Trắc nghiệm đúng sai Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm Kết nối bài 4: An toàn lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Công nghệ 9 chế biến thực phẩm kết nối Trắc nghiệm đúng sai Công nghệ 9 chế biến thực phẩm kết nối bài 4: An toàn lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: =>
Câu 1. Cho các thông tin sau:
“Trước khi bật bếp, hãy kiểm tra van gas, ống dẫn gas và các bộ phận của bếp để đảm bảo chúng không bị rò rỉ. Nếu phát hiện bất kỳ mùi gas nào, ngay lập tức tắt bếp và mở cửa sổ để thông thoáng. Hãy kiểm tra lại các mối nối và đảm bảo chúng chắc chắn trước khi sử dụng.
Không sử dụng bếp gas trong những không gian kín như phòng ngủ hay nhà tắm. Điều này không chỉ giúp tránh ngộ độc khí gas mà còn giảm nguy cơ cháy nổ. Bếp gas cần được sử dụng trong không gian thoáng mát và có đủ khả năng thông gió để khí gas có thể thoát ra ngoài nếu có sự cố.
Khi lắp đặt bếp gas, hãy để bếp ở vị trí chắc chắn, không bị nghiêng hay dễ bị va đập. Đảm bảo rằng ống dẫn gas không bị gập gãy và được nối đúng cách với bếp. Lắp đặt bếp gas cần được thực hiện bởi những người có chuyên môn, tránh tự ý sửa chữa để không gây ra các sự cố không mong muốn.
Để đảm bảo bếp gas luôn hoạt động hiệu quả và an toàn, hãy thực hiện bảo dưỡng định kỳ. Kiểm tra ống gas, van gas và các bộ phận liên quan để phát hiện sớm các hư hỏng và khắc phục kịp thời. Việc bảo dưỡng định kỳ sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của bếp và giảm thiểu nguy cơ sự cố.”
a) Không cần mở cửa sổ hoặc thông gió khi phát hiện mùi gas nếu lượng khí thoát ra không đáng kể.
b) Sử dụng bếp gas trong không gian có hệ thống thông gió tốt sẽ giảm thiểu nguy cơ tích tụ khí gas, từ đó ngăn chặn các tai nạn nghiêm trọng như ngộ độc khí hay cháy nổ.
c) Khi bếp gas bị rò rỉ nhẹ, chỉ cần bịt tạm thời bằng băng dính hoặc vật liệu tại nhà mà không cần thay thế hay sửa chữa chuyên nghiệp.
d) Kiểm tra định kỳ van gas, ống dẫn gas và các bộ phận liên quan không chỉ giúp kéo dài tuổi thọ của thiết bị mà còn đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình sử dụng.
Câu 2. Cho các thông tin sau:
“Vệ sinh an toàn thực phẩm hay an toàn thực phẩm hiểu theo nghĩa hẹp là một môn khoa học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra. Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêm trọng.
Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêm trọng. Hiểu theo nghĩa rộng, vệ sinh an toàn thực phẩm là toàn bộ những vấn đề cần xử lý liên quan đến việc đảm bảo vệ sinh đối với thực phẩm nhằm đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng
Vệ sinh thực phẩm là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, ngộ độc thực phẩm. Thực phẩm được coi là vệ sinh là những thực phẩm được xử lý và bảo quản sạch sẽ trong quá trình sản xuất, chăm sóc và đóng gói, chế biến.”
a) Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chỉ cần rửa sạch thực phẩm trước khi nấu nướng.
b) Việc bảo quản thực phẩm sạch sẽ trong quá trình sản xuất, đóng gói và chế biến là yếu tố quan trọng để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
c) Khi bảo quản thực phẩm, chỉ cần đảm bảo thực phẩm không bị nhiễm khuẩn là đủ.
d) Vệ sinh an toàn thực phẩm đòi hỏi những thói quen và thao tác đúng cách trong khâu chế biến để phòng tránh các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Câu 3. Cho các thông tin sau:
“Để bảo vệ sức khỏe của chính mình, gia đình và xã hội thì người tiêu dùng có thể vận dụng một số nguyên tắc bảo đảm VSATTP như: Thường xuyên tìm hiểu những kiến thức và kỹ thuật chọn các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, giá cả phải chăng, bảo đảm vệ sinh an toàn; Chọn các loại rau quả tươi, thịt, cá tươi, trứng tươi, ngũ cốc không bị mốc, chú ý thời hạn sử dụng khi mua các thực phẩm chế biến sẵn hoặc đóng hộp. Sử dụng nước sạch, an toàn để chế biến thức ăn, đồ uống và rửa dụng cụ.
Các đồ dùng để nấu nướng và ăn uống phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, không dùng khăn ẩm mốc để lau khô chén đũa. Nấu chín kỹ thực phẩm thịt, cá dễ bị ô nhiễm bởi vi sinh vật gây bệnh và ăn ngay sau khi nấu. Thức ăn nấu chín để quá 4 giờ và nhất là để cách đêm nhất thiết phải đun nấu chín lại. Không để lẫn lộn thực phẩm chín với thực phẩm sống khi bảo quản. Không dùng thớt cho thịt chín chung với thịt sống. Giữ gìn vệ sinh cá nhân người nấu ăn thông qua việc rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sạch khi bắt tay vào chế biến thức ăn. Cắt ngắn móng tay, không dùng tay để bốc và chia thức ăn. Không tham gia chế biến thực phẩm hoặc phục vụ ăn uống khi đang bị đau bụng, tiêu chảy, sốt, nôn ói, nhiễm trùng ngoài da hoặc các bệnh lây truyền khác.
Giữ gìn vệ sinh thật tốt nơi ăn uống và chế biến thực phẩm như phải cách xa khu chăn nuôi gia súc, nhà vệ sinh, bãi rác thải, cống rãnh ô nhiễm. Nơi ăn phải sạch sẽ thoáng mát, có bàn ăn cao tránh bụi bẩn, thức ăn sẵn phải có lồng bàn che đậy phòng ruồi nhặng. Phải có đủ nước sạch, có vòi nước, rửa tay trước khi ăn.”
a) Thực phẩm chín và sống cần được bảo quản riêng biệt, không để lẫn lộn với nhau và không dùng chung thớt để tránh nhiễm khuẩn chéo.
b) Người đang bị đau bụng, tiêu chảy, bệnh truyền nhiễm vẫn có thể tham gia chế biến thức ăn nếu đã rửa tay sạch sẽ.
c) Khi mua thực phẩm cần chọn các loại rau quả tươi, thịt cá tươi, trứng tươi, ngũ cốc không bị mốc và kiểm tra kỹ hạn sử dụng đối với thực phẩm chế biến sẵn hoặc đóng hộp.
d) Nơi chế biến và ăn uống thực phẩm phải cách xa khu chăn nuôi gia súc, nhà vệ sinh, bãi rác thải, cống rãnh ô nhiễm để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.