Trắc nghiệm sinh học 10 cánh diều Bài 14: giảm phân

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 14: giảm phân . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 7: THÔNG TIN GIỮA CÁC TẾ BÀO, CHU KÌ TẾ BÀO VÀ PHÂN BÀO

BÀI 14: GIẢM PHÂN

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Ở thời kì đầu giảm phân 2 không có hiện tượng: 

A. co ngắn và hiện rõ dần

B. NST tiếp hợp và trao đổi chéo

C. màng nhân phồng lên và biến mất

D. thoi tơ vô sắc bắt đầu hình thành

Câu 2: Những phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về giảm phân?

(1) Giai đoạn thực chất làm giảm đi một nửa số lượng NST ở các tế bào con là giảm phân I

(2) Trong giảm phân có 2 lần nhân đôi NST ở hai kì trung gian

(3) Giảm phân sinh ra các tế bào con có số lượng NST giảm đi một nửa so với tế bào mẹ

(4) Bốn tế bào con được sinh ra đều có n NST giống nhau về cấu trúc

Những phương án trả lời đúng là

A. (1), (2)

B. (1), (3)

C. (1), (2), (3)

D. (1), (2), (3), (4)

Câu 3: Khi nói về phân bào giảm phân, phát biểu nào sau đây là đúng? 

A. Tất cả mọi tế bào đều có thể tiến hành giảm phân

B. Từ 1 tế bào 2n qua giảm phân bình thường sẽ tạo ra bốn tế bào n

C. Quá trình giảm phân luôn tạo ra tế bào con có bộ NST đơn bội

D. Sự phân bào giảm phân luôn dẫn tới quá trình tạo giao tử

Câu 4: Đặc điểm nào sau đây có ở giảm phân mà không có ở nguyên phân?

A. Xảy ra sự tiếp hợp và có thể có hiện tượng trao đổi chéo

B. Có sự phân chia của tế bào chất

C. Có sự phân chia nhân

D. NST tự nhân đôi ở kì trung gian thành các NST kép

Câu 5: Có x tế bào chín sinh dục tiến hành giảm phân, trong quá trình đó có bao nhiêu thoi phân bào được hình thành?

A. x    

B. 2x    

C. 3x    

D. 4x

Câu 6: Trường hợp nào sau đây được gọi là giảm phân? 

A. Tế bào mẹ 2n tạo ra các tế bào con có bộ NST 2n

B. Tế bào mẹ 4n tạo ra các tế bào con có bộ NST 2n

C. Tế bào mẹ n tạo ra các tế bào con có bộ NST n

D. Tế bào vi khuẩn tạo ra các tế bào vi khuẩn

Câu 7: Trong giảm phân, ở kì sau I và kì sau II có điểm giống nhau là

A. Các NST đều ở trạng thái đơn

B. Các NST đều ở trạng thái kép

C. Có sự dãn xoắn của các NST

D. Có sự phân li các NST về 2 cực tế bào

Câu 8: Giảm phân khác nguyên phân ở điểm nào cơ bản nhất?

A. Nguyên phân là hình thức sinh sản của tế bào sinh dưỡng; giảm phân là hình thức sinh sản của tế bào sinh dục xảy ra ở thời kì chín của tế bào này.

B. Ở giảm phân, tế bào phân chia 2 lần liên tiếp nhưng nhiễm sắc thể tự nhân đôi có một lần; ở nguyên phân, mỗi lần tế bào phân chia là một lần nhiễm sắc thể tự nhân đôi.

C. Giảm phân có sự tiếp hợp và có thể trao đổi chéo giữa 2 crômatit trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng; nguyên phân không có.

D. Ở kì sau của giảm phân I các cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực của tế bào; ở kì sau của nguyên phân có sự phân li của các nhiễm sắc thể đơn về hai cực của tế bào.

Câu 9: Kết quả của giảm phân tạo ra

A. Tế bào sinh dưỡng có bộ nhiễm sắc thể 2n.

B. Giao tử có bộ nhiễm sắc thể n.

C. Tinh trùng có bộ nhiễm sắc thể n.

D. Trứng có bộ nhiễm sắc thể n

Câu 10: Ở kì nào của giảm phân I, các cặp nhiễm sắc thể kép trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực tế bào?

A. Kì đầu

B. Kì sau

C. Kì cuối

D. Kì giữa

2. THÔNG HIỂU (15 câu)

Câu 1: Phân bào 1 của giảm phân được gọi là phân bào giảm nhiêm vì nguyên nhân nào sau đây? 

A. Ở kì cuối cùng, bộ nhiễm sắc thể có dạng sợi kép, nhả xoắn

B. Mỗi tế bào con đều có bộ nhiễm sắc thể đơn bội

C. Hàm lượng ADN của tế bào con bằng một nửa tế bào mẹ

D. Bộ nhiễm sắc thể của tế bào con bằng một nửa so với tế bào mẹ

Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng với sự phân li của các NST ở kì sau I của giảm phân?

A. Phân li các NST đơn

B. Phân li các NST kép, không tách tâm động

C. NST chỉ di chuyển về 1 cực của tế bào

D. Tách tâm động rồi mới phân li

Câu 3: Một tế bào sinh dục giảm phân vào kì giữa của giảm phân I thấy có 96 sợi cromatit. Kết thúc giảm phân tạo các giao tử, trong mỗi tế bào giao tử có số NST là: 

A. 24

B. 48

C. 96

D. 12

Câu 4: Kết thúc kì sau I của giảm phân, hai NST kép cùng cặp tương đồng có hiện tượng nào sau đây?

A. Hai chiếc cùng về 1 cực tế bào

B. Một chiếc về cực và 1 chiếc ở giữa tế bào

C. Mỗi chiếc về một cực tế bào

D. Đều nằm ở giữa tế bào

Câu 5: Khi nói về giảm phân, phát biểu nào sau đây là đúng? 

A. Mỗi tế bào có thể tiến hành giảm phân 1 lần hoặc nhiều lần

B. Giảm phân trải quan hai lần phân bào nhưng NST chỉ nhân đôi 1 lần

C. Phân bào giảm phân diễn ra ở mọi tế bào của cơ quan sinh dục

D. Phân bào giảm phân không quá trình phân chia tế bào chất

Câu 6: Một tế bào có hàm lượng ADN nhân là 3,8 pg. Tế bào này qua một lần phân bào bình thường tạo ra hai tế bào con đều có hàm lượng ADN nhân là 3,8 pg. Tế bào trên đã không trải qua quá trình phân bào nào sau đây? 

A. Nguyên phân

B. Giảm phân 1

C. Giảm phân 2

D. Trực phân

Câu 7: Đặc điểm của phân bào II trong giảm phân là

A. Tương tự như quá trình nguyên phân

B. Thể hiện bản chất giảm phân

C. Số NST trong tế bào là n ở mỗi kì

D. Có xảy ra tiếp hợp NST

Câu 8: Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, kiểu gen nào sau đây có thể tạo ra loại giao tử aa với tỉ lệ 50%?

A. AAaa

B. Aaaa.

C. AAAa.

D. aaaa

Câu 9: Ở một loài lưỡng bội, khi không có sự trao đổi chéo và đột biến có thể tạo tối đa 4096 loại giao tử khác nhau về nguồn gốc nhiễm sắc thể. Số nhiễm đơn trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài là

A. 24.

B. 8.

C. 12.

D. 48.

Câu 10: Ở một loài người ta thấy cơ thể sản sinh ra loại giao tử có ký hiệu AB DE h X. Loài này có số nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) là

A. 4

B. 8

C. 12

D. 10

Câu 11: Ở một loài khi không có sự trao đổi chéo và đột biến có thể tạo tối đa 4096 loại giao tử khác nhau về nguồn gốc nhiễm sắc thể. Số nhiễm đơn trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài là

A. 8

B. 24

C. 12

D. 48

Câu 12: Có 20 tế bào phát sinh giao tử đực tham gia giảm phân. Số tinh trùng được tạo ra là

A. 20

B. 10

C. 40

D. 80

Câu 13: Biết hàm lượng ADN nhân trong một tế bào sinh tinh của thể lưỡng bội là x. Trong trường hợp phân chia bình thường, hàm lượng ADN nhân của tế bào này đang ở kì sau của giảm phân I là

A. 1x.

B. 2x.

C. 0,5x

D. 4x.

Câu 14: Phát biểu nào dưới đây về quá trình giảm phân là đúng?

A. Tất cả các sinh vật nhân thực đều có thể phân chia giảm phân.

B. Sự trao đổi chéo xảy ra trong kì đầu của giảm phân II.

C. Mỗi nhiễm sắc thể kép phân li về các cực của tế bào trong kì sau của giảm phân II.

D. Các cặp nhiễm sắc thể tương đồng tập trung thành hàng ở mặt phẳng xích đạo trong kì giữa của giảm phân I.

Câu 15: Ở kì nào của giảm phân II, nhiễm sắc thể kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào?

A. Kì đầu

B. Kì cuối

C. Kì giữa

D. Kì sau

3. VẬN DỤNG (15 câu)

Câu 1: Cho các phát biểu sau: 

(1). Diễn ra hai lần phân bào liên tiếp

(2). Nó chỉ diễn ra ở các loài sinh vật hữu tính

(3). Ở kì giữa 1 có nhiều kiểu sắp xếp NST

(4). Ở kì đầu 1 có sự trao đổi chéo giữa các NST tương đồng

Có bao nhiêu phát điểu đúng với nguyên nhân quá trình giảm phân được nhiều loại giao tử? 

A. 1, 2, 3

B. 3, 4

C. 2, 3, 4

D. 1, 2, 3, 4

Câu 2: Ý nghĩa về mặt di truyền của sự trao đổi chéo NST là

A. Làm tăng số lượng NST trong tế bào

B. Tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền

C. Tạo ra nhiều loại giao tử, góp phần tạo ra sự đa dạng sinh học

D. Duy trì tính đặc trưng về cấu trúc NST

Câu 3: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở kì cuối của giảm phân 1 mà không có ở kì cuối của giảm phân 2? 

A. Màng nhân xuất hiện

B. Thoi tơ vô sắc biến mất

C. NST ở dạng sợi đơn

D. Các NST ở dạng sợi kép

Câu 4: Ruồi giấm 2n= 8. Vào kì sau của giảm phân 1 có 1 cặp NST không phân li. Kết thúc lần giảm phân 1 sẽ tạo ra: 

A. hai tế bào con, mỗi tế bào đều có 4 NST đơn

B. hai tế bào con, mỗi tế bào đều có 4 NST kép

C. một tế bào có 3 NST kép, một tế bào có 5 NST kép

D. một tế bào có 2 NST đơn, một tế bào có 5 NST đơn

Câu 5: Nếu đó là các tế bào chín sinh dục của con cái thì sau giảm phân, số loại giao tử tối đa thu được là

A. 20    

B. 10    

C. 5    

D. 1

Câu 6: Ở kì sau II, trong mỗi tế bào có

A. 8 NST kép, 16 cromatit, 8 tâm động

B. 4 NST đơn, 0 cromatit, 4 tâm động

C. 8 NST đơn, 0 cromatit, 8 tâm động

D. 16 NST kép, 32 cromatit, 16 tâm động

Câu 7: Ở một cơ thể của một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24, trong đó có 4 cặp nhiễm sắc thể đồng dạng có cấu trúc giống nhau, giảm phân hình thành giao tử có trao đổi chéo đơn xảy ra ở 2 cặp nhiễm sắc thể. Số loại giao tử tối đa có thể tạo ra là

A. 256.

B. 1024.

C. 4096.

D. 512.

Câu 8: Một tế bào nhân đôi liên tiếp 4 lần, tổng số NST trong các tế bào tạo thành là 384. Cho rằng tế bào chỉ mang NST cùng một loài. Số loại giao tử bình thường khác nhau về nguồn gốc NST nhiều nhất có thể được sinh ra từ loại tế bào nói trên là 729. Bộ NST của tế bào:

A. 2n

B. 3n

C. 4n

D. 6n

Câu 9: Quan sát một nhóm tế bào sinh tinh của một cơ thể ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8, giảm phân bình thường; người ta đếm được trong tất cả các tế bào này có tổng số 128 nhiễm sắc thể kép đang phân li về hai cực của tế bào. Số giao tử được tạo ra sau khi quá trình giảm phân kết thúc là

A. 8.

B. 16.

C. 32.

D. 64.

Câu 10: Bốn tế bào A, B, C, D đều thực hiện quá trình nguyên phân. Tế bào B có số lần nguyên phân gấp ba lần so với tế bào A và chỉ bằng 1/2 số lần nguyên phân của tế bào C. Tổng số lần nguyên phân của cả bốn tế bào là 15. Có tổng số bao nhiêu tế bào con được tạo ra từ 4 tế bào trên?

A. 102.

B. 106.

C. 162.

D. 166.

Câu 11: Nhiễm sắc thể ở người có 2n = 46. Một tế bào người đang ở kì sau của giảm phân II có?

A. 23 nhiễm sắc thể đơn

B. 92 nhiễm sắc thể đơn

C. 46 nhiễm sắc thể đơn

D. 92 crômatit

Câu 12: Ở ruồi giấm 2n = 8 có số lượng nhiễm sắc thể kép ở kì đầu của giảm phân II là bao nhiêu?

A. 4

B. 8

C. 0

D. 16

Câu 13: Ở ruồi giấm 2n = 8. Hỏi ở kì sau của giảm phân I có số lượng nhiễm sắc thể kép trong tế bào là bao nhiêu?

A. 4

B. 8

C. 16

D. 2

Câu 14: Ở ruồi giấm 2n = 8 số lượng nhiễm sắc thể kép ở kì giữa của giảm phân I là bao nhiêu?

A. 4

B. 8

C. 16

D. 2

Câu 15: Một tế bào sinh dục của một loài có 2n = 24 tiến hành 5 lần nguyên phân liên tiếp, một nửa số tế bào con tiếp tục tham gia giảm phân, tổng số phân tử ADN trong các tế bào con ở kì sau của lần giảm phân 2 là

A. 192.

B. 1536.

C. 768.

D. 384.

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

Câu 1: Mỗi gen trong cặp gen dị hợp đều chứa 2998 liên kết phôtphođieste nối giữa các nuclêôtít. Gen trội D có chứa 17.5% số nuclêôtit loại T. Gen lặn d có A=G=25%. Tế bào mang kiểu gen Ddd giảm phân bình thường thì loại giao tử nào sau đây không thể tạo ra

A. Giao tử có 1050 A

B. Giao tử có 1500 G

C. Giao tử co 1275 T

D. Giao tử có 1725 X

Câu 2: Một tế bào xét 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Giả sử trong mỗi nhiễm sắc thể, tổng chiều dài các đoạn ADN quấn quanh các khối cấu histon để tạo nên các nucleoxom là 74,46 μm. Cứ giữa hai nucleoxomcần một đoạn nối gồm một đoạn ADN và một phân tử protein histon. Khi tế bào này bước vào kỳ giữa của nguyên phân, tổng số các phân tử protein histon trong cặp nhiễm sắc thể này là:

A. 53996 phân tử.

B. 48000 phân tử.

C. 26998 phân tử.

D. 24000 phân tử.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay