Trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh Diều Bài 6: Một số nền văn minh phương Đông

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Toán 3 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 1:Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

 

CHỦ ĐỀ 3: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH THẾ GIỚI THỜI KÌ CỔ - TRUNG ĐẠI

BÀI 6: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH PHƯƠNG ĐÔNG

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (11 câu)

Câu 1: Xã hội Trung Hoa thời trung đại gồm những giai cấp cơ bản nào sau đây?

A. Chủ nô và nô lệ.

B. Quý tộc và nông dân.

C. Địa chủ phong kiến và nông dân.

D. Quý tộc phong kiến và nô lệ.

Câu 2: Thành tựu về lĩnh vực nào sau đây của văn minh Ai Cập thời kì cổ đại đã được ứng dụng hiệu quả trong việc xây dựng kim tự tháp?

A. Tôn giáo, tín ngưỡng.

B. Toán học.

C. Kĩ thuật ướp xác.

D. Chữ viết.

Câu 3: Người đứng đầu nhà nước Ai Cập cổ đại gọi là gì?

A. Vua.

C. Thiên tử.

B. Hoàng đế.

D. Pha-ra-ông.

Câu 4: Công trình kiến trúc nổi tiếng nhất của người Ai Cập cổ đại là gì?

A. Tượng Nhân sự.

B. Các kim tự tháp.

C. Đền thờ các vị vua.

D. Các khu phố cổ.

Câu 5: Người A-ri-a là chủ nhân của nền văn minh nào ở Ấn Độ?

A. Văn minh sông Ấn.

B. Văn minh sông Hằng.

C. Văn minh Ấn Độ.

D. Văn minh Nam Ấn.

Câu 6: Chủ nhân đầu tiên của nền văn minh Trung Hoa là tộc người nào?

A. Người Hoa Hạ.

B. Người Choang.

C. Người Mãn.

D. Người Mông Cổ.

Câu 7: Mặt hàng nổi tiếng trong quan hệ buôn bán với nước ngoài của người Trung Quốc thời kì cổ – trung đại là gì?

A. Các loại lâm thổ sản.

B. Vàng, bạc.

C. Tơ lụa, gốm sứ.

D. Hương liệu.

Câu 8: Loại chữ cổ nhất của người Trung Quốc là gì?

A. Chữ giáp cốt, kim văn.

B. Chữ Hán.

C. Chữ Kha-rốt-ti và Bra-mi.

D. Chữ tượng hình viết trên giấy pa-pi-rút.

Câu 9: Thành tựu nào dưới đây không thuộc “Tứ đại phát minh” về kĩ thuật của người Trung Quốc thời kì cổ – trung đại?

A. Kĩ thuật làm giấy.

B. Kĩ thuật làm lịch.

C. Thuốc sủng.

D. La bàn.

Câu 10: Đâu là một thành tựu của nền văn minh Trung hoa thời kì cổ - trung đại?

A. Sử ký.

B. Kim tự tháp

C. Kinh Vê-đa

D. Kĩ thuật ướp xác

Câu 11: Lăng mộ Ta-giơ Ma-han là thành tựu của nền văn minh nào?

A. Nền văn minh Trung Hoa.

B. Nền văn minh Ấn Độ.

C. Nền văn minh Ai Cập.

D. Nền văn minh Hy Lạp – La Mã.

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Hê-rô-đốt từng viết gì để nói về cơ sở hình thành của văn minh Ai Cập?

A. “Sông Nin là bầu sữa mẹ của văn minh Ai Cập”.

B. “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”.

C. “Không có sông Nin thì không có Ai Cập”.

D. “Văn minh Ai Cập là quà tặng của sông Nin”.

Câu 2: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa của Nho giáo?

A. Là một đóng góp lớn của nhân dân Trung Hoa đối với văn minh phương Tây.

B. Là cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ quân chủ ở Trung Hoa.

C. Thể hiện trình độ tư duy cao, lưu giữ thông tin lớn.

D. Cơ sở cho sự phát triển của khoa học kĩ thuật hiện đại.

Câu 3: Phát minh về kĩ thuật nào sau đây của người Trung Hoa có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành hàng hải?

A. La bàn.

B. Thuốc súng.

C. Kĩ thuật in.

D. Làm giấy.

Câu 4: Lĩnh vực nào sau đây của nền văn minh Ấn Độ thời kì cổ - trung đại có ảnh hưởng lớn đến Việt Nam?

A. Y học.

B. Văn học.

C. Kiến trúc, điêu khắc.

D. Sử học.

Câu 5: Thành tựu nào của văn minh phương Đông giúp cho việc tính toán trở nên đơn giản, ngắn gọn?

A. Kim tự tháp

B. Kĩ thuật in và làm giấy

C. Phát minh ra chữ số 0.

D. Bàn tính

Câu 6: Một trong những ý nghĩa của chữ viết Ai Cập thời kì cổ đại là gì?

A. Phản ánh trình độ tư duy cao của cư dân Ai Cập.

B. Cơ sở của chữ tượng hình sau này.

C. Cơ sở để cư dân Ai Cập giỏi về hình học.

D. Biểu hiện cao của tính chuyên chế.

Câu 7: Một trong những ý nghĩa của các công trình kiến trúc và điêu khắc của nền văn minh Ấn Độ thời kì cổ - trung đại là gì?

A. Thể hiện ảnh hưởng của tôn giáo tới nghệ thuật.

B. Có ảnh hưởng lớn đến văn minh thời Phục hưng.

C. Phản ánh Hin-đu giáo là tư tưởng chính thống của Ấn Độ.

D. Phản ánh tư tưởng độc tôn của Phật giáo.

Câu 8: Trong các nền văn minh cổ đại ở phương Đông, các nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ có điểm gì khác so với văn minh Ai Cập?

A. Chịu ảnh hưởng của nền văn minh A-rập trong một thời gian dài.

B. Tiếp tục phát triển sang thời kì trung đại.

C. Đạt nhiều thành tựu rực rỡ trên các lĩnh vực.

D. Hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn.

Câu 9: Ý nào dưới đây không đúng về vai trò của sông Nin đối với Ai Cập cổ đại?

A. Tạo ra “Vùng đất đen" phì nhiêu, màu mỡ.

B. Cung cấp nước tưới cho cây trồng và nguồn nước cho sinh hoạt.

C. Quy tụ hai bên bờ nhiều thành phố và làng mạc.

D. Tạo thuận lợi cho việc xây dựng nhiều bến cảng lớn.

Câu 10: Từ thời cổ đại, so với các nền văn minh Ai Cập và Trung Hoa, điều kiện tự nhiên hình thành nền văn minh Ấn Độ Có điểm gì chung?

A. Được hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn.

B. Địa hình bị chia cắt bởi những dãy núi cao và cao nguyên.

C. Đất nước ba mặt tiếp giáp biển.

D. Là một bán đảo nên có nhiều vùng, vịnh, hải cảng.

3. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1: Vì sao chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền là cơ sở hình thành và phát triển của nền văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại?

A. Vì nó phù hợp với điều kiện tự nhiên.

B. Vì nó tạo điều kiện thiết lập chế độ phân chia đẳng cấp.

C. Vì nhà vua có quyền lực tối cao, tạo cơ sở cho sáng tạo những thành tựu văn minh.

D. Vì nó tạo điều kiện cho giai cấp nông dân sản xuất nông nghiệp.

Câu 2: Những nền văn minh đầu tiên trên thế giới hình thành ở đâu?

A. Trung Quốc.

B. Ấn Độ.

C. Tây Á, Đông Bắc châu Phi.

D. Hy Lạp, La Mã.

Câu 3: Tôn giáo nào không được khởi nguồn từ Ấn Độ?

A. Hồi giáo.

B. Phật giáo.

C. Hin-đu giáo.

D. Bà La Môn giáo.

Câu 4: 10 chữ số mà ngày nay chúng ta đang sử dụng là thành tựu của nền văn minh nào?

A. Ai Cập.

B. Hy Lạp – La Mã.

C. Ấn Độ.

D. Trung Hoa.

Câu 5: Loại chữ viết của nền văn minh nào được cư dân nhiều quốc gia Đông Nam Á   thời kì cổ – trung đại tiếp thu?

A. Văn minh Ấn Độ.

B. Văn minh Trung Hoa.

C. Văn minh Lưỡng Hà.

D. Văn minh Hy Lạp – La Mã.

Câu 6: Nền văn minh nào ở phương Đông tồn tại liên tục, lâu đời nhất và có ảnh hưởng sâu sắc đến văn minh thế giới?

A. Nền văn minh Trung Hoa.

B. Nền văn minh Lưỡng Hà.

C. Nền văn minh Ai Cập.

D. Nền văn minh Hy Lạp – La Mã.

Câu 7: Câu nào sau đây là đúng về Hin-đu giáo?

A. Có ảnh hưởng lớn đến văn học khu vực châu Á.

B. Có ảnh hưởng lớn đến tôn giáo khu vực Đông Nam Á.

C. Là biểu hiện cao của tính chuyên chế, quan niệm tôn giáo.

D. Có vai trò lớn trong lĩnh vực văn học, phổ biến tri thức và phát triển văn hoá.

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

Câu 1: Vì sao nói các con sông lớn là cơ sở hình thành những nền văn minh phương Đông thời kì cổ - trung đại?

A. Vì chúng đã tạo nên những đồng bằng rộng lớn, bồi đắp phù sa màu mỡ.

B. Vì khí hậu tại các khu vực này thuận lợi cho canh tác nông nghiệp.

C. Vì nền kinh tế thủ công nghiệp, thương nghiệp đóng vai trò chủ đạo.

D. Vì có các hải cảng, nước sâu và kín gió.

Câu 2: Vì sao nói xã hội phân chia thành các đẳng cấp là cơ sở hình thành của nền văn minh Ấn Độ thời kì cổ - trung đại?

A. Vì sự phân chia đẳng cấp tạo điều kiện thiết lập chế độ dân chủ.

B. Vì các đẳng cấp trên có tiềm lực kinh tế, chính trị trên cơ sở bóc lột các đẳng cấp dưới.

C. Vì các đẳng cấp dưới không có điều kiện tham gia vào bộ máy nhà nước.

D. Vì tạo điều kiện đẳng cấp trên có cuộc sống xa hoa.

Câu 3: Sự khác biệt trong cơ sở hình thành của nền văn minh Ấn Độ thời kì cổ - trung đại so với văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại là ở đâu?

A. Mô hình nhà nước theo chế độ quân chủ chuyên chế.

B. Xã hội phân chia thành các đẳng cấp khắt khe.

C. Được hình thành bên lưu vực các công sông lớn.

D. Kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo.

Câu 4: Một đặc trưng quan trọng của xã hội Ấn Độ thời kì Cổ – trung đại là gì?

A. Người A-ri-a gốc Trung Á chiếm đại bộ phận trong xã hội.

B. Xã hội chia thành nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau.

C. Sự tồn tại lâu dài và gây ảnh hưởng sâu sắc của chế độ đẳng cấp.

D. Sự phân biệt về sắc tộc, chủng tộc rất sâu sắc.

Câu 5: Câu nào sau đây không đúng?

A. Văn minh là trạng thái phát triển cao của nền văn hoá, bắt đầu khi loài người bước qua trình độ của thời kì dã man.

B. Văn hoá là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần con người đạt được.

C. Do vị trí địa lí, Ai Cập cổ đại sớm trở thành nơi giao lưu của nhiều dòng văn hoá thế giới.

D. Ấn Độ là nơi truyền bá nhiều tôn giáo lớn trên thế giới, tiêu biểu nhất là Phật giáo.

B. ĐÁP ÁN

1. NHẬN BIẾT

1. C

2. B

3. D

4. B

5. B

6. A

7. C

8. A

9. B

10. A

11. B

2. THÔNG HIỂU

1. B

2. B

3. A

4. C

5. C

6. A

7. A

8. B

9. D

10. A

3. VẬN DỤNG

1. C

2. C

3. A

4. C

5. A

6. A

7. B

4. VẬN DỤNG CAO

1. A

2. B

3. B

4. C

5. D

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay