Trắc nghiệm lịch sử 10 cánh diều bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (20 câu)

Câu 1: Lịch sử được hiểu theo nghĩa nào là đúng

A. Là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người.

B. Là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ.

C. Là một khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 2: Đối tượng nghiên cứu của sử học là

A. Cuộc sống của các loài vật.

B. Quốc gia.

C. Lĩnh vực chính trị.

D. Quá khứ.

 

Câu 3: Nhiệm vụ của sử học là

A. Khôi phục hiện thực lịch sử một cách chính xác, khác quan.

B. Phục vụ cuộc sống của con người hiện tại.

C. Cung cấp những tri thức khoa học về lịch sử, giáo dục.

D. Đúc rút những kinh nghiệm từ quá khứ.

 

Câu 4: Đâu là một trong những nguyên tắc cơ bản của sử học

A. Định hướng việc nghiên cứu cho nhà sử học.

B. Dựa trên các nguồn sử liệu, nhà sử học khôi phục lại hiện thực lịch sử một cách khách quan, không nhận thức phiến diện, một chiều.

C. Phê phán các quan điểm sai trái, bảo vệ lẽ phải, ủng hộ quan điểm khoa học và tiến bộ nhân văn.

D. Đáp án khác.

 

Câu 5: Nguồn sử liệu thứ cấp

A. Được tạo ra đầu tiên, gần nhất hoặc gắn liền với thời gian xuất hiện của các sự kiện, hiện tượng được nghiên cứu.

B. Là bằng chứng quan trọng nhất của nhà sử học.

C. Được tạo ra sau thời điểm xuất hiện của các sự vật, hiện tượng được nghiên cứu.

D. Là tài liệu tham khảo.

 

Câu 6: Nguồn sử liệu thông qua lời nói, truyền khẩu được lưu truyền từ đời này qua đời khác hoặc những lời kể của nhân chứng lịch sử là

A. Sử liệu hình ảnh.

B. Sử liệu thành văn.

C. Sử liệu hiện vật.

D. Sử liệu lời nói – truyền khẩu.

 

Câu 7: Phương pháp lo-gic là

A. Tìm hiểu, khôi phục, mô tả các sự kiện, hiện tượng, gắn với bối cảnh lịch sử cụ thể.

B. Khai thác thông tin của nhiều ngành khoa học để làm sáng tỏ các sự kiện, hiện tượng có liên quan.

C. Tìm hiểu lịch sử trong hình thức tổng quát để tìm ra các đặc điểm chung, quy luật,…

D. Trình bày lịch sử theo không gian ở cùng giai đoạn, giúp người đọc thấy được những sự kiện, hiện tượng diễn ra trong cùng một thời điểm, giai đoạn cụ thể.

 

Câu 8: Toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người được gọi là

A. Hiện thực lịch sử.

B. Nhận thức lịch sử.

C. Sự kiện tương lai.

D. Khoa học lịch sử.

 

Câu 9: Một trong những chức năng cơ bản của Sử học là

A. Khôi phục hiện thực lịch sử thông qua miều tả và tưởng tượng.

B. Tái tạo biên có lịch sử thông qua thí nghiệm.

C. Khôi phục hiện thực lịch sử một cách chính xác, khách quan.

D. Cung cấp tri thức cho các lĩnh vực khoa học tự nhiên.

 

Câu 10: Ý nào sau đây là một trong những nhiệm vụ cơ bản của Sử học?

A. Ghi chép, miêu tả đời sống.

B. Dự báo tương lai.

C. Tổng kết bài học từ quá khứ.

D. Giáo dục, nêu gương.

 

Câu 11: Những nguyên tắc cơ bản cần đặt lên hàng đầu của Sử học là gì?

A. Chính xác, kịp thời, nhân văn.

B. Khách quan, trung thực, tiến bộ

C. Trung thực, công bằng, tiến bộ.

D. Công bằng, trung thực, khách quan.

 

Câu 12: Căn cứ vào dạng thức tồn tại, sử liệu được chia thành những loại hình cơ bản nào?

A. Lời nói - truyền khẩu, hiện vật, hình ảnh, thành văn.

B. Lời nói, vật chất, tinh thần, văn tự.

C. Truyền khẩu, chữ viết, công cụ.

D. Lời nói - truyền khẩu, tranh ảnh, chữ viết, tài sản.

 

Câu 13: Một số phương pháp cơ bản trong nghiên cứu lịch sử là gi?

A. Phương pháp lịch sử, phương pháp lô-gich.

B. Phương pháp lịch đại và phương pháp đồng đại.

C. Phương pháp liên ngành và phương phép lịch sử.

D. Phương pháp lịch sử, lô-gich, lịch đại, đồng đại, liên ngành.

 

Câu 14: Căn cứ vào tính chất, sử liệu bao gồm những loại nào?

A. Sử liệu trực tiếp, sử liệu gián tiếp.

B. Sử liệu sơ cấp, sử liệu thứ cấp.

C. Sử liệu hiện vật, sử liệu gián tiếp.

D. Đáp án khác.

 

Câu 15: Con người nhận thức hiện thực lịch sử bằng cách nào?

A. Tái hiện sự kiện lịch sử trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu.

B. Tìm kiếm tư liệu bằng cách sử dụng các phương pháp phù hợp.

C. Tái hiện sự kiện lịch sử bằng phim ảnh hoặc các phương tiện phù hợp.

D. Tìm kiếm sử liệu, dùng những phương pháp và cách tiếp cận phù hợp.

 

Câu 16: Trong nghiên cứu Sử học, nguyên tắc nào dưới đây là quan trọng nhất?

A. Lịch sử và logic.

B. Lịch sử và cụ thể.

C. Khách quan và toàn diện.

D. Trung thực và tiến bộ.

 

Câu 17: Ý nghĩa các nguyên tắc cơ bản của sử học là

A. Định hướng việc nghiên cứu cho nhà sử học: bám sát mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu,...

B. Giúp nhà sử học hiểu rõ sứ mệnh, trách nhiệm, đạo đức trong quá trình nghiên cứu, trình bày lịch sử.

C. Phê phán các quan điểm sai trái, bảo vệ lẽ phải, ủng hộ quan điểm khoa học, tiến bộ và nhân văn.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 18: Sử liệu truyền khẩu là nguồn sử liệu bằng chữ viết như

A. Hiệp định.

B. Cổ tích.

C. Truyện truyền thuyết.

D. Giai thoại.

 

Câu 19: Nhà sử học khôi phục lại hiện thực lịch sử một cách khách quan, không nhận thức phiến diện, một chiều nguyên tắc cơ bản nào của Sử học?

A. Nhân văn.

B. Trung thực.

C. Khách quan.

D. Tiến bộ.

 

Câu 20: Khoa học lịch sử nghiên cứu về

A. Sự kiện đã diễn ra trong xã hội loài người.

B. Dự đoán trước các hiện tượng sẽ diễn ra trong tương lai của xã hội loài người.

C. Quy luật phát sinh, phát triển của các hiện tượng thiên nhiên.

D. Cả A, B, C đều sai.

 

2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Khái niệm lịch sử không bao hàm nội dung nào sau đây?

A. Là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người.

B. Là những câu chuyên về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ.

C. Là sự tưởng tượng của con người liên quan đến sự việc sắp điển ra.

D. Là một khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người.

 

Câu 2: Nội dung nào sau đây phản ảnh đúng và đầy đủ về đối tượng nghiên cứu của Sử học?

 

A. Những hoạt động của con người trên lĩnh vực chính trị và quân sự.

B. Toàn bộ những hoạt động của con người trong quá khứ diễn ra trên mọi lĩnh vực.

C. Toàn bộ những hoạt động của con người đã diễn ra từ thời kì cổ đại đến thời kì

cận đại.

D. Những hoạt động của con người từ khi xuất hiện chữ viết đến nay.

 

Câu 3: So với hiện thực lịch sử, nhận thức lịch sử có đặc điểm gì?

A. Nhận thức lịch sử luôn phản ánh đúng hiện thực lịch sử.

B. Nhận thức lịch sử không thể tái hiện đầy đủ hiện thực lịch sử.

C. Nhận thức lịch sử thường lạc hậu hơn hiện thực lịch sử.

D. Nhận thức lịch sử độc lập, khách quan với hiện thực lịch sử.

 

Câu 4: Ý nào dưới đây không phải là đối tượng nghiên cứu của Sử học?

A. Những hiện tượng tự nhiên đã xảy ra trong quá khứ.

B. Quá khứ của một cá nhân hoặc một nhóm, một cộng đồng người.

C. Quá khứ của một quốc gia hoặc của một khu vực trên thế giới.

D. Quá khứ của toàn thể nhân loại.

 

Câu 5: Ý nào dưới đây không thuộc chức năng của Sử học?

A. Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ.

B. Rút ra bản chất của các quá trình lịch sử, phát hiện quy luật vận động và phát triển của chúng.

C. Giáo dục tình yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên.

D. Rút ra những bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.

 

Câu 6: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên tắc cơ bản trong nghiên cứu lịch sử?

A. Khách quan.

B. Trung thực.

C. Nhân văn, tiến bộ.

D. Vì người lao động.

 

Câu 7: Phân loại theo hình thức, sử liệu không bao gồm loại nào sau đây?

A. Sử liệu truyền miệng.

B. Sử liệu hiện vật.

C. Sử liệu chữ viết.

D. Sử liệu gốc.

 

Câu 8: Phương pháp logic khác phương pháp lịch sử là phải thấy được

A. Quy luật phát triển tất yếu của sự vật, hiện tượng.

B. Toàn bộ quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng.

C. Tính liên tục trong quá trình phát triển của sự vật.

D. Sự gắn kết của không gian, thời gian, con người.

 

Câu 9: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về hiện thực lịch sử?

A. Hiện thực lịch sử có trước, nhận thức lịch sử có sau.

B. Hiện thực lịch sử là duy nhất và không thể thay đổi.

C. Hiện thực lịch sử vừa khách quan, vừa chủ quan.

D. Đáp án khác.

 

Câu 10: Phương pháp trình bày của Sử học bao gồm

A. Phương pháp lịch đại, phương pháp đồng đại.

B. Phương pháp đồng đại, phương pháp liên ngành.

C. Phương pháp lịch sử, phương pháp logic.

D. Phương pháp cận liên ngành, phương pháp đồng đại.

 

3. VẬN DỤNG (6 CÂU)

Câu 1: Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, trước hàng vạn quần chúng nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đánh dấu thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là

A. Hiện thực lịch sử.

B. Nhận thức lịch sử.

C. Khoa học lịch sử.

D. Đối tượng lịch sử.

 

Câu 2: Để tìm ra điểm tương đồng hoặc khác biệt của giáo dục thời phong kiến với giáo dục hiện đại ở Việt Nam, chúng ta phải sử dụng phương pháp nghiên cứu Sử học nào?

A. Phân kì.

B. Thống kê.

C. So sánh đồng đại.

D. So sánh lịch đại.

 

Câu 3: Để tìm ra điểm chung của các cuộc cách mạng tư sản Anh, Pháp, Mỹ, chúng ta sẽ dùng phương pháp

A. Phân kì.

B. Thống kê.

C. So sánh đồng đại.

D. so sánh lịch đại.

 

Câu 4: Quốc sử quán là cơ quan

A. Lưu trữ các tư liệu lịch sử thời hiện đại.

B. Nghiên cứu khoa học lịch sử thời hiện đại.

C. Lưu trữ các sách lịch sử thời phong kiến.

D. Biên soạn, ghi chép lịch sử thời phong kiến.

 

Câu 5: Viện sử học là cơ quan

A. Lưu trữ các tư liệu lịch sử thời hiện đại.

B. Lưu trữ các sách lịch sử thời phong kiến.

C. Nghiên cứu khoa học lịch sử thời hiện đại.

D. Biên soạn, ghi chép lịch sử thời phong kiến.

 

Câu 6: Đâu là một trong những sự kiện tiêu biểu của lịch sử Việt Nam trong thế kỉ XX?

A. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập.

B. Việt Nam bắt đầu công cuộc Đổi mới.

C. Cách mạng tháng Tám thành công.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

4. VẬN DỤNG CAO (5 CÂU)

Câu 1: Câu chuyện Thôi Trữ giết vua dưới đây có ý nghĩa gì?

Thời Chiến Quốc, Tề Trang Công bị Thôi Trữ là quan đại phu nước Tê giết chết. Thôi Trữ lệnh cho Thái sử Bá (quan chép sử) viết: Tề Trang Công chết do bị sốt rét,

Để che giấu sự thật. Thái sử Bá không chịu, kiên quyết viết rằng: “Thôi Trữ giết vua

Quang (tức Tề Trang Công) ”. Thôi Trữ nổi giận, giết chết Thái Sử Bá.

Thái sử Bá có ba người em trai là Trọng, Thúc, Quý. Trọng và Thúc được gọi đến

và cũng chép vào sách sử câu chữ đúng như người anh đã viết. Thôi Trữ lại giết Trọng và Thúc. Còn lại Quý cũng cầm lấy thẻ sách viết đúng như câu của ba người anh.

Thôi Trữ cầm sách xem, hỏi Quý: "Ba người anh của nhà ngươi đều vì câu này mà

bị giết chết, lẽ nào ngươi không biết quý tiếc mạng sống của mình sao?”.

Quý ung dung đáp rằng: "Viết đúng sự thật là chức trách của quan chép sử. Nếu vì

cầu sống mà làm chuyện sai trái, vậy thần thà chết còn hơn!"

Thôi Trữ nghe xong đành trả lại thẻ sách cho Quý và không giết ông nữa.

Quý cầm thẻ sách ra ngoài, khi sắp đến Sử quán thì gặp Nam sử Thị. Quý hỏi ông

tại sao phải đến đây, Nam sư Thị đáp: “Tôi nghe nói rằng anh em nhà ông vì kiên

quyết viết đúng sự thật mà đều bị giết chết cả, lo rằng không có người viết lại việc này đúng sự thật nữa, vì vậy tôi vội cầm thẻ sách đến đây”. Quý liền đưa thẻ sách đang cầm trong tay cho Nam sử Thị xem, lúc này Nam sử Thị mới yên tâm ra về.

(Sử kí, Tư Mã Thiên)

A. Phản ánh ba nguyên tắc cơ bản của sử học.

B. Đạo đức của người nghiên cứu lịch sử.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

 

Câu 2: Sự kiện chiến thắng ngày 30/4/1975 có rất nhiều thước phim lịch sử, các bức ảnh chụp, băng ghi âm,…ghi lại thời điểm Quân giải phóng húc đổ cánh cổng sắt của Dinh Độc Lập, nội các chính quyền Sài Gòn đầu hàng,….Đây là nguồn sử liệu gì?

A. Sử liệu thứ cấp.

B. Sử liệu hiện vật.

C. Sử liệu sơ cấp.

D. Sử liệu hình ảnh.

 

Câu 3: Giải thích lời phát biểu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Đại hội toàn quốc lần thứ hai của Hội Sử học (1988): “Lịch sử chỉ xảy ra duy nhất có một lần, nhưng do nhiều người viết và viết lại nhiều lân. Dù ở thời điểm nào, nhà sử học cũng phải thật trung thực, khách quan”

A. Đề cập đến yếu tố cơ bản của lịch sử là nhận thức lịch sử.

B. Nhấn mạnh nhiệm vụ của nhà sử học.

C.  Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

 

Câu 4: Sử học phương Đông thời kì cổ - trung đại chủ yếu nghiên cứu về

A. Lịch sử quần chúng nhân dân.

B. Phương thức sản xuất.

C. Hoạt động của vua quan, triều đình.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 5: Lịch sử là “quá trình tương tác không ngừng giữa nhà sử học và sự thật lịch sử, là cuộc đối thoại không bao giờ dứt giữa hiện tại và quá khứ  (Et-uôt Ha-lét Ca). Em hiểu về quan điểm này thế nào?

A. Phản ánh lịch sử là gì.

B. Phản ánh mối quan hệ giữa nhà sử học và hiện thực lịch sử.

C. Phản ánh mối quan hệ giữa quá khứ và hiện tại.

D. Để nhận thức được lịch sử cần có sự tương tác không ngừng giữa nhà sử học, giữa hiện tại với quá khứ.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay