Trắc nghiệm sinh học 10 cánh diều Bài 4: khái quát về tế bào

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Trắc nghiệm sinh học 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 4: khái quát về tế bào. Sinh học và sự phát triển bền vững . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 3: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TẾ BÀO

BÀI 4: KHÁI QUÁT VỀ TẾ BÀO

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Nội dung đầy đủ của học thuyết tế bào là?

A. Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống.

B. Các tế bào đều được sinh ra từ các tế bào sống trước đó. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống.

C. Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào, các tế bào đều được sinh ra từ các tế bào sống trước nó. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống

D. Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. Các tế bào đều được sinh ra từ các tế bào sống trước nó 

Câu 2: Vào những năm 1670, ai là người phát hiện ra vi khuẩn và động vật nguyên sinh dưới hình dạng tế bào?

A. Theodor Schwann

B. Matthias Schleiden

C. Robert Hooke

D. Antonie van Leeuwenhoek

Câu 3: Sinh vật đơn bào là những sinh vật chỉ được cấu tạo từ bao nhiêu tế bào?

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Câu 4: Khoảng giữa thế kỉ XIX, bao nhiêu nhà khoa học đề xuất học thuyết tế bào?

A. 3

B. 2

C. 4

D. 1

Câu 5: Sinh vật đa bào là những sinh vật được cấu tạo từ:

A. Nhiều tế bào

B. Từ 1 tế bào

C. Từ 2 tế bào

D. Cấu trúc cơ thể phức tạp

Câu 6: Đâu không phải là nhà khoa học đề xuất học thuyết tế bào vào giữa thế kỉ XIX?

A. Theodor Schwann.

B. Robert Hooke

C. Matthias Schleiden

D. Rudolf Virchow

Câu 7: Trong sinh học virus được coi là gì?

A. Sinh vật đơn bào

B. Sinh vật đa bào

C. Dạng sống đặc biệt

D. Động vật kí sinh

Câu 8: Đơn vị cấu tạo của cơ thể sống là?

A. Hệ cơ quan

B. Mô

C. Tế bào

D. Cơ quan

Câu 9: Người đầu tiên chế tạo thành công kính hiển vi là

A. Malpighi.

B. Janssen.

C. A.V. Leeuwenhoek.

D. R. Hooke.

Câu 10: Ai là người đầu tiên có những quan sát và mô tả về tế bào sống?

A. M. Schleiden.

B. T. Schwann.

C. R. Hooke.

D. A.V. Leeuwenhoek.

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Khoảng giữa thế kỉ XIX, ba nhà khoa học Matthiass Schleiden, Theodor Schwwann và Rudolf Virchow đề xuất học thuyết tế bào có nội dung?

A. Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo bởi một hoặc nhiều tế bào

B. Tế bào là đơn vị cơ sở của sự sống

C. Các tế bào được sinh ra từ các tế bào có trước

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 2: Ai là người đưa ra khái niệm về Omnis cellula-e- cellula?

A. Antony Von Leeuwenhoek

B. Matthiass Schleiden

C. Theodor Schwwann

D. Rudolf Virchow

Câu 3: Nhà khoa học nào trong số những nhà khoa học dưới đây đã không đóng góp vào lý thuyết tế bào?

A. Rudolf Virchow

B. Theodor Schwwann

C. Matthiass Schleiden

D. Robert Koch

Câu 4: Học thuyết tế bào gồm mấy nội dung chính?

A. 3

B. 5

C. 2

D. 1

Câu 5: Phát biểu nào dưới đây không phải là một phần của lý thuyết tế bào?

A. Tế bào mới có nhân giống với nhân của tế bào đã có từ trước

B. Tế bào là đơn vị chức năng trong cơ thể sống

C. Tế bào là đơn vị cấu trúc trong cơ thể sống

D. Các tế bào mới đến từ các tế bào đã có từ trước

Câu 6: Khi quan sát mô bần qua kính hiển vi, Robert Hooke nhìn thấy nó được cấu tạo từ những ô hay khoang rất nhỉ. Trong ấn phẩm Micrographia(1665) ông gọi chúng là:

A. cells

B. cella

C. small cells

D. small cella

Câu 7: Thuyết tế bào cho rằng tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi sinh vật, tế bào đến từ tế bào đã có từ trước và?

A. Tế bào được chuyên biệt cho các nhiệm vụ cụ thể

B. Tế bào tạo thành mô

C. Tế bào thực hiện các chức năng của mọi sinh vật

D. Không ý nào đúng

Câu 8: Nhận biết và phản ứng với những thay đổi của môi trường bên trong và bên ngoài được gọi là khả năng đáp ứng?

A. Khả năng tẩy rửa

B. Chứng khó tiêu

C. Sự phản ứng

D. Cáu gắt

Câu 9: Vào những năm 1670, ai là người phát hiện ra vi khuẩn và động vật nguyên sinh dưới hình dạng của tế bào:

A. Robert Hooke

B. Antony Von Leeuwenhoek

C. Matthiass Schleiden

D. Theodor Schwann

Câu 10: Các khoang rỗng nhỏ cấu tạo nên vỏ cây bần của cây sồi mà Robert Hooke phát hiện ra chính là

A. Cơ thể

B. Bào quan

C. Mô

D. Tế bào

Câu 11: Sự ra đời của học thuyết tế bào có ý nghĩa gì ?

A. Dừng lại việc nghiên cứu và phát triển kính hiển vi

B. Không làm thay đổi nhận thức của giới khoa học thời kì đó về cấu tạo của vi sinh vật

C. Làm thay đổi nhận thức của giới khoa học thời kì đó về cấu tạo của vi sinh vật

D. Dừng lại việc nghiên cứu cấu tạo và chức năng của tế bào, cơ thể

Câu 12: Loại tế bào nào dưới đây là tế bào thực vật?

A. Tế bào mô giậu

B. Tế bào hồng cầu

C. Tế bào thần kinh

D. Tế bào mô cơ trơn

Câu 13: Nhận định nào đúng khi nói về tế bào

A. Mọi sinh vật được cấu tạo từ 1 tế bào

B. Mọi sinh vật được cấu tạo từ một nhiều tế bào

C. Chỉ một số sinh vật được cấu tạo từ nhiều tế bào

D. Mọi sinh vật được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào

Câu 14: Tế bào chỉ được sinh ra từ tế bào trước nhờ qus trình gì

A. Thụ tinh

B. Dịch mã

C. Giảm phân

D. Phân chia

Câu 15: Tế bào thực hiện những hoạt động sống cơ bản nào

A. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

B. Sinh trưởng và phát triển

C. Vận động, tự điều chỉnh và thích nghi

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Đến thế kỉ XX, nhờ ứng dụng kính hiển vi điện tử, phương pháp lai tế bào, cùng với sự phát triển của sinh học phân tử , học thuyết tế bào được bổ sung.

Nhận định nào sau đây không đúng về những bổ sung:

A. Tế bào chứa chất di truyền

B. Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng đều diễn ra trong tế bào

C. Thông tin di truyền được truyền từ tế bào này sang tế bào khác trong quá trình thụ tinh

D. Sự phối hợp hoạt động giữa các bào quan này làm cho tế bào mang đặc tính của một hệ thống

Câu 2: Tế bào biểu bì da có chức năng gì ?

A. Hấp thụ chất dinh dưỡng

B. Vận chuyển Oxi

C. Dẫn truyền thông tin

D. bảo vệ cơ thể

Câu 3: Những sinh vật chỉ được cấu tạo từ một tế bào là

A. Không phải sinh vật đơn bào cũng không phải sinh vật đa bào

B. Vừa là sinh vật đơn bào vừa là sinh vật đa bào

C. Sinh vật đa bào

D. Sinh vật đơn bào

Câu 4: Cùng với sự phát triển của kĩ thuật chế tạo kính hiển vi, sinh học phân tử… các nhà khoa học đã đưa ra các kết luận mới để hoàn thiện học thuyết tế bào

Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về những bổ sung của học thuyết tế bào?

A. DNA là vật chất di truyền của tế bào

B. DNA không phải là vật chất di truyền của tế bào

C. Thành phần hóa học của các tế bào khác nhau hoàn toàn

D. Hoạt động sống của tế bào không cần sự phối hợp của nhiều bào quan trong tế bào

Câu 5: Một bạn học sinh tiến hành quan sát hai mẫu tiêu bản bằng kính hiển vi quang học, kết quả quan sát như hình 4.4

Tiêu bản hình 4.4 a khác tiêu bản hình 4.4 b là ?

A. Các tế bào hoạt động độc lập thành các cá thể sinh vật khác nhau

B. Số lượng tế bào nhiều hơn

C. Các tế bào liên kết với nhau

D. Các tế bào tương tác các hoạt động với nhau tạo thành mô có chức năng nhất định

Câu 6: Chọn ý đúng: Chất mà tế bào sử dụng làm nguồn năng lượng tức thời cho mình là gì?

A. chlorofluorocarbons

B. adenosine triphosphate

C. axit amin

D. phenylalanin

Câu 7: Chọn ý đúng: Được tìm thấy trong cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ, chất này tổng hợp chuỗi polypeptit thành protein?

A. sarcomere

B. rhizoid

C. ribosome

D. somite

Câu 8: Chọn ý đúng: Nếu một sinh vật đa bào tiêu hóa thức ăn bên trong và tế bào của nó không có vách ngăn thì sinh vật đó phải là ...?

A. alga

B. eukaryote

C. động vật

D. giun

Câu 9: Chọn ý đúng: Quá trình sống nào có nghĩa là tăng kích thước hoặc tổng số tế bào?

A. sự nổ tung

B. sự phát triển

C. trưởng thành

D. hô hấp

Câu 10: Cho biết: Nhận định nào đúng khi nói về đặc tính nổi trội của các cấp tổ chức sống?

A. Những đặc điểm nổi trội tượng trưng cho thế giới sống như: trao đổi vật chất và năng lượng, sinh trưởng phát triển, cảm ứng, sinh sản …

B. Đặc điểm nổi trội được hình thành do sự tương tác của các bộ phận cấu thành của tổ chức đó.

C. Đặc tính nổi trội là đặc điểm nổi bật đặc trưng cho từng cấp tổ chức mà cấp tổ chức bên dưới không có được.

D. Tất cả các đáp án đều đúng.

Câu 11: Cho biết: Ở nấm, thành tế bào được củng cố bởi chất nào sau đây?

A. Lignin

B. Silica

C. Chitin

D.  Vi ống

Câu 12: Cho biết: Định đề nào không phải là định đề của học thuyết tế bào?

A. Tất cả các tế bào đều chứa nhân trong đó có vật chất di truyền

B. Tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống

C. Sinh vật được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào

D. Tế bào hình thành từ tế bào đã có

Câu 13: Cho biết: Ai là người đưa ra hình dạng cuối cùng cho học thuyết tế bào?

A. Matthias Schleiden

B. Antony Von Leeuwenhoek

C. Theodore Schwann

D. Rudolph Virchow

Câu 14: Chọn ý đúng: Ý nghĩa của Omnis cellula-e cellula là gì?

A. Tất cả các tế bào đều có nhân

B. Tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống

C. Sinh vật được cấu tạo bởi tế bào

D. Tất cả tế bào đều phát sinh từ tế bào có sẵn

Câu 15: Cho biết: Điều nào trong số đó không được giải thích bởi thuyết tế bào?

A. Hình thành tế bào mới

B. Thành phần cấu tạo của sinh vật

C. Đơn vị cơ bản của sự sống

D. Nguồn hoặc tế bào mới

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay