Trắc nghiệm lịch sử 10 cánh diều Bài 16: các dân tộc trên đất nước việt nam

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 16: các dân tộc trên đất nước việt nam. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 7: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

BÀI 16: CÁC DÂN TỘC TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Năm dân tộc có số dân đông nhất ở Việt Nam xếp lần lượt từ cao xuống thấp là:

A. Kinh, Tày, Thái, Khơ-me, H’mông.

B. Kinh, Tày, Thái, Mường, H’mông.

C. Kinh, Tày, Thái, Mường, Nùng

D. Kinh, Tày, Nùng, Mường, H’mông.

Câu 2: Năm dân tộc có số dân ít nhất ở Việt Nam xếp lần lượt từ thấp lên cao là:

A. Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Pu Péo, Si La.

B. Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Ngái, Si La.

C. Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Pu Péo, Cống.

D. Ơ Đu, Brâu, Ngái, Pu Péo, Si La.

Câu 3: Ngữ hệ là gì?

A. Là ngôn ngữ chính của một nhóm các dân tộc.

B. Là một nhóm các dân tộc nói chung một ngôn ngữ.

C. Là một nhóm các ngôn ngữ có cùng nguồn gốc với nhau.

D. Là ngôn ngữ riêng của một dân tộc.

Câu 4: Cồng chiêng là loại nhạc khí của các dân tộc thuộc khu vực nào sau đây ở Việt Nam?

A. Tây Nguyên.

B. Tây Bắc.

C. Đông Bắc.

D. Nam Trung Bộ.

Câu 5: Các dân tộc thiểu số phân bố phần lớn ở:

A. Mọi miền đất nước

B. Vùng duyên hải, hải đảo

C. Miền núi, trung du, cao nguyên

D. Đồng bằng

Câu 6: Đâu không một nghề thủ công mà người Kinh đã phát triển từ sớm?

A. Gốm

B. Dệt

C. Chuyển phát thư từ

D. Rèn sắt

Câu 7: Hình thức họp chợ chủ yếu ở các dân tộc vùng cao như Hmông, Dao, Tày, Nùng, Thái,... là gì?

A. Chợ làng, chợ huyện

B. Chợ trên sông

C. Chợ nổi

D. Chợ phiên

Câu 8: Bữa ăn hàng ngày của các dân tộc ít người ở Tây Bắc thường có gì?

A. Thịt của các loài mãnh thú săn bắn được: hổ, sư tử, báo, đại bàng.

B. Xôi, ngô

C. Hải sản từ các con sông

D. Cơm gà và Sting

Câu 9: Các dân tộc Tây Nguyên thường sử dụng gì để đi lại?

A. Voi, ngựa.

B. Xe máy, ô tô

C. Máy bay, tàu thuỷ

D. Đi bộ

Câu 10: Người dân tộc nào tổ chức tết năm mới vào đầu tháng Mười âm lịch?

A. Người Lào

B. Người Hà Nhì

C. Người Ba-na

D. Các dân tộc thiểu số phía Nam

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Nhóm ngữ hệ Nam Á gồm những nhóm ngôn ngữ nào sau đây?

A. Tày - Thái và Môn - Khơ-me.

B. Việt - Mường và Mã Lai - Đa Đảo.

C. Việt - Mường và Môn - Khơ-me.

D. Việt - Mường và Tày - Thái.

Câu 2: Câu nào sau đây đúng về hoạt động nông nghiệp của các dân tộc thiểu số?

A. Trước đây, làm nương rẫy theo hình thức du canh, giờ chuyển sang hình thức canh tác định canh.

B. Trước đây, chỉ trồng cây ăn quả, giờ trồng theo nhiều loại cây khác: lúa, ngô, cây công nghiệp,…

C. Trước đây, sử dụng nhiều loại máy móc để gia tăng năng suất nhưng nay chỉ áp dụng phương pháp truyền thống để quảng bá du lịch.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Với quá trình đô thị hoá, hình thức nào có tính chất gần với chợ truyền thống?

A. Siêu thị, trung tâm thương mại

B. Trường học, viện nghiên cứu

C. Trung tâm tài chính

D. Công ty xuất bản sách

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về ăn uống của người Kinh?

A. Bún đậu và trà sữa là đồ ăn, thức uống cơ bản truyền thống hằng ngày của người Kinh ở miền Bắc.

B. Trong bữa ăn hằng ngày thường có các món canh, rau,... Đặc biệt, họ ưa dùng nước mắm, các loại mắm (tôm, cá, tép, cáy,...) và các loại cà muối, dưa muối.

C. Tương và các loại gia vị như ớt, tỏi, gừng, cũng thường được sử dụng trong các bữa ăn.

D. Món ăn của người Kinh ở miền Trung thường cay và mặn hơn các khu vực khác, trong khi ở miền Nam thường có nhiều món hơi ngọt và ít cay.

Câu 5: Nhà ở truyền thống của người Kinh thường được bố trí như thế nào?

A. Theo cấu trúc tối giản của giới thượng lưu phương Tây, phần để sống thì ở dưới cùng còn sân chơi, vườn, bề bơi thì ở các tầng trên.

B. Liên hoàn nhà – sân – vườn – ao

C. Theo hình thức bát quát, trong đó nhà ở cung Càn, vườn ở cung Ly,…

D. Tự do

Câu 6: Nhà ở của người Kinh trong đời sống hiện đại có điểm gì khác biệt so với quá khứ?

A. Được giản lược hết mức có thể.

B. Được trang trí, bày vẽ nhiều không xuể.

C. Kiên cố, vững chắc hơn, chịu ảnh hưởng của kiến trúc phương Tây

D. Kiên cố, vững chắc hơn, chịu ảnh hưởng của kiến trúc phương Đông.

Câu 7: Tín ngưỡng nào tín ngưỡng quan trọng nhất trong đời sống tinh thần của người Kinh?

A. Thờ Thành hoàng, thờ Mẫu, thờ tổ nghề

B. Thờ cúng tổ tiên

C. Thờ Thổ công, Táo quân, ông Địa

D. Chúa Jesus

Câu 8: Đâu không phải một tín ngưỡng của các dân tộc thiểu số?

A. Thờ cũng tổ tiên

B. Thờ nhiều vị thần tự nhiên theo thuyết “vạn vật hữu linh”

C. Thờ các vị thần nông nghiệp

D. Thờ Khổng tử

Câu 9: Câu nào sau đây không đúng về tôn giáo ở Việt Nam?

A. Tại Việt Nam có sự hiện diện của tất cả các tôn giáo lớn trên thế giới.

B. Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ những thế kỉ tiếp giáp Công nguyên, mặc dù được các triều đình phong kiến coi trọng nhưng đến thời kì cận đại và hiện đại thì Phật giáo dần không còn chỗ đứng.

C. Hin-đu giáo được truyền bá vào Việt Nam từ những thế kỉ tiếp giáp Công nguyên và có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.

D. Công giáo được truyền bá vào Việt Nam từ thế kỉ XVI và dần trở thành một trong những tôn giáo phổ biến trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Câu 10: Đâu là một loại phương tiện đi lại truyền thống của người Kinh trên đường bộ?

A. Xe đạp

B. Xe máy

C. Xe ô tô

D. Xe ngựa

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Nhóm ngôn ngữ Mã Lai - Đa Đảo thuộc ngữ hệ nào sau đây?

A. Nam Á.

B. Mông - Dao.

C. Nam Đảo.

D. Hán - Tạng.

Câu 2: Hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu của cộng đồng các dân tộc Việt Nam là:

A. Trồng trọt, chăn nuôi

B. Trồng trọt, chăn nuôi, nhưng sản lượng trồng trọt của miền núi hơn đồng bằng.

C. Trồng trọt, chăn nuôi, nhưng sản lượng chăn nuôi của miền núi hơn đồng bằng.

D. Trồng trọt, chăn nuôi, nhưng có sự khác nhau về hình thức giữa đồng bằng và miền núi.

Câu 3: Câu nào sau đây không đúng về thủ công nghiệp của các dân tộc thiểu số?

A. Các dân tộc thiểu số học nghề thủ công từ người Kinh, tuy nhiên phải mãi về sau họ mới thuần thục.

B. Ở vùng Tây Bắc, ngoài nông nghiệp, người dân còn làm các nghề như dệt thổ cẩm, dệt lanh, chế tác đồ trang sức, làm mộc, nhuộm, đan lát,...

C. Các dân tộc ở Tây Nguyên như Mnông, Gia Rai, Ê-đê phát triển các nghề dệt thổ cẩm, mây tre đan, điêu khắc tượng, làm rượu cần,...

D. Ở vùng Tây Nam Bộ, các dân tộc Khơ-me, Chăm giỏi nghề dệt lụa, dệt chiếu, làm gốm,...

Câu 4: Đâu là áo tứ thân Bắc Bộ?

A.

B. Đặt in áo thun & may (theo Yêu Cầu) | Xưởng TpHCM+Toàn Quốc

C. Nam công chức ở Huế mặc áo dài để 'giữ gìn nếp xưa' - VnExpress

D. Câu trả lời nào cho câu hỏi: Áo bà ba là gì? – Áo bà ba Hương Lụa

Câu 5: Trang phục truyền thống của các dân tộc ít người ở vùng đồng bằng sông Cửu Long có điểm gì khác với của các dân tộc ở Tây Bắc?

A. Các hoạ tiết đặc sắc và đa dạng hơn.

B. Được làm từ chất liệu tổng hợp, có độ chắc chắn cao hơn hẳn.

C. Màu sắc, chất liệu và hoa văn đơn giản hơn.

D. Có nhiều lớp, nhiều tầng, nhiều hoa văn, thể hiện sự kín đáo hơn.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Câu nào không đúng về phong tục/tập quán của người Kinh?

A. Từ xa xưa, người Kinh đã có tục ăn trầu, nhuộm răng, xăm mình,...

B. Trong cưới xin, nghi lễ truyền thống thường trải qua các bước cơ bản như dạm, hỏi, cưới, lại mặt.

C. Việc tổ chức tang ma của người Kinh cũng rất trang nghiêm, gồm nhiều nghi thức.

D. Rượu chè, nhậu nhẹt vẫn còn được bảo tồn và duy trì đến thời đại ngày nay.

Câu 2: Bức tranh văn hoá vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam hiện nay có đặc điểm gì?

A. Vừa đa dạng vừa thống nhất, vừa truyền thống vừa mang đậm hơi thở cuộc sống hiện đại

B. Vừa cổ xưa, vừa trang trọng, vừa dân dã, thể hiện tính dân tộc sâu sắc.

C. Bị thoái hoá, suy đồi, do tâm tính con người, ảnh hưởng xấu của mạng xã hội và của các thế lực thù địch.

D. Tất cả các đáp án trên.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay