Trắc nghiệm đúng sai KHTN 6 chân trời Bài 41: Năng lượng
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Khoa học tự nhiên 6 (Vật lí) Bài 41: Năng lượng sách chân trời sáng tạo. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án vật lí 6 sách chân trời sáng tạo
BÀI 41: NĂNG LƯỢNG
Câu 1: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
a) Một quyển sách nằm yên trên bàn không có năng lượng.
b) Một chiếc xe đang đỗ trong gara không có động năng.
c) Một quả bóng đang lăn trên sân có động năng.
d) Một chiếc lò xo bị kéo dãn có thế năng đàn hồi.
Đáp án:
a) Sai | b) Sai | c) Đúng | d) Đúng |
Câu 2: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
a) Một quả táo đang rơi từ trên cây xuống có thế năng hấp dẫn.
b) Khi ta bật một bóng đèn, năng lượng điện chuyển hóa thành năng lượng ánh sáng và nhiệt.
c) Cao su khi bị biến dạng được gọi là thế năng hấp dẫn.
d) Khi ta đun nước bằng bếp gas, năng lượng nhiệt chuyển hóa thành năng lượng hóa học.
Đáp án:
Câu 3: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
a) Lò xo khi bị biến dạng được gọi là thế năng hấp dẫn.
b) Ánh sáng mang năng lượng được gọi là nhiệt năng.
c) Cốc nước nóng có dạng nhiệt năng.
d) Ngọn lửa được gọi là quang năng.
Đáp án:
Câu 4: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
a) Cả năng lượng mặt trời và năng lượng hạt nhân đều không gây ô nhiễm môi trường.
b) Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo, còn năng lượng hạt nhân là nguồn năng lượng không tái tạo.
c) Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng an toàn tuyệt đối, không có bất kỳ rủi ro nào.
d) Năng lượng mặt trời phụ thuộc vào thời tiết và khí hậu, trong khi năng lượng hạt nhân hoạt động ổn định quanh năm.
Đáp án:
Câu 5: Cho bài tập sau, chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d?
a) Cả năng lượng mặt trời và năng lượng hạt nhân đều đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi năng lượng xanh.
b) Năng lượng hạt nhân không có nguy cơ gây ra các vụ nổ hạt nhân nếu không được kiểm soát tốt.
c) Năng lượng Mặt Trời là nguồn cung cấp năng lượng có hạn cho Trái Đất.
d) Năng lượng mặt trời được chuyển hóa trực tiếp từ ánh sáng mặt trời thành điện năng.
Đáp án:
Câu 6: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai về năng lượng tái tạo hay không tái tạo?
a) Dầu mỏ là một nguồn năng lượng tái tạo.
b) Năng lượng mặt trời là một ví dụ về năng lượng tái tạo.
c) Năng lượng gió là một nguồn năng lượng sạch và tái tạo.
d) Than đá là một nguồn năng lượng tái tạo.
Đáp án:
Câu 7: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
a) Năng lượng thủy điện được tạo ra từ dòng chảy của nước, là một dạng năng lượng tái tạo.
b) Năng lượng địa nhiệt là một nguồn năng lượng không tái tạo.
c) Năng lượng hạt nhân là một nguồn năng lượng tái tạo.
d) Năng lượng sinh khối được tạo ra từ việc đốt cháy các chất hữu cơ như gỗ, rơm rạ, là một dạng năng lượng tái tạo.
Đáp án:
Câu 8: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
a) Năng lượng tái tạo có thể giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
b) Việc sử dụng năng lượng tái tạo giúp giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
c) Năng lượng không tái tạo có thể được tái tạo vô hạn.
d) Năng lượng sinh khối không gây ô nhiễm môi trường.
Đáp án:
Câu 9: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
a) Năng lượng mặt trời có thể được sử dụng để cung cấp điện cho các thiết bị điện tử nhỏ.
b) Việc phát triển năng lượng tái tạo đòi hỏi đầu tư ban đầu lớn.
c) Năng lượng không tái tạo không gây ra hiệu ứng nhà kính.
d) Năng lượng không tái tạo là nguồn năng lượng duy nhất có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng của toàn cầu.
Đáp án:
Câu 10: : Cho bài tập sau, chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d?
a) Năng lượng có thể mất đi.
b) Năng lượng có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau.
c) Năng lượng có thể tự sinh ra.
d) Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác.
Đáp án: