Trắc nghiệm công dân 12 Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ

Bộ câu hỏi Trắc nghiệm công dân 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 7: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ

(45 câu)

1. NHẬN BIẾT (16 câu)

Câu 1: Công dân từ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân?

A. Từ đủ 18 tuổi.         B. Từ đủ 19 tuổi.      C. Từ đủ 20 tuổi.                                    D. Từ đủ 21 tuổi.

Câu 2: Quyền bầu cử của công dân được quy định:

A. Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử.

B. Ai cũng có quyền bầu cử.

C. Công dân bị kỷ luật ở cơ quan thì không được bầu cử.

D. Công dân tự ứng cử thì không được bầu cử.

Câu 3: Công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên mới được quyền ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân?

A. Đủ 20 tuổi.              B. Đủ 21 tuổi.          C. Đủ 19 tuổi.                                          D. Đủ 18 tuổi.

Câu 4: Nguyên tắc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân là

A. khẩn trương, công khai, minh bạch.

B. dân chủ, công bằng, tiến bộ, văn mình.

C. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

D. phổ biến, rộng rãi, chính xác.

Câu 5: Một trong các nội dung quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia

A. thảo luận vào các công việc chung của đất nước.

B. xây dựng văn bản pháp luật về chính trị, kinh tế.

C. phê phán cơ quan nhà nước trên Facebook.

D. giữ gìn an ninh, trật tự xã hội.

Câu 6: Người nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử?

A. Người đang đi công tác xa nhà.

B. Người đang bị tình nghi vi phạm pháp luật.

C. Người đang ốm nằm điều trị ở nhà.

D. Người đang phải cháp hành hình phạt tù.

Câu 7: Ai dưới đây có quyền khiếu nại?

A. Mọi cá nhân, tổ chức.                             

B. Chỉ có cá nhân.

C. Những người từ 20 tuổi trở lên.               

D. Chỉ những người là công chức nhà nước.

Câu 8: Việc công dân kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội là thể hiện quyền

A. tham gia xây dựng đất nước.                    B. tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

C. dân chủ trong xã hội.                               D. tự do ngôn luận.

Câu 9: Chủ thể nào dưới đây có quyền tố cáo?

A. Mọi công dân.                                          B. Mọi cá nhân, tổ chức.

C. Chỉ những người có thẩm quyền.             D. Chỉ cán bộ, công chức nhà nước.

Câu 10: Chủ thể nào dưới đây có thẩm quyền giải quyết khiếu nại?

A. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

B. Mọi cán bộ, công chức nhà nước.

C. Mọi cơ quan nhà nước.

D. Các cơ quan tư pháp.

Câu 11: Mọi công dân đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ các trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm là nội dung của nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?

A. Bình đẳng.               B. Phổ thông.           C. Bỏ phiếu kín.                                    D. Trực tiếp.

Câu 12: Ở bước đầu tiên, người tố cáo cần gửi đơn đến cơ quan, cá nhân, tổ chức nào dưới đây?

A. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

B. Cơ quan công an.

C. Ủy ban nhân dân các cấp.

D. Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

Câu 13: Công dân tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền chính trị của công dân.

B. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

C. Quyền tự do ngôn luận.

D. Quyền tham gia vào hoạt động đời sống xã hội.

Câu 14: Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền của ai dưới đây?

A. Của tất cả mọi người sinh sống ở Việt Nam.

B. Của mọi công dân.

C. Của riêng những người lớn.

D. Của riêng cán bộ, công chức nhà nước.

Câu 15: Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội được quy dịnh trong văn bản nào dưới đây?

A. Luật Doanh nghiệp.                                 B. Hiến pháp.

C. Luật Hôn nhân và gia đình.                      D. Luật Bảo vệ môi trường.

Câu 16: Pháp luật quy định thế nào về thời hạn giải quyết khiếu nại tố cáo?

A. Vô thời hạn.

B. Có thời hạn theo quy định của pháp luật.

C. Theo thời gian thích hợp có thể thực hiện được.

D. Tùy từng trường hợp.

2. THÔNG HIỂU (11 câu)

Câu 1: Công dân tham gia góp ý kiến với Nhà nước về các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước là thực hiện

A. quyền tham gia quản lý nhà nước.

B. quyền tham gia ban hành chính sách kinh tế - xã hội.

C. quyền xây dựng bộ máy nhà nước.

D. quyền tự do ngôn luận.

Câu 2: Khi bầu cử, mỗi cử tri đều có một lá phiếu với giá trị ngang nhau là thể hiện nguyên tắc bầu cử

A. công bằng.               B. phổ thông.           C. bình đẳng.                                          D. dân chủ.

Câu 3: Công dân có quyền khiếu nại trong trường hợp nào dưới đây?

A. Phát hiện người lấy cắp tài sản của cơ quan.

B. Phát hiện người buôn bán động vật quý hiếm.

C. Không đồng ý với quyết định kỷ luật của giám đốc cơ quan.

D. Phát hiện một ổ cờ bạc.

Câu 4: Công dân có quyền tố cáo trong trường hợp nào dưới đây?

A. Thấy có nhóm người khai thác gỗ trái phép.

B. Bị cơ quan quản lý thị trường xử phạt quá mức.

C. Không đồng ý với quyết định xử phạt của cơ quan thuế.

D. Phản đối hành vi thiếu dân chủ trong cuộc họp của lãnh đạo.

Câu 5: Công dân thực hiện quyền bầu cử bằng cách nào dưới đây là đúng pháp luật?

A. Nhờ người thân bỏ phiếu hộ.

B. Trực tiếp viết phiếu bầu và bỏ phiếu.

C. Nhờ những người trong tổ bầu cử bỏ phiếu hộ.

D. Nhờ người khác viết phiếu hộ, rồi tự mình đi bỏ phiếu.

Câu 6: Việc làm nào dưới đây là thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân?

A. Phát biểu và biểu quyết về xây dựng đường làng, xóm.

B. Giữ gìn vệ sinh môi trường.

C. Tuyên truyền pháp luật giao thông trong trường học.

D. Tham gia hoạt động từ thiện.

Câu 7: Mỗi cử tri đều tự viết phiếu bầu là thực hiện nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?

A. Tự do.                      B. Tự giác.               C. Bình đẳng.                                          D. Trực tiếp.

Câu 8: Mỗi cử tri đều có một là phiếu có giá trị ngang nhau là biểu hiện nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?

A. Dân chủ.                  B. Bình quyền.         C. Công bằng.                                          D. Bình đẳng.

Câu 9: Quyền bầu cử và ứng cử của công dân là cơ sở pháp lí – chính trị quan trọng để hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước, để nhân dân thể hiện

A. Quyền làm chủ của mình.

B. Mong ước và nguyện vọng chính đáng của mình.

C. Ý chí và nguyện vọng của mình

D. Sức mạnh của giai cấp mình.

Câu 10: Công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở cấp cơ sở là trực tiếp thực hiện theo cơ chế nào?

A. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát.

B. Dân biết, dân quyết, dân kiểm tra, giám sát.

C. Dân quyết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

D. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

Câu 11: Trong đời sống của công dân, quyền khiếu nại, tố cáo là quyền

A. Dân chủ quan trọng.                                B. Công dân quan trọng.

C. Dân chủ cơ bản.                                       D. Cơ bản quan trọng.

3. VẬN DỤNG (11 câu)

Câu 1: Trong trường hợp không đồng ý với quyết định kỷ luật của Giám đốc Sở, cán bộ cơ quan có thể làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình ?

A. Tố cáo với người có thẩm quyền.

B. Khiếu nại quyết định của Giám đốc Sở.

C. Nói chuyện đó với nhiều người.

D. Đăng thông tin trên Facebook.

Câu 2: Trong dịp đại biểu Quốc hội tiếp xúc với cử tri, nhân dân thôn H đã nêu một số kiến nghị với đại biểu về xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việc nhân dân đề xuất kiến nghị là thể hiện quyền nào của công dân ?

A. Quyền tham gia phát triển kinh tế - xã hội.

B. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

C. Quyền dân chủ trong xã hội.

D. Quyền tự do ngôn luận.

Câu 3: B phát hiện thấy người lấy trộm tài sản của cơ quan, B cần phải làm gì để thực hiện quyền của công dân ?

A. Lờ đi coi như không biết.                         B. Truy bắt người ăn trộm.

C. Báo cho cơ quan công an gần nhất.          D. Báo cho bố mẹ và bạn bè biết.

Câu 4: Bà L bị Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ra quyết định buộc tháo dỡ công trình xây dựng nhà ở. Khi cho rẳng quyết định xây dựng trên là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bà L cần làm đơn gì và gửi đến chủ thể nào dưới đây cho đúng pháp luật?

A. Đơn tố cáo, gửi cơ quan công an phường, nơi có công trình bị tháo dỡ.

B. Đơn khiếu nại, gửi tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.

C. Đơn tố cáo, gửi Thanh tra xây dựng huyện.

D. Đơn khiếu nại, gửi đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện.

Câu 5: Phát hiện thấy một nhóm nguời đang cưa trộm gỗ trong vườn quốc gia, Q đã báo ngay cho cơ quan kiểm lâm. Q đã thực hiện quyền nào dưới đây ?

A. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

B. Quyền tự do ngôn luận.

C. Quyền tố cáo.

D. Quyền khiếu nại.

Câu 6: Là học sinh lớp 12, em có thể thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội bằng cách nào dưới đây ?

A. Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.

B. Tham gia các hoạt động từ thiện do nhà trường tổ chức.

C. Góp ý kiến xây dựng các luật liên quan đến học sinh.

D. Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

Câu 7: H 14 tuổi, làm thuê cho một cửa hàng tạp hóa gần nhà C. Thấy H thường bị chủ nhà mắng chửi, đánh đặp, C rất thương H. Theo em, C có quyền tố cáo với cơ quan hoặc cá nhân nào dưới đây?

A. Với người lớn.                                         B. Với bố mẹ mình.

C. Với cô giáo chủ nhiệm.                            D. Với Ủy ban nhân dân xã.

Câu 8: Vợ chồng anh B khi gặp khó khăn đã được anh T cho vay một khoản tiền lớn. Trong đợt bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh Y, vợ anh T đã yêu cầu vợ chồng anh B bầu cử cho chồng mình. Mặc dù thấy anh T không xứng đáng nhưng vì mang ơn nên vợ chồng anh B vẫn chấp nhận làm theo yêu cầu đó. Trong trường hợp này, vợ anh T đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?

A. Bình đẳng.                 B. Trực tiếp.           C. Phổ thông.                                      D. Bỏ phiếu kín.

Câu 9: Bà H vì đau chân nên không đến được nơi bầu cử. Vì vậy tổ bầu cử đã mang hòm phiếu đến tận nhà bà để bà bỏ phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Việc làm của tổ bầu cử là để đảm bảo quyền bầu cử nào dưới đây của bà H?

A. Bình đẳng.               B. Phổ thông.           C. Trực tiếp.                                          D. Tự nguyện.

Câu 10: Nhân dân thôn X họp bàn và quyết định mức góp tiền của từng hộ để xây dựng điểm sinh hoạt cộng đồng. Việc này cũng được lãnh đạo xã chấp thuận và ủng hộ kinh phí. Việc họp bàn và quyết định của bà con thôn X thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi

A. Cơ sở.                      B. Xã hội.                C. Văn hóa.                                    D. Cả nước.

Câu 11: Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định, chị A làm đơn xin nghỉ thêm một tháng và được giám đốc Y chấp nhận. Vì thiếu người làm, giám đốc Y đã tuyển thêm nhân viên mới thay thế vị trí của chị A. Khi đi làm trở lại, chị A bị giám đốc điều chuyển sang làm công việc khác không đúng với hợp đồng lao động đã kí. Chị A phải sử dụng quyền nào dưới đây để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.

A. Tố cáo.                    B. Khiếu nại.            C. Kháng nghị.                                    D. Phản biện.

4. VẬN DỤNG CAO (7 câu)

Câu 1: Do bận việc, anh T nhờ chị H bỏ phiếu bầu cử giúp và được chị H đồng ý. Tại điểm bầu cử, phát hiện cụ M không biết chữ, nhân viên X của tổ bầu cử nhờ chị H viết phiếu bầu theo đúng ý cụ rồi đưa phiếu cho cụ M tự bỏ vào thùng. Những ai dưới đây đã vi phạm nguyên tắc bầu cử?

A. Anh T, chị H, cụ M và nhân viên X.

B. Anh T và chị H.

C. Chị H và cụ M.

D. Chị H, cụ M và nhân viên X.

Câu 2: Vì cho rẳng quyết định của Giám đốc công ty kỷ luật chị X với hình thức “Hạ bậc lương” là không đúng pháp luật, chị X làm đơn khiếu nại quyết định này. Chị X có thể gửi đơn khiếu nại đến ai dưới đây?

A. Gửi đến Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.

B. Gửi đến cơ quan công an.

C. Gửi đến Giám đốc Công ty, người đã ký quyết định.

D. Gửi đến Công đoàn của Công ty.

Câu 3: L 14 tuổi, làm thuê cho một cửa hàng cơm gần nhà M 15 tuổi. Chứng kiến cảnh L bị chủ nhà mắng chửi, đánh đập M rất thương L nhưng không biết phả làm sao. Theo em, M có quyền tố cáo với cơ quan công an không? Vì sao?

A. Không, vì trẻ em không có quyền tố cáo.

B. Có, vì học sinh đủ 15 tuổi là có quyền tố cáo.

C. Không, vì tố cáo là điều không có lợi cho trẻ em.

D. Có, vì tố cáo là quyền của mọi công dân.

Câu 4: Trong cuộc họp tổng kết của xã A, kế toán B từ chối công khai việc thu chi ngân sách nên bị người dân phản đối. Ông V yêu cầu được chất vấn kế toán nhưng bị Chủ tịch xã ngăn cản. Chủ thể nào dưới đây đã vận dụng đúng quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

A. Chủ tịch xã và ông V.                              B. Chủ tịch xã và người dân xã A.

C. Kế toán B, ông V và người dân xã A.       D. Người dân xã A và ông V.

Câu 5: Trong cuộc họp toàn dân xã X bàn về xây dựng nhà văn hóa, anh A và anh Z liên tục có nhiều ý kiến trái chiều. Trong lúc gay gắt, anh A cho rằng anh Z chỉ là nông dân hông nên phát biểu nhiều. Thấy vậy, chủ tịch xã cắt ngang ý kiến của hai anh và đưa ra quyết định cuối cùng. Trong trường hợp này, những ai vi phạm pháp luật về quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?

A. Anh A.                                                     B. Chủ tịch xã.

C. Chủ tịch xã và anh A.                               D. Anh A và anh Z.

Câu 6: Thấy vợ mình là chị B bị ông X là giám đốc sở Y ra quyết định điều chuyển công tác đến một đơn vị ở xa dù đang nuôi con nhỏ, anh N là chồng chị B đã thuê anh K chặn xe ô tô công vụ do ông X sử dụng đi đám cưới để đe dọa ông này. Do hoảng sợ, ông X đã điều khiển xe chạy sai làn đường nên bị anh Z cảnh sát giao thông dừng xe, yêu cầu đưa năm triệu đồng để bỏ qua lỗi này. Vì ông X từ chối đưa tiền nên anh Z đã lập biên bản xử phạt thêm lỗi khác mà ông X không vi phạm. Những ai dưới đây là đối tượng vừa bị khiếu nại vừa bị tố cáo?

A. Ông X, anh Z và anh K.                           B. Anh Z, anh K.

C. Ông X và anh Z.                                      D. Ông X, anh Z, anh K và anh N.

Câu 7: Sau khi được A – Hạt trưởng Hạt kiểm lâm X nhận vào làm bảo vệ, anh B đã mấy lần bắt gặp A nhận tiền của Y để tiếp tay cho Y cùng đồng bọn vào khai thác gỗ tại rừng phòng hộ. Anh B đã kể chuyện này cho vợ nghe và còn đưa cả bằng chứng cho vợ xem. Vợ anh B đã gọi điện và tống tiền anh A. Trong trường hợp trên, những ai cần bị tố cáo?

A. Vợ chồng B, A và Y.                               B. Vợ B, A và Y.

C. Hạt trưởng A.                                           D. Hạt trưởng A và Y.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm công dân 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay