Trắc nghiệm công dân 12 Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
Bộ câu hỏi Trắc nghiệm công dân 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án Công dân 12 kì 1 soạn theo công văn 5512
BÀI 9: PHÁT LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐẤT NƯỚC
(43 câu)
1. NHẬN BIẾT (14 câu)
Câu 1: Bảo vệ môi trường là nghĩa vụ của ai?
A. Mọi công dân.
B. Cán bộ ngành Tài nguyên, môi trường.
C. Nhà nước.
D. Cán bộ được giao nhiệm vụ.
Câu 2: Trong các nghĩa vụ của công dân khi thực hiện hoạt động kinh doanh, nghĩa vụ nào được coi là quan trọng nhất?
A. Kinh doanh đúng ngành, nghề ghi trong giấy phép kinh doanh.
B. Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật.
C. Bảo vệ môi trường.
D. Bảo vệ quền lợi người tiêu dùng.
Câu 3: Để bảo vệ môi trường, những hành vi nào dưới đây bị pháp luật nghiêm cấm?
A. Phục hồi môi trường.
B. Chôn lấp chất thải độc hại, chất phóng xạ.
C. Quản lí chất thải.
D. Bảo tồn tài nguyên môi trường.
Câu 4: Nội dung nào dưới đây không phải là nội dung cơ bản của pháp luật về sự phát triển các lĩnh vực xã hội?
A. Giải quyết vấn đề việc làm. B. Xóa đói giảm nghèo.
C. Phòng, chống tệ nạn xã hội. D. Tăng trưởng kinh tế đất nước.
Câu 5: Nhà nước áp dụng các biện pháp hữu hiệu nhằm giảm tỉ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, đảm bảo phát triển giống nòi là nội dung của phát triển nước ở lĩnh vực
A. Kinh tế. B. Chính trị. C. Văn hóa. D. Xã hội.
Câu 6: Ngành, nghề, lĩnh vực, địa bàn kinh doanh trong trường hợp nào thì được miễn, giảm thuế?
A. Tạo được nhiều công ăn việc làm cho người dân.
B. Nông sản sạch.
C. Được Nhà nước khuyến khích.
D. Đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng.
Câu 7: Người kinh doanh không phải thực hiện nghĩa vụ nào sau đây?
A. Tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh.
B. Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật.
C. Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
D. Công khai thu nhập trên phương tiện thông tin đại chúng.
Câu 8: Theo Luật Doanh nghiệp, trường hợp nào dưới đây không được thành lập và quản lý doanh nghiệp ?
A. Cán bộ, công chức nhà nước. B. Người đang không có việc làm.
C. Nhân viên doanh nghiệp tư nhân. D. Sinh viên.
Câu 9: Trong những nghĩa vụ dưới đây của người kinh doanh, nghĩa vụ nào là quan trọng nhất?
A. Nộp thuế đầy đủ. B. Bảo vệ môi trường.
C. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. D. Bảo vệ tài nguyên.
Câu 10: Ở nước ta hiện nay, chủ thể nào dưới đây có quyền thành lập doanh nghiệp?
A. Ngưởi chưa thành niên.
B. Tổ chức, cá nhân theo quy dịnh của Luật Doanh nghiệp.
C. Người bị mất năng lực hành vi dân sự.
D. Người đang chấp hành hình phạt tù.
Câu 11: Pháp luật phòng, chống tệ nạn xã hội quy định về
A. ngăn chặn và bài trừ tệ nạn xã hội. B. phòng, chống thiên tai.
C. thúc đẩy phát triển dân số. D. phòng, chống nạn thất nghiệp.
Câu 12: Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
A. Đủ 17 tuổi. B. Đủ 18 tuổi. C. Đủ 19 tuổi. D. Đủ 20 tuổi.
Câu 13: Công dân được đào tạo trình độ cao dẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết bao nhiêu tuổi?
A. 25 tuổi. B. 27 tuổi. C. 28 tuổi. D. 30 tuổi.
Câu 14: Mức phạt nhẹ nhất khi cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường là
A. xử lí hành chính B. xử lí kỷ luật. C. xử lí dân sự D. xử lí hình sự.
2. THÔNG HIỂU (10 câu)
Câu 1: Trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, công việc có tầm quan trọng đặc biệt là:
A. Bảo vệ tài nguyên rừng. B. Bảo vệ tài nguyên đất.
C. Bảo vệ tài nguyên nước. D. Bảo vệ tài nguyên khoáng sản.
Câu 2: Nội dung nào sau đây không phải là nội dung của tăng cường quốc phòng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc?
A. Tăng cường quốc phòng để xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc.
B. Bảo vệ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
C. Phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng.
D. Mọi hành vi xâm phạm an ninh quốc gia đều phải xử lí nghiêm minh, kịp thời.
Câu 3: Củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia là nhiệm vụ của toàn dân mà nòng cốt là
A. Quân đội nhân dân.
B. Công an nhân dân.
C. Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.
D. Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ.
Câu 4: Nhà nước sử dụng công cụ chủ yếu nào để khuyến khích các hoạt động kinh doanh trong những ngành nghề có lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước?
A. Thuế. B. Lãi suất của ngân hàng.
C. Tỉ giá ngoại tệ. D. Tín dụng.
Câu 5: Luật nào dưới đây không có những quy định liên quan đến việc bảo vệ môi trường?
A. Luật Giáo dục. B. Luật Xây dựng.
C. Luật Du lịch. D. Luật Chuyển giao công nghệ.
Câu 6: Người có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường có thể bị xử lí hành chính, xử lí kỉ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo
A. Tính chất, hoàn cảnh vi phạm. B. Hoàn cảnh, điều kiện vi phạm.
C. Điều kiện, mức độ vi phạm. D. Mức độ, tính chất vi phạm.
Câu 7: Để ghi nhận và phát huy mọi tiềm năng trong xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, pháp luật ghi nhận và đảm bảo quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền tiếp cận thông tin. B. Quyền tự do kinh doanh.
C. Quyền lựa chọn việc làm. D. Quyền bình đẳng trong lao động.
Câu 8: Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp, căn cứ vào nội dung nào dưới đây ?
A. Uy tín nguời đứng đầu doanh nghiệp.
B. Ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh.
C. Khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.
D. Chủ trương kinh doanh của doanh nghiệp.
Câu 9: Trường hợp nào dưới đây không được đăng ký kinh doanh?
A. Người chưa thành niên.
B. Người thành niên.
C. Người có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
D. Cán bộ công chức về hưu.
Câu 10: Các biện pháp kinh tế - tài chính để Nhà nước xóa đói, giảm nghèo là
A. tăng nguồn vốn xóa đói, giảm nghèo.
B. mở rộng hình thức trợ giúp người nghèo.
C. cho vay vốn ưu đãi.
D. Tất cả đáp án trên.
3. VẬN DỤNG (14 câu)
Câu 1: Bạn A đang học năm thứ 2 đại học Kinh tế quốc dân thì được gia đình đầu tư đăng kí xin mở cửa hàng bán thuốc tân dược nhưng bị cơ quan đăng kí kinh doanh từ chối. Theo em, nguyên nhân là do A chưa
A. Đóng thuế đầy đủ.
B. Đủ tuổi để kinh doanh.
C. Quen kinh doanh thuốc tân dược.
D. Có chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc tân dược.
Câu 2: Do bị bạn bè rủ rê, bạn B đã vài lần thử hút thuốc có chứa chất ma túy. Hành vi của B đã vi phạm pháp luật về lĩnh vực nào dưới đây
A. Trật tự an toàn xã hội. B. Xóa đói giảm nghèo.
C. Phòng chống tệ nạn xã hội. D. Phòng, chống tệ nạn hút thuốc lá.
Câu 3: Nhà máy C đã xử lí nước thải theo đúng quy trình, đảm bảo an toàn trước khi thải ra môi trường. Trong trường hợp này, nhà máy C đã
A. Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh.
B. Đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.
C. Thực tiện tốt trách nhiệm của mình đối với môi trường.
D. Tạo môi trường làm việc an toàn cho công nhân công ti.
Câu 4: Ông X đi biển bắt được một con rùa, thuộc danh mục động vật quý hiếm bị Nhà nước cấm kinh doanh nhưng ông vẫn quyết định rao bán với giá cao. Hành vi này của ông X vi phạm pháp luật về
A. Phòng chống tệ nạn xã hội. B. Chăm sóc sức khỏe toàn dân.
C. Phát triển bền vững môi trường. D. Bảo vệ môi trường.
Câu 5: Trường THPT X đã phát động phong trào góp cờ hưởng ứng chương trình “Góp cờ Tổ quốc cho Trường Sa” nhằm góp phần giáo dục cho học sinh nghĩa vụ
A. Học tập. B. Xây dựng đất nước.
C. Bảo vệ tổ quốc. D. Lao động.
Câu 6: Ông C đốt rác tại vườn nhà ở cạnh rừng nhưng gió lớn khiến ngọn lửa lan nhanh và gây lên vụ cháy rừng trên diện rộng, gây thiệt hại vô cùng lớn. Hành vi của ông C đã vi phạm pháp luật về
A. Quốc phòng an ninh. B. Phòng, chống tệ nạn xã hội.
C. Bảo vệ rừng. D. An toàn môi trường.
Câu 7: Nam thanh niên đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia khám tuyển nghĩa vụ quân sự là nội dung cơ bản của pháp luật về lĩnh vực
A. Phòng, chống tệ nạn. B. Quốc phòng, an ninh.
C. An sinh xã hội. D. Ngăn ngừa tội phạm.
Câu 8: Đ bị Công an bắt vì hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy. Hành vi của Đ đã vi phạm pháp luật nào dưới đây ?
A. Phòng, chống tội phạm. B. Kinh doanh trái phép.
C. Phòng, chống ma túy. D. Tàng trữ ma túy.
Câu 9: Công ty A kinh doanh có hiệu quả, nhưng thường xuyên kê khai thuế không đúng với số liệu trên thực tế. Công ty A đã vi phạm
A. trách nhiệm của người sản xuất kinh doanh.
B. quan tâm của người kinh doanh.
C. nghĩa vụ của người kinh doanh.
D. nghĩa vụ của công dân.
Câu 10: Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, L xin mở cửa hàng bán thuốc tân dược, nhưng bị cơ quan đăng ký doanh nghiệp từ chối. Theo em, trong các lý do dưới đây, lý do từ chối nào của cơ quan đăng ký kinh doanh là đúng pháp luật ?
A. L mới học xong Trung học phổ thông.
B. L chưa quen kinh doanh thuốc tân dược.
C. L chưa nộp thuế.
D. L chưa có chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc tân dược.
Câu 11: Ông N đốt rừng làm nương rẫy dẫn đến làm cháy gần một héc-ta rừng đặc dụng khu di tích lịch sử văn hóa. Hành vi của ông N là trái pháp luật về
A. bảo vệ di tích lịch sử văn hóa. B. bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.
C. bảo vệ và phát triển rừng. D. bảo vệ nguồn lợi rừng.
Câu 12: Cơ sở sản xuất nước mắm T sản xuất nước chai có dán nhãn “Nước mắm cá cơm”, nhưng thành phần không có một chút nào từ cá mà được sản xuất haonf hoàn bằng nước, muối và hóa chất mua ở chợ. Hành vi này đã xâm phạm tới
A. quy trình sản xuất kinh doanh.
B. công thức sản xuất nước mắm.
C. pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
D. pháp luật về cạnh tranh.
Câu 13: Sau sự cố gây ô nhiễm môi trường, công ty F đã đền bù cho những người bị thiệt hại và lắp đặt hệ thống xử lý chất thải theo công nghệ tiên tiến. Việc làm này của công ty F là
A. phòng chống sự cố môi trường.
B. ứng phó sự cố môi trường.
C. đánh giá thiệt hại môi trường.
D. khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường.
Câu 14: Trong quá trình sản xuất mì chính, Công ty B đã trộn nhiều hàn the quá mức cho phép. Hành vi này của cơ sở sản xuất đã xâm phạm tới
A. quy trình sản xuất kinh doanh.
B. công thức sản xuát mì chính.
C. pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
D. pháp luật về cạnh tranh.
4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)
Câu 1: Vì cha mẹ không muốn cho A đi bộ đội nên mẹ A đã đưa cho ông P một khoản tiền để lo lót cho ông T là cán bộ quân sự địa phương, mong ông này loại A ra khỏi danh sách trúng tuyển. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm chính sách quốc phòng và an ninh của Đảng và Nhà nước ta?
A. Bố A, mẹ A và ông T. B. Bố A, mẹ A và A.
C. Mẹ A, ông P và ông T. D. Bố A, mẹ A và ông P.
Câu 2: Sau khi tốt nghiệp đại học, B quyết định khởi nghiệp kinh doanh sản phẩm mây tre đan vì đó là nghề truyền thống của gia đình. Mẹ B không đồng ý vì muốn anh làm việc ở thành phố. Bố B cho rằng: Làm ở đâu, nghề nào cũng được, quan trọng là mình quyết tâm và sáng tạo, bố sẽ hỗ trợ và giúp đỡ con. Anh trai B hứa sẽ tìm giúp thị trường tiêu thụ. B rủ bạn Q, P cùng làm chung nhưng Q nói: Tớ đang đợi bố xin việc ở chỗ lương cao, nghề nhàn. P cho rằng: Mình tốt nghiệp bằng giỏi nên đang đợi các công ti lớn gọi đi làm. Những ai dưới đây hiểu đúng chính sách giải quyết việc làm của nhà nước?
A. Bố B, anh trai B và B. B. Bố B, anh trai B và Q.
C. P, Q và hai chị em B. D. Mẹ B, P và Q.
Câu 3: Sắp đến ngày thực hiện Lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, X bàn với mẹ đưa cho cô Y một khoản tiền để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe nhằm trốn nghĩa vụ quân sự. Sau khi nhận tiền, cô Y đồng ý giúp đỡ. Trong quá trình khám và làm hồ sơ bệnh án, cô Y bị anh Z phát hiện và yêu cầu cô nộp cho anh hai mươi triệu đồng, nếu không anh sẽ tố cáo với Ban chỉ huy quân sự huyện K. Cô Y lo sợ nên đồng ý đưa tiền cho anh Z tại nhà mình nhưng bị cơ quan chức năng bắt được vì bố X đã thông báo cụ thể sự việc. Những ai dưới đây không thực hiện đúng trách nhiệm của công dân với chính sách quốc phòng, an ninh?
A. Cô Y, anh Z và bố X. B. Cô Y và hai bố con X.
C. Hai mẹ con X, cô Y và anh Z. D. Anh Z và hai bố con X.
Câu 4: Công ty A ở tỉnh Cao Bằng và Công ty B ở tỉnh Hải Dương cùng sản xuất vở học sinh, nhưng Công ty A chỉ đóng thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thấp hơn Công ty B. Căn cứ vào yếu tố nào dưới đây mà hai công ty lại có hai mức thuế khác nhau?
A. Lợi nhuận thu được. B. Quan hệ quen biết.
C. Địa bàn kinh doanh. D. Khả năng kinh doanh.
Câu 5: Sau khi nhận bằng tốt nghiệp Trường Đại học Luật Hà Nội, anh M có ý định mở Văn phòng Luật sư. Anh M cần có điều kiện nào dưới đây để có thể đăng ký mở Văn phòng Luật sư?
A. Bằng thạc sỹ Luật.
B. Chứng chỉ hành nghề luật sư.
C. Không cần bằng cấp nào nữa.
D. Giấy chứng nhận kinh nghiệm làm luật sư.