Trắc nghiệm lịch sử 10 cánh diều bài 4: Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 4: Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án lịch sử 10 cánh diều (bản word)

1. NHẬN BIẾT (24 câu)

Câu 1: Di sản văn hóa và di sản thiên nhiên là

A. Một bộ phận của lịch sử.

B. Một bộ phận của quá khứ, hiện tại và tương lai.

C. Một bộ phận của lịch sử, được lưu giữ trong hiện tại.

D. Đáp án khác.

 

Câu 2: Sử học có vai trò gì đối với ngành công nghiệp văn hóa?

A. Cung cấp thông tin, nguồn tri thức của ngành cho việc nghiên cứu.

B. Hình thành ý tưởng và nguồn cảm hứng cho ngành.

C. Góp phần lưu giữ, phát huy các giá trị văn hóa.

D. Quảng bá các giá trị văn hóa.

 

Câu 3: Yếu tố hàng đầu của sản phẩm du lịch – “sức hấp dẫn của địa danh” là

A. Yếu tố ẩm thực.

B. Tín ngưỡng.

C. Văn hóa truyền thống.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 4: Đâu là vai trò của lịch sử văn hóa đối với sự phát triển du lịch?

A. Là nguồn di sản, tài nguyên quý giá để phát triển du lịch.

B. Đưa đến kế hoạch chiến lược phát triển du lịch trong thực tế ảo tương lai.

C. Hỗ trợ, quảng bá và thúc đẩy ẩm thực.

D. Thúc đẩy phát triển du lịch trong khoảng thời gian ngắn.

 

Câu 5: Sự phát triển của du lịch góp phần manh lại nguồn lợi nào?

A. Quảng bá lịch sử, văn hóa cộng đồng ra bên ngoài.

B. Tạo ra việc làm cho người lao động.

C. Mang lại nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 6: Du lịch có vai trò gì đối với bảo tồn di tích lịch sử văn hóa?

A. Mang lại nguồn lực đặc biệt to lớn cho việc bảo tồn di tích lịch sử văn hóa.

B. Cung cấp chiến lược của ngành để Sử học đưa ra kế hoạch phát triển bền vững.

C. Quảng bá lịch sử, văn hóa cộng đồng.

D. Kết nối và nâng cao vị thế của ngành Khảo cổ học.

 

Câu 7: Loại hình di sản nào đóng vai trò là nguồn sử liệu quan trọng đặc biệt đối với nghiên cứu lịch sử?

A. Hỗn hợp.

B. Phi vật thể.

C. Vật thể.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 8: Sử học có vai trò gì đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên?

A. Cung cấp những thông tin có giá trị và tin cậy liên quan đến di sản căn hóa, di sản thiên nhiên.

B. Duy trì kí ức và bản sắc cộng đồng.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Đáp án khác.

 

Câu 9: Các loại hình di sản văn hoá đóng vai trò như thế nào đổi với việc nghiên

cứu lịch sử?

A. Là yếu tố có thể kiểm tra tính xác thực của thông tin.

B. Là tài liệu tham khảo quan trọng, không thể thay thế.

C. Là nguồn sử liệu thành văn đáng tin cây.

D. Là nguồn sử liệu quan trọng đặc biệt.

 

Câu 10: Việc Sử học cung cấp những thông tin có giá trị và tin cậy liên quan đến di sản văn hoá, di sản thiên nhiên có vai trò gì?

A. Là cơ sở cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản.

B. Định hướng cho việc xây dựng lại di sản.

C. Là nền tảng quyết định cho việc quần li di sản ở các cấp.

D. Là cơ sở cho việc đào tạo hướng dẫn viên.

 

Câu 11: Giá trị lịch sử của di sản được giữ gìn thông qua việc:

A. Kiểm kê định kì.

B. Bảo tồn.

C. Xây dựng, khai thác.

D. Trùng tu, làm mới.

 

Câu 12: Sử học đóng vai trò gì đối với ngành công nghiệp văn hoá?

A. Cung cấp kiến thức chuyên ngành, quản lí và khai thác hoạt động, định hướng chiến lược phát triển của ngành.

B. Là lĩnh vực trọng tâm, phục vụ công tác quản lí, quyết định chiến lược phát triển của ngành.

C. Cung cấp những trí thức liên quan đến ngành, hình thành ý tưởng và nguồn cảm hứng, nghiên cứu, đề xuất chiến lược phát triển bền vững.

D. Là lĩnh vực định hướng hoạt động, có ảnh hưởng quyết định đổi với sự phát

triển của ngành.

 

Câu 13: Trong bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, yêu cầu quan trọng nhất đặt ra là gì?

A. Phải phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

B. Phải đảm bảo giá trị thẩm mĩ của di sản.

C. Phải đảm bảo giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, vì sự phát triển bền vững.

D. Đáp ứng yêu cầu quảng bả hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam.

 

Câu 14: Trong bảo tồn giá trị của di sản, Sử học đóng vai trò như thế nào?

A. Thành tựu nghiên cứu của Sử học về di sản sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho việc bảo tồn.

B. Giúp cho việc bảo tồn di sản đạt hiệu quả cao, ít tốn kém.

C. Việc bảo tồn di sản sẽ đáp ứng nhu cầu của cuộc sống hiện đại.

D. Đáp ứng thị hiếu của khách du lịch, nâng cao hiệu quả khai thác của di sản.

 

Câu 15: Vai trò của Sử học trong sự phát triển công nghiệp văn hoá là gì?

A. Cung cấp tri thức, ý tưởng, cảm hứng sáng tạo cho công nghiệp văn hoá.

B. Cung cấp nguồn nhân lực cho công nghiệp văn hoá.

C. Cung cấp nguồn tải chính cho công nghiệp văn hóa.

D. Cung cấp nguồn đề tài cho công nghiệp văn hoá.

 

Câu 16: Lĩnh vực nào dưới đây thuộc công nghiệp văn hoá?

A. Du lịch mạo hiểm.

B. Du lịch văn hoá.

C. Ngành du lịch nói chung.

D. Du lịch khám phá.

 

Câu 17: Sử học có mối quan hệ như thế nào với di sản văn hoá?

A. Bảo tồn và khôi phục các di sản.

B. Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản.

C. Bảo vệ và lưu giữ các giá trị các di sản.

D. Bảo vệ khôi phục các di sản.

 

Câu 18: Sử học có vai trò như thế nào với việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá?

A. Nghiên cứu các sự kiện, nhân vật lịch sử, phục dựng bức tranh lịch sử, từ đó nghiên cứu cách thức bảo tồn các giá trị của di sản.

B. Kết quả nghiên cứu của Sử học khẳng định giá trị của các sự kiện, nhân vật lịch sử, di sản văn hoá.

C. Kết quả nghiên cứu của Sử học là cơ sở chính để các nhà sử học thực hiện công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản.

D. Phục dựng bức tranh lịch sử, khẳng định giá trị của các di sản, là cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản.

Câu 19: Di sản văn hoá là những sản phẩm tinh thần, vật chất, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, có giá trị

A. Lịch sử, văn hoá, khoa học.

B. Khoa học, kinh tế, chính trị.

C. Kinh tế, giáo dục, văn hoá.

D. Khoa học, kinh tế, văn hoá.

 

Câu 20: Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá là hoạt động

A. Tìm kiếm, lưu giữ và bảo vệ các giá trị di sản.

B. Phát triển và lan toả các giá trị di sản.

C. Lưu giữ, bảo vệ và lan toả các giá trị của di sản.

D. Quy hoạch, lưu giữ và bảo vệ các di sản.

 

Câu 21: Các loại hình di sản văn hoá (vật thể, phi vật thể, hỗn hợp,...) đều có vai trò là

A. Di sản văn hoá đặc biệt.

B. Di sản văn hoá quốc gia.

C. Nguồn sử liệu quan trọng đặc biệt.

D. Di tích lịch sử quan trọng đặc biệt.

 

Câu 22: Sử học có vai trò nào dưới đây đối với sự phát triển của một số ngành

nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hoá?

A. Phát huy, quảng bá các giá trị của lịch sử, văn hoá dân tộc.

B. Thúc đẩy tri thức lịch sử và văn hoá nhân loại phát triển.

C. Giáo dục các thế hệ, tôn vinh các giá trị lịch sử, văn hoá.

D. Cơ sở hình thành ý tưởng và nguồn cảm hứng hoạt động.

Câu 23: Công nghiệp văn hoá có vai trò nào dưới đây đối với sự phát triển của

Sử học?

A. Phát huy, quảng bá các giá trị của lịch sử, văn hoá dân tộc.

B. Cung cấp những tri thức liên quan đến khoa học lịch sử.

C. Nghiên cứu và đề xuất các chiến lược phát triển bền vững.

D. Cơ sở hình thành ý tưởng và nguồn cảm hứng hoạt động.

Câu 24: Lịch sử và văn hoá có vai trò như thế nào đến sự phát triển du lịch?

A. Cung cấp bài học kinh nghiệm, là cơ sở hình thành ý tưởng xây dựng chiến lược phát triển.

B. Mang lại nguồn lực hỗ trợ hiệu quả cho công tác bảo tổn các dị tích lịch sử, văn hoá.

C. Cung cấp thông tin để Sử học nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bển vững.

D. Quảng bá lịch sử, văn hoá cộng đồng, kết nối và nâng cao vị thế và giá trị lịch sử, văn hoá.

 

2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: “Di sản văn hoá là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do một cộng đồng người sáng tạo và tích luỹ trong một quá trình lịch sử lâu dài được lưu truyền từ thế hệ trước cho thê hệ sau”. Như vậy, di sản văn hoá không gồm loại nào sau đây?

A. Những sản phẩm được tạo ra trong cuộc sống hiện tại.

B. Di sản văn hoá vật thể.

C. Di sản văn hoá phi vật thể.

D. Di sản thiên nhiên hoặc di sản hỗn hợp.

Câu 2: Trong việc phát triển du lịch, yếu tố nào sau đây có vai trò đặc biệt quan trọng?

A. Kết quả hoạt động trong quá khử của ngành du lịch.

B. Hoạt động sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp,

C. Những giá trị về lịch sử, văn hoá truyền thống.

D. Sự đổi mới, xây đựng lại các công trình di sản.

 

Câu 3: Trong hoạt động bảo tồn di sản cần phải đảm bảo một số yêu cầu như: tính

nguyên trạng, giữ được “yếu tố gốc cấu thành di tích” đảm bảo “tính xác thực”, “giá trị nổi bật và dựa trên cơ sở các cứ liệu và phương pháp khoa học,... Các yêu cầu đó thể hiện điểm chung cốt lõi là gì?

A. Cần giữ được tính nguyên trạng của di sản.

B. Cần đảm bảo những giá trị lịch sử của di sản trên cơ sở khoa học.

C. Bảo tổn trên cơ sở phát triển phù hợp với thời đại mới.

D. Phải nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

 

Câu 4: Điểm khác của công nghiệp văn hoá so với các ngành công nghiệp khác là gì?

A. Sản phẩm tạo ra có tính hàng hoá, có giá trị kinh tế vượt trội.

B. Đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.

C. Các sản phẩm được tạo ra trên cơ sở khai thác và phát huy giá trị của di sản văn hoá.

D. Có sự đóng góp quan trọng của máy móc và công nghệ hiện đại.

 

Câu 5: Lĩnh vực/loại hình nào sau đây không thuộc công nghiệp văn hoá?

A. Điện ảnh.

B Xuất bản.

C. Thời trang.

D. Du lịch khám phá.

 

Câu 6: Ý nào không đúng về vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá, di sản thiên nhiên?

A. Là cách duy nhất để quảng bá hình ảnh, thương hiệu quốc gia đối với du khách

quốc tế.

B. Góp phần khắc phục những tác động tiêu cực của tự nhiên và con người đối với di sản vật thể và di sản thiên nhiên.

C. Góp phần tái tạo, gìn giữ và lưu truyền di sản văn hoá phi vật thẻ cho thế hệ sau.

D. Góp phần làm tăng giá trị khoa học, bảo vệ đa dạng sinh học vì sự phát triển bền vững của di sản thiên nhiên.

 

Câu 7: Ý nào không phù hợp về vai trò của công nghiệp văn hoá đối với Sử học, cũng như việc quảng bá trí thức, truyền thống lịch sử - văn hoá?

A. Thông qua công nghiệp văn hoá, những giá trị về lịch sử - văn hoá truyền thống

của dân tộc được quảng bá, lan toả dưới nhiều hình thức sinh động, hấp dẫn.

B. Công nghiệp văn hoá góp phân củng có. bảo tỏn và trao truyền cho thế hệ

sau những giá trị và truyền thống lịch sử — văn hoá.

C. Công nghiệp văn hoá giúp cho những thành tựu nghiên cứu của Sử học gắn liền với cuộc sống, phục vụ cưộc sống.

D. Công nghiệp văn hoá đóng góp nguồn lực vật chất lớn nhất đề tái đầu tư nghiên cứu lịch sử cũng như bảo tỏn và phát huy giá trị của các công trình lịch sử - văn hoá.

 

Câu 8: Di sản văn hoá Việt Nam được sử dụng không nhằm mục đích nào dưới đây?

A. Phát huy giá trị di sản văn hoá vì lợi ích của toàn xã hội.

B. Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

C. Góp phần sáng tạo những giá trị văn hoá mới, làm giàu kho tàng di sản văn hoá Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hoá quốc tế.

D. Góp phần biến đổi những giá trị văn hoá xưa, làm cơ sở phát triển văn hoá Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hoá quốc tế.

 

Câu 9: Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá không phải là hoạt động:

A. Tiến hành xây mới các di tích, hiện đại hoá di tích.

B. Đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc.

C. Đem lại hiệu quả thiết thực phát triển kinh tế, xã hội.

D. Hình thành ý thức trách nhiệm với cộng đồng xã hội và thế hệ mai sau.

 

Câu 10: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về ngành công nghiệp văn hóa đối với sử học?

A. Cung cấp thông tin, nguồn tri thức của ngành cho việc nghiên cứu lịch sử.

B. Thúc đẩy Sử học phát triển.

C. Hình thành ý tưởng và nguồn cảm hứng cho nghiên cứu Sử học.

D. Góp phần lưu giữ và phát huy các giá trị lịch sử văn hóa cộng đồng.

 

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Việc bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích, di sản là nhiệm vụ của

A. Ngành khoa học tự nhiên và công nghệ; cơ quan quản lí của Nhà nước.

B. Ngành khoa học xã hội và nhân văn; cơ quan văn hoá, thông tin đại chúng,

cá nhân.

C. Cơ quan Nhà nước; tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội, cơ quan văn hoá; thông tin đại chúng và cá nhân.

D. Viện bảo tàng, bảo tồn, nhà trưng bày; tổ chức chuyên môn; cơ quan văn hoá, thông tin đại chúng và cá nhân.

 

Câu 2: Đâu là sự kiện lịch sử từng xảy ra gắn với di sản văn hóa, di sản thiên nhiên?

A. Lịch sử về quá trình hình thành và phát triển Dân ca Quan họ.

B. Lịch sử ra đời nhã nhạc cung đình Huế.

C. Lịch sử của Hoàng thành Thăng Long.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 3: Ngày 24/11/2005, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ra quyết định lấy ngày 23/11 hằng năm là Ngày Di sản Việt Nam. Quyết định đã xác định yêu cầu gì?

A. Giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm của toàn dân trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc.

B. Tuyên truyền rộng rãi các di sản văn hóa ra thế giới.

C. Tôn vinh những người làm việc trong lĩnh vực văn hóa di sản.

D. Đáp án khác.

 

4. VẬN DỤNG CAO (5 CÂU)

Câu 1: Đất nước rất coi trọng phát triển ngành Công nghiệp văn hóa là

A. I-ta-li-a.

B. Phi-lip-pin.

C. Đức.

D. Đan Mạch.

Câu 2: Một số tỉnh, thành phố ở nước ta có tổng thu cao từ du lịch là

A. Lào Cai, Kiên Giang.

B. Quảng Bình, Hà Nội, Huế.

C. Ninh Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

D. Quảng Bình, Hà Nội, Huế, Ninh Bình, Lào Cai, Kiên Giang.

 

Câu 3: Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa thế giới vào năm

A. 1993.

B. 1995.

C. 1999.

D. 2001.

 

Câu 4: Năm 2008, loại hình nghệ thuật được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể thể đại diện của nhân loại là

A. Đờn ca tài tử Nam Bộ.

B. Nhã nhạc cung đình Huế.

C. Hát xoan.

D. Dân ca quan họ Bắc Ninh.

 

Câu 5: Ngày Di sản văn hóa Việt Nam là

A. Ngày 21/6 hằng năm.

B. Ngày 27/5 hằng năm.

C. Ngày 23/11 hằng năm.

D. Đáp án khác.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay