Trắc nghiệm lịch sử 10 cánh diều Bài 7: Một số nền văn minh phương tây

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệmBài 7: Một số nền văn minh phương tây. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 3: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH THẾ GIỚI THỜI KÌ CỔ - TRUNG ĐẠI

BÀI 7: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH PHƯƠNG TÂY

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (19 câu)

Câu 1: Các nền văn minh Hy Lạp, La Mã cổ đại được hình thành ở khu vực nào sau đây?

A. Lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi.

B. Vùng ven biển, trên các bán đảo và đảo thuộc Địa Trung Hải.

C. Các đồng bằng rộng lớn ở Địa Trung Hải.

D. Các cao nguyên rộng lớn ở châu Âu.

Câu 2: Địa hình chủ yếu của Hy Lạp thời cổ đại là gì?

A. Đồi núi, đất đai khô cằn.

B. Ven biển bằng phẳng.

C. Các cao nguyên bằng phẳng.

D. Ven các con sông lớn được phù sa bởi đắp.

Câu 3: Điều kiện tự nhiên của Hy Lạp thời cổ đại thuận lợi cho việc trồng cây nào?

A. Lúa nước.

B. Nho, ô liu.

C. Các loại hoa.

D. Hoa màu.

Câu 4: Điều kiện tự nhiên nào của La Mã cổ đại thuận lợi cho phát triển trồng trọt và chăn nuôi?

A. Đồng bằng màu mỡ ở các thung lũng sông, có những đồng cỏ.

B. Cao nguyên rộng lớn, bằng phẳng.

C. Các vùng đi núi rộng lớn xen kẽ với đồng bằng.

D. Đồng bằng ven biễn.

Câu 5: Tổ chức nhà nước Hy Lạp cổ đại là gì?

A. Tiêu quốc.

B. Thành bang.

C. Nhà nước chuyên chê.

D. Lãnh địa.

Câu 6: Về chữ viết, người Hy Lạp - La Mã cổ đại đã sáng tạo ra hệ chữ gì?

A. Chữ La-tinh.

B. Chữ La Mã.

C. Hệ thống chữ viết gồm 24 chữ cái.

D. Hệ thông chữ sô.

Câu 7: Phần lớn lãnh thổ của nền văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại có loại địa hình gì?

A. Đồng bằng.

B. Cao nguyên.

C. Núi và cao nguyên.

D. Núi và đồng bằng.

Câu 8: Kim loại nào đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cư dân Địa Trung Hải thời cổ đại?

A. Sắt.

B. Đồng.

C. Thiếc.

D. Đồng đỏ.

Câu 9: Kinh tế chủ đạo của các quốc gia cổ đại Hy Lạp - La Mã là gì?

A. Nông nghiệp và thủ công nghiệp.

B. Thủ công nghiệp và thương nghiệp.

C. Thương nghiệp và nông nghiệp.

 D. Trồng trọt và chăn nuôi.

Câu 10: Lực lượng lao động chính ở các quốc gia cổ đại Hy Lạp - La Mã là gì?

A. Chủ nô.

B. Nô lệ.

C. Nông dân.

D. Quý tộc.

Câu 11: Xã hội Hy Lạp - La Mã cổ đại gồm hai giai cấp cơ bản nào?

A. Địa chủ và nông dân.

B. Quý tộc và nông dân.

C. Chủ nô và nô lệ.

D. Chủ nô và nông dân công xã.

Câu 12: Địa bàn sinh sống của cư dân ở Địa Trung Hải là ở đâu?

A. Nông thôn.

B. Miền núi.

C. Thành thị.

D. Trung du.

Câu 13: Văn hoá Phục hưng đã đề cao vấn đề nào dưới đây?

A. Khoa học, nhân văn.

B. Giá trị nhân bản, nhân văn.

C. Giá trị nhân bản và tự do.

D. Độc lập và tự do.

Câu 14: Điều kiện nào đóng vai trò chủ yếu dẫn đến sự ra đời của phong trào Văn hoá Phục hưng?

A. Quan hệ sản xuất phong kiến bị phá vỡ.

B. Sự ra đời của giai cấp tư sản.

C. Sự lớn mạnh của thành thị trung đại.

D. Nhiều phát minh kĩ thuật.

Câu 15: Phong trào Văn hoá Phục hưng (thế kỉ XIV - XVII) đã đạt được những thành tựu rực rỡ về mọi mặt, đặc biệt là lĩnh vực nào?

A. Khoa học tự nhiên.

B. Kinh tế và văn hoá.

C. Văn học, nghệ thuật.

D. Chính trị và lịch sử.

Câu 16: Thời đại Văn hoá Phục hưng đã chứng kiến sự tiến bộ vượt bậc của lĩnh vực nào?

A. Văn học, nghệ thuật.

B. Khoa học xã hội và nhân văn.

C. Khoa học - kĩ thuật.

D. Tư tưởng văn hoá.

Câu 17: Ph. Ăng-ghen nhận định “Văn hoá Phục hưng” là gì?

A. Một cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại.

B. Một cuộc tấn công lên trời.

C. Cuộc cách mạng về chính trị.

D. Cuộc đấu tranh về văn hoá, tư tưởng.

Câu 18: Trong thời Phục hưng đã xuất hiện rất nhiều nhà văn hoá, khoa học thiên tài được mệnh danh là những người như thế nào?

A. Vĩ đại.

B. Thông minh.

C. Xuất chúng.

D. Khổng lồ.

Câu 19: Cơ sở tư tưởng chính thống của giai cấp phong kiến ở châu Âu thời trung đại là giáo lí của đạo nào?

A. Đạo Ki-tô.

B. Đạo Phật.

C. Đạo Hồi.

D. Đạo Nho.

2. THÔNG HIỂU (15 câu)

Câu 1: Trong giai đoạn đầu, giai cấp tư sản đấu tranh chống lại chế độ phong kiến bằng hình thức nào sau đây?

A. Không nộp thuế cho nhà vua.

B. Đấu tranh đòi các quyền lợi về kinh tế.

C. Đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá.

D. Làm cách mạng lật đổ chế độ phong kiến.

Câu 2: “Quê hương” của nền văn minh thời Phục hưng là ở đâu?

A. Hy Lạp.

B. I-ta-li-a.

C. Anh.

D. Pháp.

Câu 3: Vị trí địa lí và địa hình của Hy Lạp cỗ đại tạo thuận lợi cho sự phát triển của ngành kinh tế nào?

A. Đóng tàu, thuyền.

B. Nghề thủ công.

C. Thương mại đường biển gắn với các hải cảng.

D. Nông nghiệp.

Câu 4: Về văn học, người Hy Lạp cổ đại đã sáng tạo ra những tác phẩm nỗi tiếng nào?

A. Bộ sử thi I-li-át.

B. Bộ sử thi Ô-đi-xê.

C. Nhiều vở kịch của tác giả Ê-sin.

D. Hai bộ sử thi I-li-át và Ô-đi-xê.

Câu 5: Người Hy Lạp - La Mã cổ đại thường mua lúa mì, súc vật, lông thú từ khu vực nào?

A. Châu Phi.

B. Hắc Hải, Ai Cập.

C. Ấn Độ, Trung Quốc.

 D. Bắc Phi.

Câu 6: Mâu thuẫn cơ bản của xã hội cổ đại Hy Lạp - La Mã là mâu thuẫn giữa giai cấp/tầng lớp nào?

A. Nông dân với địa chủ.

B. Nông nộ với lãnh chúa.

C. Nô lệ với chủ nô.

D. Nông dân với quý tộc.

Câu 7: Một trong những cống hiến lớn có giá trị đến nay của cư dân La Mã là gì?

A. Bảng chữ cái gồm 26 chữ.

B. Đền Pác-tê-nông.

C. Giấy, thuốc súng, la bàn.

D. Đấu trường La Mã.

Câu 8: Hàng hoá trao đổi, mua bán quan trọng nhất ở Địa Trung Hải cổ đại là gì?

A. Rượu nho.

B. Dầu ô liu.

C. Đồ mỹ nghệ.

D. Nô lệ.

Câu 9: Điểm tiến bộ của thể chế dân chủ ở Hy Lạp cổ đại so với chế độ chuyên chế trung ương tập quyền ở phương Đông cổ đại là gì?

A. Công dân A-ten (Athens) được quyền lựa chọn người quản lí nhà nước.

B. Tất cả Công dân của A-ten có quyền bầu chọn người quản lí nhà nước.

C. Công dân của thành thị có quyền bầu ra người quản lí nhà nước.

D. Công dân nam từ 18 tuổi được quyền bầu chọn người quản lí nhà nước.

Câu 10: Trong phong trào Văn hoá Phục hưng, giai cấp tư sản có chủ trương là gì?

A. Khôi phục tinh hoa văn hoá phương Tây và xây dựng nền văn hoá mới.

B. Khôi phục tinh hoa văn hoá Hy Lạp, La Mã, xây dựng nền văn hoá mới.

C. Phục hưng nền văn hoá phong kiến, xây dựng nền văn hoá mới.

D. Phục hưng văn hoá phương Đông, xây dựng nền văn hoá mới.

Câu 11: Qua những tác phẩm văn học, nghệ thuật thời Phục hưng, giai cấp tư sản đã nghiêm khắc lên án điều gì?

A. Giai cấp tư sản.

B. Trật tự phong kiến.

C. Giáo hội Thiên Chúa giáo.

D. Vua quan phong kiến.

Câu 12: Văn hoá Phục hưng (thế kỉ XIV - XVII) có nghĩa là khôi phục lại …

A. Toàn bộ nền văn hoá cổ đại, sáng tạo nền văn hoá mới của giai cấp tư sản.

B. Văn hoá Hy Lạp - La Mã và sáng tạo nền văn hoá mới của giai cấp tư sản.

C. Nền văn hoá phong kiến và sáng tạo nền văn hoá mới của giai cấp tư sản.

D. Đặc trưng văn hoá châu Âu, sáng tạo nền văn hoá mới của giai cấp tư sản.

Câu 13: Mục đích chính của giai cấp tư sản khi khởi xướng phong trào Văn hoá Phục hưng là gì?

A. Khôi phục tinh hoa văn hoá của Hy Lạp, La Mã cổ đại.

B. Khôi phục những giá trị văn hoá đã bị chế độ phong kiến vùi dập.

C. Đề cao giá trị con người, các quyền tự do cá nhân và tri thức khoa học - kĩ thuật.

D. Xây dựng nền văn hoá mới của giai cấp tư sản chống lại quan điểm giáo hội Ki-tô.

Câu 14: Phong trào Văn hoá Phục hưng không chỉ có vai trò tích cực là phát động quần chúng đấu tranh chống lại xã hội phong kiến mà còn là một cuộc cách mạng có tính chất như thế nào?

A. Tiến bộ vĩ đại.

B. Dân chủ tư sản.

C. Xã hội.

D. Tư sản.

Câu 15: Đâu là nhân vật lịch sử có đóng góp lớn trong lĩnh vực Văn học?

A. Hô-me

B. Hê-rô-đốt

C. A-rít-xtốt

D. Hi-pô-crat

3. VẬN DỤNG (14 câu)

Câu 1: Hải cảng nước sâu và kín gió là một trong những cơ sở hình thành và phát triển của nền văn minh Hy Lạp, La Mã thời kì cổ đại vì nó đã tạo điều kiện gì?

A. Cho giai cấp chủ nỏ thiết lập chế độ trung trong tập quyền.

B. Xây dựng những thành phố đông dân cư.

C. Trồng các loại cây thông nghiệp lâu năm.

D. Phát triển kinh tế thủ công nghiệp, thương nghiệp và hàng hải.

Câu 2: Ý nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của văn minh thời Phục hưng?

A. Lên án nghiêm khắc Giáo hội Thiên Chúa giáo đương thời.

B. Đề cao giá trị nhân bản và tự do cá nhân.

C. Đề cao quyền độc lập của các dân tộc.

D. Xây dựng thế giới quan tiến bộ của giai cấp tư sản.

Câu 3: La Mã cổ đại có thuận lợi nào để phát triển thủ công nghiệp?

A. Có đường bờ biển dài, kín gió thuận lợi xây dựng các cảng biển.

B. Có nhiều thung lũng để xây dựng các xưởng thủ công.

C. Trong lòng đắt chứa nhiều khoáng sản, thuận lợi cho nghề luyện kim.

D. Nhiều đất để phát triển nghề gốm.

Câu 4: Mô hình của một thị quốc Hy Lạp cổ đại gồm những gì?

A. Gồm một pháo đài và xung quanh là dân cư sinh sống.

B. Gồm một thành thị với vùng đất đai trồng trọt xung quanh.

C. Gồm nhiều thành thị liên kết thành một thành bang.

D. Lấy một dân tộc đông nhất và hùng mạnh nhất làm nòng cốt.

Câu 5: Vì sao thương nghiệp hàng hải phát triển mạnh ở Hy Lạp và La Mã cổ đại?

A. Nông nghiệp kém phát triển.

B. Quốc gia chủ yếu là thành thị.

C. Đồng bằng nhỏ hẹp, bị chia cắt.

D. Giao thông đường biển thuận lợi.

Câu 6: Vì sao nói chữ viết là cống hiến lớn lao của La Mã cổ đại?

A. Kí hiệu ít, đơn giản, dễ biểu đạt ý nghĩa sự vật, hiện tượng.

B. Được tất cả các nước trên thế giới sử dụng đến ngày nay.

C. Có hệ thống chữ cái hoàn chỉnh, cùng với hệ chữ số La Mã.

D. Đơn giản, khoa học, khả năng ghép chữ linh hoạt, dễ phổ biến.

Câu 7: Những tiến bộ trong cách tính lịch của người phương Tây so với phương Đông xuất phát từ đâu?

A. Cách tính lịch dựa theo sự chuyển động của Mặt Trăng.

B. Việc đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn sản xuất.

C. Sự hiểu biết chính xác về Trái Đất và hệ Mặt Trời.

D. Việc tính lịch dựa theo sự chuyển động của Mặt Trời.

Câu 8: Người La Mã sớm có hiểu biết chính xác về Trái Đất và hệ Mặt Trời là nhờ vào đâu?

A. Vào việc canh tác nông nghiệp.

B. Việc họ thường giao thương bằng đường biển.

C. Vào việc buôn bán giữa các thị quốc.

D. Sự phát triển của khoa học - kĩ thuật.

Câu 9: Điểm giống nhau giữa tầng lớp nông dân công xã ở phương Đông cổ đại với tầng lớp nô lệ ở xã hội phương Tây cổ đại là gì?

A. Lực lượng đông đảo nhất và là lực lượng sản xuất chính của xã hội.

B. Lực lượng đông đảo nhất và không có vai trò quan trọng trong xã hội.

C. Lực lượng thiểu số và không có vai trò quan trọng trong xã hội.

D. Lực lượng đông đảo nhất và phải đóng thuế cho nhà nước.

Câu 10: Việc tìm thấy những đồng tiền cổ nhất thế giới của người Hy Lạp và La Mã cổ đại ở châu Á và châu Phi đã thể hiện ý nghĩa nào dưới đây?

A. Hoạt động thương mại và lưu thông tiền tệ phát triển.

B. Nghề đúc tiền phát triển mạnh ở châu Á và châu Phi.

C. Thị quốc hình thành và mở rộng lãnh thổ.

D. Thủ công nghiệp ở các thị quốc phát triển mạnh.

Câu 11: Chữ Quốc ngữ của Việt Nam hiện nay có nguồn gốc từ đâu?

A. Chữ tượng hình Trung Hoa.

B. Chữ Phạn của Ấn Độ.

C. Hệ chữ cái La Mã.

D. Hệ chữ cái Hy Lạp.

Câu 12: Vì sao hiện nay nhân loại tiếp tục duy trì Đại hội thể thao Ô-lim-píc (Olympic)?

A. Đề cao tinh thần hoà bình, đoàn kết các dân tộc.

B. Để phát triển các môn thể thao điền kinh cơ bản.

C. Đề cao giá trị văn hoá và tinh thần của Hy Lạp.

D. Phát huy nguyên tắc bình đẳng của các dân tộc.

Câu 13: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân xuất hiện của phong trào Văn hoá Phục hưng?

A. Giáo lí đạo Ki-tô, tư tưởng của chế độ phong kiến mang những quan điểm lỗi thời.

B. Giai cấp tư sản có thể lực về kinh tế nhưng lại chưa có địa vị xã hội tương ứng.

C. Con người bước đầu có những nhận thức khoa học về bản chất của thế giới.

D. Sự xuất hiện trào lưu Triết học Ánh sáng đã tạo tiền đề cho phong trào.

Câu 14: Phong trào Văn hoá Phục hưng được biết đến nhiều nhất bởi những thành tựu lớn lao trong lĩnh vực nào?

A. Âm nhạc.

B. Mĩ thuật.

C. Triết học.

D. Văn học.

4. VẬN DỤNG CAO (8 câu)

Câu 1: Vì sao nền văn minh phương Đông cổ đại là một trong những cơ sở tác động đến sự hình thành và phát triển của nền văn minh Hy Lạp, La Mã thời kì cổ đại?

A. Không có văn minh phương Đông cổ đại thi không thể có văn minh Hy Lạp, La Mã cổ đại.

B. Chế độ quân chủ chuyên chế của nền văn minh phương Đông cổ đại là hình mẫu cho nền văn minh Hy Lạp, La Mã cổ đại.

C. Các công trình kiến trúc của nền văn minh phương Đông cổ đại là hình mẫu cho kiến trúc Hy Lạp, La Mã cổ đại.

D. Cư dân Hy Lạp, La Mã có điều kiện tiếp thu, giao lưu với văn minh phương Đông để phát triển hơn.

Câu 2: Vì sao nói chế độ dân chủ cổ đại là cơ sở tác động đến sự hình thành và phát triển của nền văn minh Hy Lạp, La Mã thời kì cổ đại?

A. Vì nó tạo điều kiện cho nhiều giai cấp, tầng lớp tham gia xây dựng nền văn minh.

B. Vì no là điều kiện tiên quyết để sáng tạo nên những thành tựu văn minh.

C. Vì chế độ quân chủ chuyên chế không phù hợp để sáng tạo nên những thành tựu văn minh.

D. Vì nó tạo điều kiện cho tầng lớp nô lệ có quyền dân chủ, tham gia vào bộ máy nhà nước.

Câu 3: Chế độ bóc lột lao động tầng lớp nô lệ là cơ sở xã hội tác động đến sự hình thành và phát triển của nền văn minh Hy Lạp, La Mã thời kì cổ đại vì nó đã tạo điều kiện gì?

A. Thiết lập chế độ dân chủ cổ đại.

B. Cho tầng lớp nô lệ tham gia vào bộ máy nhà nước.

C. Cho giai cấp chủ nô có tiềm lực về kinh tế, chính trị.

D. Giao lưu, kế thừa văn minh phương Đông cổ đại.

Câu 4: Vì sao sự ra đời của giai cấp tư sản là bối cảnh dẫn đến sự phát triển của văn minh thời Phục hưng?

A. Vì họ mong muốn hợp tác với giai cấp phong kiến cải cách Giáo hội Thiên Chúa giáo.

B. Vì họ có mâu thuẫn với tầng lớp quý tộc phong kiến đang cản trở sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa.

C. Vì họ muốn thành lập các lãnh địa phong kiến, thiết lập chế độ phong kiến tập quyền.

D. Vì họ muốn tiến hành các cuộc phát kiến địa lí, mở rộng thị trường buôn bán.

Câu 5: Vì sao sự hình thành chủ nghĩa nhân văn tại các thành thị trung đại là một trong những bối cảnh lịch sử của nền văn minh thời Phục hưng?

A. Các cuộc cách mạng tư sản ở các nước Tây Âu sẽ bùng nổ tại các thành thị trung đại.

B. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã thay thế quan hệ sản xuất phong kiến.

C. Nhiều trường đại học được thành lập, tạo điều kiện phát triển các ngành nghệ thuật.

D. Giai cấp phong kiến có cơ hội tiếp thu những tư tưởng tiến bộ.

Câu 6: Vì sao phong trào Văn hoá Phục hưng được đánh giá là một “Cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại”?

A. Tạo ra sự biến đổi căn bản trong nhận thức của người châu Âu thời đó.

B. Mở ra những vùng đất mới, những con đường mới và những dân tộc mới.

C. Thị trường thế giới được mở rộng, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển.

D. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

Câu 7: Bản chất của phong trào Văn hoá Phục hưng là gì?

A. Cuộc cách mạng về xã hội để xác lập sự thống trị của giai cấp tư sản.

B. Cuộc đấu tranh kinh tế của quần chúng nhân dân với giai cấp tư sản.

C. Cuộc đấu tranh giữa hệ tư tưởng phong kiến và quyền lực của Giáo hội.

D. Cuộc cách mạng tư tưởng của giai cấp tư sản chống chế độ phong kiến.

Câu 8: Những tiến bộ của khoa học - kĩ thuật giúp con người thoát khỏi tình trạng lạc hậu và nhận thức được bản chất của thế giới là …

A. Nội dung của phong trào Văn hoá Phục hưng.

B. Nguyên nhân ra đời phong trào Văn hoá Phục hưng.

C. Hậu quả của nền văn hoá Phục hưng.

D. Bản chất của nền văn hoá Phục hưng.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay