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay