Trắc nghiệm lịch sử 10 cánh diều bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống
Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 10 cánh diều (bản word)
1. NHẬN BIẾT (15 câu)
Câu 1: Tri thức lịch sử có vai trò gì?
A. Trang bị những hiểu biết về quá khứ cho cá nhân và xã hội.
B. Là cơ sở để các cộng đồng cùng chung sống và phát triển.
C. Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của các cộng đồng.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 2: Sử liệu đóng vai trò gì trong việc tìm hiểu quá khức và làm giàu tri thức lịch sử?
A. Là yếu tố quan trong trọng trong nghiên cứu, học tập, tìm hiểu lịch sử.
B. Là cầu nối giữa hiện thực lịch sử và tri thức lịch sử.
C. Giúp con người tìm hiểu và thay đổi cuộc sống trong tương lai.
D. Tạo ra những cơ hội mới trong nghề nghiệp.
Câu 3: Thu thập sử liệu là quá trình
A. Khảo sát, tìm kiếm, sưu tầm và tập hợp những thông tin liên quan đến đối tượng học tập, nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử.
B. Phân loại, đánh giá, thẩm định nguồn sử liệu đã thu thập được.
C. Chọn lọc, phân loại sử liệu để nghiên cứu.
D. Xác minh, đánh giá về nguồn sử liệu.
Câu 4: Ý nghĩa của tri thức lịch sử là
A. Giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn, về bản sắc của cá nhân và cộng đồng trong mọi thời đại.
B. Là nền tảng để tồn tại, giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa cộng đồng.
C. Là cơ sở để con người hiểu về chính mình và thế giới.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 5: Những hiểu biết của con người về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử, thông
qua quả trình học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm được gọi là
A. Tri thức lịch sử.
B. hiện thực lịch sử.
C. Tiến trình lịch sử.
D. Phương pháp lịch sử.
Câu 6: Cần học tập lịch sử suốt đời vì tri thức lịch sử
A. Liên quan và ảnh hưởng quyết định đến tắt cả mọi sự vật, hiện tượng.
B. Chưa hoàn toàn chính xác, cần sửa đổi và bổ sung thường xuyên.
C. Rất rộng lớn và đa dạng, lại biến đổi và phát triển không ngừng.
D. Giúp cá nhân hội nhập nhanh chóng vào cuộc sông hiện đại.
Câu 7: Thu thập sử liệu được hiểu là
A. Quá trình tập hợp, tìm kiếm tài liệu tham khảo về đối tượng nghiên cứu, tìm
hiểu lịch sử.
Ð. Quá trình khảo sát, tìm kiếm, sưu tầm và tập hợp những thông tin liên quan đến đối tượng học tập, nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử.
C. Một khâu của quá trình giám định sử liệu.
D. Công đoạn cuối cùng của nghiên cứu lịch sử.
Câu 8: Phân loại, đánh giá, thẩm định nguồn sử liệu đã tìm thập được là quá trình của việc
A. Phân loại các nguồn sử liệu.
B. Lập thư mục các nguồn sử liệu.
C. Đọc và ghí chép thông tin sử liêu.
D Xử lí thông tin và sử liệu.
Câu 9: Để làm giàu tri thức lịch sử, việc thu thập, xử lí thông tin và sử liệu cần tiến hành theo quy trình nào sau đây?
A. Lập thư mục à Sưu tầm sử liệu à Chọn lọc, phản loại sử liệu à Xác minh, đánh giá sử liệu.
B. Xác minh, đánh giá sử liệu à Lập thư mục à Chọn lọc, phân loại sử liệu à Sưu tầm sử liệu.
C. Chọn lọc, phân loại sử liệu à Sưu tầm sử liệu à Xác minh, đánh giả sử liệu à Lập thư mục.
D. Sưu tầm sử liệu à Chọn lọc, phân loại sử liệu à Xác minh, đánh giá sử liệu à Lập thư mục.
Câu 10: Kết nối kiến thức, bài học lịch sử vào cuộc sống chính là
A. Sử dụng tri thức lịch sử để điều chỉnh hiện tại, định hướng tương lai.
B. Sử dụng trị thức lịch sử để giải thích và hiểu rõ hơn những vấn đề của cuộc
Sống hiện tại.
C. Tái hiện lịch sử trong cuộc sống hiện tại thông qua các hình thức như triển lãm,
bảo tàng...
D. Áp dụng tri thức, kinh nghiêm lịch sử để giải quyết mọi vấn đề của cuộc sống.
Câu 11: Những trí thức lịch sử đã được con người nhận thức thể hiện dưới dạng
nào dưới đây?
A. Sách, báo, băng ghi âm, bí quyết, kĩ năng,...
B. Kĩ năng, kinh nghiệm, niềm tin, bí quyết,...
C. Tác phẩm sử học, bí quyết, kĩ năng thực hành,...
D. Văn bản, tác phẩm sử học, kết quả nghiên cứu,...
Câu 12: Các bước thu thập thông tỉn, sử liệu làm giàu tri thức gồm
A. Xác định vấn đề, xác định đánh giá, sưu tầm sử liệu, chọn lọc - phân loại.
B. Xác định vấn đề, sưu tầm sử liệu, chọn lọc - phân loại, xác định đánh giá.
C. Xác định vấn đề, thẩm định sử liệu, chọn lọc - phân loại, xác định đánh giả.
D. Xác định vấn đề, sưu tầm sử liệu, thẩm định sử liệu, xác định đánh giá.
Câu 13: Để sưu tầm tư liệu, người nghiên cứu phải
A. Chọn lọc, phân loại các nguồn sử liệu phù hợp.
B. Xác định độ tin cậy, tính xác thực của nguồn sử liệu đã thu thập.
C. Lập thư mục, danh sách nguồn sử liệu cần thu thập.
D. Ghi chép các thông tin liên quan đến vấn đề, đối tượng nghiên cứu.
Câu 14: Thu thập sử liệu có thể thực hiện bằng
A. Quan sát.
B. Điền dã.
C. Bảng hỏi.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 15: Nhờ tri thức lịch sử, con người có thể:
A. Dự báo chính xác về thời cơ và nguy cơ trong tương lai.
B. Thấy được chiều hướng vận động, phát triển của hiện tại.
C. Đúc kết và vận dụng thành công nhiều bài học kinh nghiệm trong cuộc sống.
D. Cả A, B, C đều đúng.
2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)
Câu 1: Ý nào dưới đây không đúng khi nào về sự cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời?
A. Muốn hiểu đầy đủ và đúng đắn về lịch sử cần có một quá trình lâu dài.
B. Những nhận thức về sự kiện, hiện tượng lịch sử của con người quyết định sự thay đổi trong tương lai.
C. Giúp mỗi người mở rộng và cập nhật vốn kiến thức.
D. Hoàn thiện và phát triển kĩ năng, xây dựng sự tự tin.
Câu 2: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về kết nối kiến thức, bài học lịch sử vào cuộc sống?
A. Sử dụng tri thức lịch sử sẽ giúp con người hiểu rõ hơn về vấn đề thời sự trong nước và quốc tế.
B. Việc nhận thức toàn diện về những vấn đề đương đại không thể tách rời tri thức lịch sử liên quan trong quá khứ.
C. Sử dụng tri thức lịch sử để dự đoán chính xác những vấn đề của con người trong tương lai.
D. Tri thức lịch sử có giá trị lứn đối với mỗi cá nhân và xã hội.
Câu 3: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về thu thập, xử lí thông tin và sử liệu để làm giàu tri thức?
A. Mỗi sự kiện lịch sử được phản ánh qua nguồn sử liệu khác nhau.
B. Sự kiện lịch sử xảy ra càng gần thời điểm thu thập sử liệu thì càng khó cho việc khôi phục lịch sử.
C. Công việc thu thập và xử lí thông tin khá phức tạp.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 4: Nội dụng nào sau đây phản ảnh không đúng ý nghề của tri thức lịch sử đối với cuộc sống?
A. Nhận thức sâu sắc về cội nguền, về bản sắc của cá nhân và cộng đồng.
B. Đúc kết và vận dựng thành công bài học kinh nghiệm trong cuộc sống.
C. Đúc kết bài học kinh nghiệm, tránh lặp lại những sai lầm từ quá khứ.
D. Từ đúc kết bài học kinh nghiệm của quá khứ sẽ dự báo chính xác tương lai.
Câu 5: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của tri thức lịch sử?
A. Cung cấp những tri thức về sự phát triển của sinh giới.
B. Cung cấp những thông tin về quá khứ để hiểu về cội nguồn của gia đình,
dân tộc, nhân loại,...
C. Góp phần lưu truyền, tạo nên yếu tố cốt lõi của ý thức dân tộc và bản sắc
văn hoá dân tộc.
D. Hiểu quá khứ để lí giải những vấn đề xảy ra trong hiện tại và dự đoán
tương lai.
Câu 6: Ý nào sau đây không phản ánh đúng lí do cần phải học tập lịch sử suốt đời?
A. Lịch sử là môn học khó.
B. Tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ rất cần cho cuộc sống hiện tại và định hướng
cho tương lai.
C. Nhiều sự kiện, quá trinh lịch sử vẫn chứa đựng những điều bí ẩn cần phải tiếp tục tìm tòi khám phá.
D. Học tập, tìm hiểu lịch sử giúp đưa lại những cơ hội nghề nghiệp thú vị.
Câu 7: Hình thức học tập nào dưới đây không phù hợp với môn Lịch sử?
A. Học trên lớp.
B. Xem phim tài liệu, lịch sử.
C. Tham quan, điên dã.
D. Học trong phòng thí nghiệm.
Câu 8: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về dạng tồn tại của tri thức
lịch sử từ trải nghiệm thực tế?
A. Văn bản, tài liệu, tác phẩm sử học, kết quả nghiên cứu,... được tiếp nhận
qua hệ thống giáo dục.
B. Niềm tin, giá trị, kinh nghiệm, bí quyết, kĩ năng,... được mỗi cá nhân tự rèn
luyện, tích lũy từ thực tế.
C. Văn bản, tài liệu, tác phẩm sử học, kết quả nghiên cứu,... được mỗi cá nhân
tự nghiên cứu và tích luỹ.
D. Niềm tin, giá trị, kinh nghiệm, bí quyết, kĩ năng,... được mỗi cá nhân tiếp
nhận qua hệ thống giáo dục.
Câu 9: Nội dung nào dưới đây không phải là bước xác định vấn để khi thu thập thông tin, sử liệu làm giàu tri thức?
A. Chọn lọc, phân loại các nguồn sử liệu phù hợp.
B. Xác định vấn đề, đối tượng nghiên cứu.
C. Đề xuất phương pháp thực hiện.
D. Lập thư mục, danh sách nguồn sử liệu cần thu thập.
Câu 10: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò tri thức lịch sử?
A. Giúp con người dự báo chính xác về nguy cơ trong tương lai.
B. Trang bị những hiểu biết về quá khứ cho cá nhân và xã hội.
C. Là cơ sở để các cộng đồng cùng chung sống và phát triển.
D. Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của các cộng đồng.
3. VẬN DỤNG (6 CÂU)
Câu 1: Đâu là một trong những nhà chính trị, văn hóa tư tưởng nổi tiếng?
A. Xi-xê-rô (La Mã cổ đại).
B. Giooc-gio Ô-oen (Anh).
C. Lo Ác-tơn (I-ta-li-a).
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 2: Câu nói của Mác-cớt Ga-vây dưới đây có ý nghĩa gì?
“Mỗi dân tộc mà không có kiến thức về lịch sử, nguồn gốc, văn hóa về dân tộc mình thì cũng giống như cây không có gốc”.
A. Mối liên hệ giữa tri thức lịch sử đối với cuộc sống hiện tại của mỗi cá nhân và toàn xã hội.
B. Sự cần thiết của việc học tập lịch sử suốt đời.
C. Cách xử lí thông tin.
D. Vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử.
Câu 3: Điểm chung trong nội dung phản ánh của hai đoạn trích dẫn sau là gì?
“Sử đề ghi việc, mà việc hay hoặc dở đều dùng làm gương răn cho đời sau".
(Ngô Sỹ Liên và các sử thần nhà Lê, Đại Việt sử ký toàn thư,
Tập I, Sđd, tr. 101)
“Dân ta phải biết sử ta,
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
(Hồ Chí Minh, Lịch sử nước ta, 1942)
A. Sử được dùng làm gương răn dạy cho đời sau.
B. Người Việt Nam cần phải hiểu biết về lịch sử Việt Nam.
C. Vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với cuộc sống.
D. Người Việt Nam cần phải tường tận về gốc tích của mình.
Câu 4: Việc dạy và học lịch sử dân tộc ở trường phổ thông có ý nghĩa và giá trị
nào dưới đây?
A. Mỗi dân tộc tự nhận thức chính mình trong quan hệ quốc tế.
B. Tạo cơ sở để học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế.
C. Tạo điểm tựa cho lòng tin vào sức mạnh của dân tộc.
D. Hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc.
Câu 5: Ở Việt Nam, nơi nào dưới đây tập trung đa dạng các sử liệu góp phần phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, tham quan và hưởng thụ văn hoá của công chúng?
A. Bảo tàng.
B. Thư viện.
C.Trung tâm lưu trữ.
D. Nhà văn hoá.
Câu 6: Quan niệm “Lịch sử là bó đuốc soi đường hướng tới tương lai” có ý nghĩa gì?
A. Việc học tập, khám phá tri thức lịch sử là hành trang đối với mỗi người trong cuộc sống.
B. Lịch sử là môn học bắt buộc.
C. Học sinh là đối tượng duy nhất cần phải học tập lịch sử suốt đời.
D. Cả A, B, C đều đúng
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Mộc bản triểu Nguyễn chứa đựng những tri thức lịch sử thuộc dạng nào
dưới đây?
A. Tri thức ẩn, thu được từ sự trải nghiệm thực tế thành kĩ năng của mỗi cá nhân.
B. Tri thức hiện, đã được hiểu biết, nhận thức, thường được thể hiện cụ thể qua văn bản.
C. Tri thức ẩn, đã được hiểu biết, nhận thức, thường được thể hiện cụ thể qua văn bản.
D. Trí thức hiện, thu được từ sự trải nghiệm thực tế thành kĩnăng của mỗi cá nhân.
Câu 2: Câu nói nào dưới đây có ý nghĩa khi nói về vai trò của tri thức lịch sử?
A. Dân ta phải biết sử ta. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân tộc ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng để muôn đời.
B. Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lí, là sinh mệnh của kí ức, là thầy dậy của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân.
C. Lịch sử không phải là gánh nặng cho kí ức mà là sự soi sáng của tâm hồn.
D. Cả A, B, C đều đúng.