Trắc nghiệm đúng sai KHTN 6 chân trời Bài 15: Chất tinh khiết – Hỗn hợp
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Khoa học tự nhiên 6 (Hoá học) Bài 15: Chất tinh khiết – Hỗn hợp sách chân trời sáng tạo. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án hóa học 6 sách chân trời sáng tạo
BÀI 15: CHẤT TINH KHIẾT, HỖN HỢP
Câu 1: Chất tinh khiết là chất không lẫn bất kỳ tạp chất nào khác, chỉ có một nguyên tố duy nhất mang tính chất ổn định và không thay đổi. Em hãy chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d về chất tinh khiết?
a) Nước tinh khiết có nhiệt độ sôi là 100 °C và nhiệt độ đông đặc là 0 °C tại áp suất thường.
b) Chất tinh khiết chỉ có thể ở trạng thái rắn hoặc lỏng.
c) Chất tinh khiết được tạo ra từ nhiều chất khác nhau.
d) Đường và muối là ví dụ về chất tinh khiết ở trạng thái rắn.
Đáp án:
- A, B, D đúng
- C sai
Câu 2: Huyền phù gồm các hạt chất rắn phân tán lơ lửng trong môi trường chất lỏng. Em hãy chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d về huyền phù?
a) Các hạt rắn trong huyền phù có kích thước lớn và có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
b) Huyền phù là một hỗn hợp đồng nhất.
c) Huyền phù có thể được lọc để tách các hạt rắn ra khỏi chất lỏng.
d) Các hạt rắn trong huyền phù không bao giờ lắng xuống đáy.
Câu 3: Nhũ tương gồm một hay nhiều chất lỏng phân tán trong môi trường chất lỏng nhưng không tan trong nhau. Em hãy chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d về nhũ tương?
a) Nhũ tương là một hỗn hợp đồng nhất của hai hay nhiều chất lỏng không hòa tan.
b) Trong nhũ tương, một chất lỏng được phân tán dưới dạng các giọt nhỏ trong chất lỏng khác.
c) Nhũ tương là một hỗn hợp ổn định và không bị phân tách theo thời gian.
d) Sữa là một ví dụ về nhũ tương.
Câu 4: Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi. Em hãy chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d về dung dịch?
a) Dung dịch có thể được phân biệt với huyền phù bằng cách quan sát.
b) Dung dịch có thể được tạo ra bằng cách sử dụng chất nhũ hóa.
c)Nước đường là một ví dụ về dung dịch.
d) Dung dịch có thể tồn tại ở trạng thái rắn, lỏng.
Câu 5: Em hãy chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d về các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hòa tan trong nước?
a) Khuấy trộn giúp tăng tốc độ hòa tan chất rắn trong nước.
b) Nhiệt độ thường có ảnh hưởng lớn đến độ hòa tan của chất rắn trong nước.
c) Kích thước hạt chất rắn không ảnh hưởng đến tốc độ hòa tan.
d) Bản chất của chất rắn và dung môi không ảnh hưởng đến độ hòa tan.
--------------- Còn tiếp ---------------