Giáo án Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm Kết nối bài 4: An toàn lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm
Giáo án bài 4: An toàn lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm sách Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp - Mô đun Chế biến thực phẩm kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Công nghệ 9 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức
Xem video về mẫu Giáo án Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm Kết nối bài 4: An toàn lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHƯƠNG II. TỔ CHỨC VÀ CHẾ BIẾN MÓN ĂN
BÀI 4: AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM
(5 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Giới thiệu về an toàn lao động:
Vai trò của đảm bảo an toàn lao động.
Cách sử dụng, bảo quản các dụng cụ, thiết bị nhà bếp sao cho đảm bảo an toàn lao động.
Yêu cầu đối với người chế biến, bố trí bếp nấu và yêu cầu khi sử dụng vật dụng nhà bếp để đảm bảo an toàn lao động trong chế biến thực phẩm.
Giới thiệu về an toàn vệ sinh thực phẩm trong chế biến thực phẩm:
Vai trò của an toàn vệ sinh thực phẩm.
Các tác nhân gây mất an toàn và mười quy tắc vàng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Tìm kiếm và chọn lọc được thông tin phù hợp để tìm hiểu, mở rộng kiến thức.
Khả năng giao tiếp với người khác khi làm việc nhóm; kĩ năng phân công công việc chung, lên kế hoạch, sắp xếp công việc; lắng nghe, chia sẻ, hợp tác, giao tiếp trong làm việc nhóm.
Năng lực riêng:
Hiểu được vai trò của đảm bảo an toàn lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm trong chế biến thực phẩm.
Trình bày các biện pháp đảm bảo an toàn lao động đảm bảo an toàn lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm trong chế biến thực phẩm.
3. Phẩm chất
Cẩn thận, tỉ mỉ, quan sát để đưa ra nhận xét, đánh giá, kết luận.
Tò mò, ham học, chủ động tìm kiếm thông tin, tài liệu mở rộng kiến thức.
Có ý thức trong việc thực hiện an toàn lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV, SBT Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp: Mô đun Chế biến thực phẩm.
Tranh ảnh, tài liệu, video,... một số thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh: các trường hợp ngộ độc thực phẩm.
Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp: Mô đun Chế biến thực phẩm.
Giấy A0, bút dạ, bút màu,...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Giúp HS hình dung sơ lược nội dung bài học, đồng thời tạo hứng khởi, kích thích HS tham gia bài học mới.
b. Nội dung: GV đặt vấn đề; HS vận dụng kiến thức, kĩ năng để thực hiện nhiệm vụ.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho câu hỏi khởi động.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu hình ảnh, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi Khởi động SGK trang 30: Quan sát Hình 4.1 và cho biết, người lao động đang sử dụng những trang bị bảo hộ gì trong quá trình chế biến thực phẩm?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ, làm việc cá nhân, quan sát kết hợp với kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, định hướng HS trả lời (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS xung phong trả lời: Người lao động sử dụng những trang bị bảo hộ là mũ, khẩu trang, áo dài tay, găng tay,... Những trang bị này giúp người lao động thuận lợi, yên tâm trong quá trình làm việc; hạn chế các nguy cơ mắc phải các tai nạn lao động, nâng cao năng suất làm việc,...
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV ghi nhận các câu trả lời của HS, không chốt đáp án.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Để có thông tin đầy đủ và chính xác nhất để trả lời những câu hỏi trên, từ đó đánh giá được khả năng và hiểu biết bản thân, chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay – Bài 4. An toàn lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của đảm bảo an toàn lao động
a. Mục tiêu: HS hiểu được vai trò của an toàn lao động trong chế biến thực phẩm.
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ, HS hoạt động nhóm đọc thông tin mục I.1 SGK trang 30 và thực hiện nhiệm vụ.
c. Sản phẩm học tập:Vai trò của an toàn lao động.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 3 – 4 HS. - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I.1 trong SGK tr.30, và nêu lên các vai trò của đảm bảo an toàn lao động. Nhóm nào có nhiều câu trả lời chính xác nhất sẽ được thưởng một ngôi sao vàng cộng điểm. - GV mở rộng kiến thức, trình chiếu cho HS quan sát các hình ảnh và yêu cầu HS làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về vấn đề an toàn lao động của các nhân vật trong ảnh? (Đính kèm bên dưới phần Nhiệm vụ 1) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc nội dung mục I.1, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 2 - 3 nhóm trình bày kết quả thảo luận. - HS xung phong trả lời câu hỏi mở rộng: Các nhân vật trong ảnh chưa đảm bảo vấn đề an toàn lao động. Họ làm những công việc có tính nguy hiểm nhưng không trng bị các đồ dùng bảo hộ lao động đầy đủ. Việc này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người lao động và có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, công trình. - Các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn hóa kiến thức. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. | I. AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG CHẾ BIẾN THỰC PHẨM 1. Vai trò của đảm bảo an toàn lao động - An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vọng đối với con người trong quá trình lao động. - Các công đoạn trong quá trình chế biến thực phẩm: + Diễn ra liên tục, dồn dập như sơ chế, chế biến, trang trí,... với các dụng cụ, thiết bị nhà bếp. + Việc sử dụng các dụng cụ, thiết bị dễ gây nguy hiểm tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn đối với người thực hiện và cả những người xung quanh. - Đảm bảo các nguyên tắc của an toàn lao động giúp: + Giảm thiểu nguy cơ mắc phải các tai nạn như đứt tay, bỏng lửa, bỏng nước, trượt ngã, điện giật, cháy nổ,... nguy hiểm hơn, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người tham gia chế biến thực phẩm. + Giảm thiểu nguy cơ thiệt hại về tài sản của cá nhân và doanh nghiệp. + Giúp người lao động thuận lợi, hiệu quả, yên tâm hơn trong quá trình chế biến thực phẩm, nâng cao năng suất làm việc. |
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sử dụng và bảo quản dụng cụ, thiết bị nhà bếp
a. Mục tiêu: Biết cách sử dụng, bảo quản thiết bị nhà bếp; các yêu cầu đối với người chế biến; sắp xếp, bố trí nhà bếp sao cho hợp lí, thuận tiện, giảm thiểu các nguy cơ gặp phải tai nạn, sự cố trong quá trình chế biến thực phẩm.
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ, HS hoạt động nhóm đọc thông tin mục I.2 SGK trang 30 - 32 và thực hiện nhiệm vụ.
c. Sản phẩm học tập: Cách sử dụng, bảo quản dụng cụ, thiết bị nhà bếp.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc nội dung mục I.2 SGK tr. 30 - 32 và thảo luận nhóm (3 - 5 HS) trả lời các câu hỏi trong hộp chức năng Khám phá: 1. Quan sát Hình 4.2 về các dụng cụ, thiết bị nhà bếp dưới đây, hãy sắp xếp các dụng cụ, thiết bị đó vào từng nhóm theo chức năng trong quá trình sử dụng. (Đính kèm bên dưới phần Nhiệm vụ 2) 2. Kể tên một số dụng cụ, thiết bị nhà bếp mà gia đình em đang sử dụng và các lưu ý trong quá trình sử dụng, bảo quản các dụng cụ, thiết bị đó để đảm bảo an toàn lao động. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV. - GV quan sát quá trình làm việc của HS. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS xung phong trả lời câu hỏi Khám phá SGK tr.30 - 32. - HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm; đánh giá thái độ làm việc của HS trong nhóm. - GV chuẩn hóa kiến thức và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. | I. AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG CHẾ BIẾN THỰC PHẨM 2. Sử dụng và bảo quản dụng cụ, thiết bị nhà bếp a. Một số dụng cụ, thiết bị nhà bếp thông dụng - Dụng cụ cắt thái: dao, thớt. - Dụng cụ nhào trộn: máy đánh trứng. - Dụng cụ đo lường: cân. - Dụng cụ, thiết bị chứa đựng - bài trí: bát, đĩa, cốc; tủ bếp. - Dụng cụ, thiết bị làm sạch: máy rửa bát; khăn lau, găng tay, bình xịt. - Dụng cụ, thiết bị chế biến: bếp từ; xoong (nồi), chảo; bếp gas. - Dụng cụ, thiết bị bảo quản: tủ lạnh; khay và lọ để gia vị. b. Sử dụng và bảo quản dụng cụ, thiết bị nhà bếp (Đính kèm bảng bên dưới phần Nhiệm vụ 2)
| ||||||||||||||
Hình 4.2. Một số dụng cụ, thiết bị nhà bếp thông dụng
| |||||||||||||||
Bảng 4.1. Lưu ý khi sử dụng và bảo quản các dụng cụ, thiết bị nhà bếp
|
Hoạt động 3: Tìm hiểu về an toàn lao động trong chế biến thực phẩm
a. Mục tiêu: HS có ý thức thực hiện an toàn lao động trong chế biến thực phẩm.
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ, HS hoạt động nhóm đọc thông tin mục I.3 SGK trang 32 - 35 và thực hiện nhiệm vụ.
c. Sản phẩm học tập: Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong chế biến thực phẩm.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu nhóm HS đọc nội dung mục I.3 SGK tr.32 - 35, quan sát Hình 4.3 và thảo luận trả lời câu hỏi trong hộp chức năng Khám phá: 1. Tìm hiểu thông tin từ internet, sách báo,…và cho biết, người trực tiếp sản xuất thực phẩm tại các nhà hàng, khách sạn,…cần được trang bị bảo hộ như thế nào để đảm bảo an toàn lao động? Vai trò của mỗi trang bị đó là gì? 2. Hãy quan sát hình dưới đây và cho biết để đảm bảo an toàn lao động, người chế biến thực phẩm đã sử dụng những dụng cụ gì và sử dụng để tránh nguy cơ mất an toàn nào. - GV mở rộng kiến thức, trình chiếu cho HS xem thêm video về các cách chế biến thực phẩm an toàn. Video: Thông điệp Chế biến thực phẩm an toàn. http://phuyencdc.vn/tin-tuc/tai-lieu-truyen-thong/video/thong-diep-an-toan-thuc-pham.html Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV. Thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV quan sát quá trình làm việc của HS. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. + Hộp khám phá 1. (Bảng đính kèm bên dưới Nhiệm vụ 3) + Hộp khám phá 2: a. Khăn lót tay / khăn cách nhiệt. b. Xẻng xúc bánh và găng tay cách nhiệt. c. Găng tay cách nhiệt - Các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm. - GV chuẩn hóa kiến thức, yêu cầu HS ghi chép bài đầy đủ vào vở. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. | I. AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG CHẾ BIẾN THỰC PHẨM 3. An toàn lao động trong chế biến thực phẩm a. Yêu cầu đối với người chế biến thực phẩm - Để đảm bảo an toàn lao động trong quá trình chế biến thực phẩm, người chế biến thực phẩm cần phải đáp ứng được một số yêu cầu: + Trang bị đầy đủ các trang, thiết bị cần thiết, đáp ứng yêu cầu và đặc thù công việc. Đối với người chế biến thực phẩm, cần phải có trang phục bảo hộ trong quá trình làm việc như tạp dề, khẩu trang, mũ đội che tóc,…(Hình 4.3) Hình 4.3. Nhân viên chế biến tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm + Thăm khám sức khoẻ định kì hằng nằm. + Tập huấn, hướng dẫn cách sử dụng các dụng cụ, thiết bị trước khi làm việc. + Tập huấn các kĩ năng về phòng cháy chữa cháy, kĩ năng sơ cứu trong các trường hợp xảy ra tai nạn như bỏng nước, bỏng lửa, bị thương do vật dụng sắc nhọn,… b. Yêu cầu về bố trí bếp nấu - Bề mặt bếp, bồn rửa nên được làm bằng các vật liệu dễ cọ rửa, lau chùi khô ráo như gạch men, đá mài, kim loại,... (Hình 4.4). Hình 4.4. Bếp nấu, bồn rửa dễ vệ sinh luôn sạch sẽ, khô ráo - Sàn bếp: + Sáng màu, sử dụng các vật liệu chống thấm nước, dễ cọ rửa, không trơn trượt; + Không gây độc với thực phẩm,; + Vệ sinh, thoát nước tốt; + Cách biệt với các nguồn ô nhiễm như cống rãnh, rác thải.... - Không gian bếp: + Thông thoáng, dễ đón ánh sáng tự nhiên hoặc bố trí đèn chiếu sáng đầy đủ. + Sắp xếp các thiết bị, vật dụng trong bếp ăn gọn gàng, tận dụng tối đa các khoảng trống để bố trí tủ, kệ nhằm tăng không gian lưu trữ, hạn chế các tai nạn do va đập cho người dùng (Hình 4.5). Hình 4.5. Sắp xếp vật dụng tận dụng không gian bếp - Ổ cắm điện: + Được bố trí tại các vị trí thuận lợi, nên chọn các loại ổ cắm chống nước. + Ổ cắm nên đặt cách mặt bếp ít nhất 15 cm và cách xa vị trí bồn rửa, quanh bếp gas và nguồn lửa đề phòng cháy nổ. + Vị trí tủ lạnh, bếp, bồn rửa cần đặt thuận lợi, dễ di chuyển. …………………….. |
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án toán 9 kết nối tri thức
Giáo án đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án hình học 9 kết nối tri thức
Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức
Giáo án lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức
Giáo án tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
Giáo án thể dục 9 kết nối tri thức
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án powerpoint ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hình học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint công dân 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức