Trắc nghiệm chủ đề 5: Bài ca lao động

Âm nhạc 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm chủ đề 5: Bài ca lao động. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án powerpoint Âm nhạc 6 chân trời sáng tạo

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

 

Câu 1. Bài hát Hò ba lí của dân ca nào?

A. Dân ca Nam Bộ. 

B. Dân ca Bắc Bộ. 

C. Dân ca Quảng Nam. 

D. Dân ca Ê-đê. 

 

Câu 2. Thể loại dân ca thường gắn với nhịp điệu lao động, để động viêm, cổ vũ, bày tỏ tình cảm hoặc giải trí sau những giờ làm việc mệt nhọc là:

A. Hò. 

B. Bài chòi. 

C. Tân cổ.

D. Hát văn. 

 

Câu 3. Lời ca của thể loại dân gian ho như thế nào?

A. Sử dụng các câu thơ lục bát. 

B. Được hát theo lối đối đáp xướng – xô. 

C. Cả A và B đều đúng. 

D. Cả A và B đều sai. 

 

Câu 4. Bài hát Hò ba lí có nội dung gì?

A. Vẻ đẹp của người nông dân trong lao động. 

B. Niềm lạc quan yêu đời và tình yêu bình dị của người nông dân trong lao động. 

C. Sự cố gắng, niềm say mê, hăng hái lao động của người lao động. 

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 5. Nghệ nhân Hà Thị Cầu nổi tiếng trong lĩnh vực nghệ thuật nào?

A. Hát Văn. 

B. Hát Chầu văn. 

C. Hát Xẩm. 

D. Hát bài chòi. 

 

Câu 6. Những đóng góp của nghệ nhân Hà Thị Cầu cho nghệ thuật hát xẩm là:

A. Tự đặt lời mới mang hơi thở thời đại cho các làn điệu xẩm truyền thống. 

B. Có khả năng vừa ăn trầu, vừa kéo nhị. 

C. Chân cặp sênh gõ phách một cách thuần thục, điêu luyện, đem đến sự độc đáo cho thể loại hát xẩm. 

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 7. Nghệ nhân Hà Thị Cầu được trao tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian, Huy chương vì sự nghiệp văn nghệ dân gian Việt Nam và danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú vào năm nào?

A. 2002. 

B. 2003. 

C. 2004. 

D. 2005. 

 

Câu 8. Hò là thể loại dân gian:

A. Thường gắn với nhịp điệu lao động, để động viêm, cổ vũ, bày tỏ tình cảm hoặc giải trí sau những giờ làm việc mệt nhọc

B. Gắn với lễ nghi phong tục hát thờ thần, thành hoàng với hình thức nghệ thuật đa yếu tố: có nhạc, hát, múa. 

C. Gắn liền với nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng thờ Mẫu và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần. 

D. Cả A, B, C đều sai. 

 

Câu 9. Loại nhạc cụ dân tộc theo nghệ nhân Hà Thị Cầu khắp các xóm, chợ, làng quê là:

A. Đàn tranh. 

B. Đàn nhị. 

C. Đàn bầu. 

D. Sáo trúc. 

 

Câu 10. Bà Hà Thị Câu quê ở:

A. Tỉnh Thái Bình. 

B. Tỉnh Ninh Bình. 

C. Tỉnh Nam Định. 

D. Tỉnh Hà Nam. 

 

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

 

Câu 1. Nốt Rê trong sáo Recorder dùng ngón bấm:

A. Lỗ 0, 1. 

B. Lỗ  2. 

C. Lỗ 2, 3.

D. Lỗ 1, 2, 3. 

 

Câu 2. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về nghệ nhân Hà Thị Cầu:

A. Là người lưu giữ được nhiều làn điệu cổ của thể loại hát Xẩm. 

B. Cách hát của bà mang đậm yếu tố vang, luyến láy của ca hát dân gian. 

C. Tiếng hát của bà luôn chất chứa những nỗi lòng, nhiều suy tư, trăn trở về cuộc sống. 

D. Bà được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú vào năm 2004. 

 

Câu 3. Sau khi học chủ đề Bài ca lao động, em có suy nghĩ gì?

A. Rèn luyện tính chăm chỉ trong học tập và lao động. 

B. Tự hào với truyền thống của cha ông. 

C. Có ý thức gìn giữ âm nhạc dân tộc. 

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 4. Vẻ đẹp trong câu hát không thể trộn lẫn của nghệ nhân Hà Thị Cầu là:

A. Mang đậm yếu tố vang, rền. 

B. Có sự luyến láy của ca hát dân gian. 

C. Cả A và B đều đúng. 

D. Cả A và B đều sai. 

 

Câu 5. Câu hát mở đầu cho bài hát Hò ba lí là:

A. Ba lí tang tình mà nghe ta hò ba lí tình tang ba lí tình tang. 

B. Trèo lên trên rẫy khoai lang. 

C. Ta hò ba lí tình tang, ba lí tình tang. 

D. Chẻ trẻ mà đan sịa là hố cho nàng phơi khoai khoan hô khoan là hố hò khoan.  

 

3. VẬN DỤNG (2 câu)

 

Câu 1. Bài hát nào dưới đây nói về chủ đề Bài ca lao động:

A. Hò ba lí. 

B. Hò kéo pháo. 

C. Bài ca lao động. 

D. Cả A và C đều đúng. 

 

Câu 2. Năm 2004, bà Hà Thị Cầu được trao tặng những giải thưởng gì?

A. Danh hiệu Nghệ nhân dân gian. 

B. Huy chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian Việt Nam. 

C. Danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. 

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

 

Câu 1. Ý nào dưới đây là đúng khi nói về hát xẩm:

A. Là một thể loại âm nhạc dân gian chuуên nghiệp.

B. Một lối diễn хướng dân gian độc đáo trong kho tàng âm nhạc cổ truуền của dân tộc Việt Nam.

C. Nghệ thuật hát Xẩm được hình thành ᴠào khoảng thế kỷ thứ XIV. Từ khi ra đời đến khoảng nửa đầu thế kỷ XX, hát Xẩm được gọi ᴠới những tên khác nhau như hát rong, hát dạo.

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 2. Những chủ đề thường được đề cập đến trong hát xẩm là:

A. Công cha nghĩa mẹ, tình уêu, tình ᴠợ chồng, tình huуnh đệ, tình cảm riêng tư của mỗi con người. 

B. Những ᴠấn đề mang tính thời ѕự cập nhật, đả kích ᴠà phê phán những thói hư tật хấu của хã hội đương thời. 

C. Cả A và B đều đúng. 

D. Cả A và B đều sai. 

 

Câu 3. Xẩm Thập âm được đặt theo:

A. Nội dung hoặc tên bài xẩm. 

B. Không gian biểu diễn. 

B. Mục đích bài xẩm. 

D. Nguồn gốc. 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm âm nhạc 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay