Trắc nghiệm Sinh học 12 kết nối Bài 12: Đột biến nhiễm sắc thể
Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 12 kết nối tri thức Bài 12: Đột biến nhiễm sắc thể. Bộ trắc nghiệm bao gồm: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao, câu hỏi Đ/S. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức
BÀI 12: ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ
(24 câu)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Theo lí thuyết, một loài thực vật có bộ NST 2n, hợp tử có bộ NST (2n + 1) có thể phát triển thành
A. thể một.
B. thể tam bội.
C. thể tứ bội.
D. thể ba.
Câu 2: Một đoạn NST của ruồi giấm có trình tự các gene như sau: ABCDE∙GHIK (dấu ∙ là tâm động). Do xảy ra đột biến mất đoạn ABC, trình tự các gene trên NST sau đột biến là
A. DE∙GHIK.
B. DE∙GHABCIK.
C. E∙GHIK.
D. CBADE∙GHIK.
Câu 3: Một loài cải củ có bộ NST 2n = 18. Theo lí thuyết, số lượng NST trong một tế bào sinh dưỡng của thể tam bội thuộc loài này là
A. 36.
B. 19.
C. 27.
D. 17.
Câu 4: Lúa mì hoang dại (Aegilops speltoides) có bộ NST 2n = 14. Một tế bào sinh dưỡng của thể ba (2n + 1) của loài này có số lượng NST là
A. 15.
B. 14.
C. 13.
D. 21.
Câu 5: Ở người, dạng đột biến nào sau đây gây hội chứng Down?
A. Thể ba NST số 23.
B. Thể một NST số 23.
C. Thể một NST số 21.
D. Thể ba NST số 21.
Câu 6: Dạng đột biến cấu trúc NST nào sau đây làm tăng hoạt tính của enzyme amylase ở đại mạch?
A. Lặp đoạn.
B. Chuyển đoạn.
C. Đảo đoạn.
D. Mất đoạn.
Câu 7: Dạng đột biến NST nào sau đây làm thay đổi cấu trúc NST?
A. Lệch bội.
B. Chuyển đoạn.
C. Tự đa bội.
D. Dị đa bội.
Câu 8: Dạng đột biến nào sau đây là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho tiến hóa?
A. Thể khuyết nhiễm.
B. Thể ba nhiễm.
C. Thể tam bội.
D. Thể tứ bội.
Câu 9: Hội chứng Down (3 nhiễm sắc thể số 21) hình thành do dạng đột biến nào sau đây gây ra?
A. Lặp đoạn.
B. Mất đoạn.
C. Tam bội.
D. Thể ba nhiễm.
Câu 10: Nếu kí hiệu bộ nhiễm sắc thể của loài thứ nhất là AA, loài thứ hai là BB, thể song nhị bội là
A. AABB.
B. AAAA.
C. BBBB.
D. AB.
2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)
Câu 1: Loại đột biến nhiễm sắc thể nào sau đây luôn làm tăng lượng vật chất di truyền trong tế bào?
A. Mất đoạn.
B. Đảo đoạn.
C. Lệch bội.
D. Đa bội.
Câu 2: Tiến hành lai xa giữa hai loài thực vật có kiểu gene: aaBb và DdEe tạo ra F1. Theo lí thuyết, tiếp tục đa bội hóa các hợp tử F1 thì tạo ra kiểu gene nào sau đây?
A. AAbbDDEE.
B. aaBbDdEe.
C. aaBbDDEe.
D. aaBBddEE.
Câu 3: Theo lí thuyết, bằng phương pháp gây đột biến tự đa bội, từ các tế bào thực vật có kiểu gene DD, Dd và dd không tạo ra được tế bào tứ bội có kiểu gene nào sau đây?
A. dddd.
B. DDDD.
C. DDdd.
D. DDDd.
Câu 4: Giả sử một loài sinh vật có bộ NST 2n = 8; các cặp NST được kí hiệu là A, a; B, b; D, d và E, e. Cá thể có bộ NST nào sau đây là thể ba?
A. AaaBbDdee.
B. AabDdEe.
C. aaBbddee.
D. AABbddee.
Câu 5: Khi nói về thể đa bội ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Thể đa bội lẻ thường không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.
II. Thể dị đa bội có thể được hình thành nhờ lai xa kèm theo đa bội hóa.
III. Thể đa bội có thể được hình thành do sự không phân li của tất cả các nhiễm sắc thể trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử.
IV. Dị đa bội là dạng đột biến làm tăng một số nguyên lần bộ nhiễm sắc thể đơn bội của một loài.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 6: Khẳng định nào sau đây về đột biến nhiễm sắc thể là không đúng?
A. Biến đổi về số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào soma.
B. Biến đổi về cấu trúc nhiễm sắc thể.
C. Nhiễm sắc thể tháo xoắn trong quá trình phân bào.
D. Nhiễm sắc thể bị ngắn lại ở telomere.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây về đột biến lệch bội là không đúng?
A. Mất một nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng.
B. Mất hai nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng.
C. Thêm một nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng.
D. Thêm một nhiễm sắc thể ở mỗi cặp tương đồng.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây về cơ chế phát sinh đột biến đa bội là không đúng?
A. Sự kết hợp giữa giao tử đơn bội và giao tử lưỡng bội trong thụ tinh.
B. Sự kết hợp giữa giao tử lưỡng bội và giao tử lưỡng bội trong thụ tinh.
C. Sự kết hợp giữa giao tử thiếu một nhiễm sắc thể với giao tử đơn bội trong thụ tinh.
D. Sự kết hợp giữa hai giao tử đơn bội của hai loài khác nhau trong thụ tinh, hợp tử bị tứ bội hoá.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là không đúng?
A. Nhiễm sắc thể bị mất đi một đoạn.
B. Nhiễm sắc thể nhận được một đoạn chuyển đến từ nhiễm sắc thể không tương đồng khác.
C. Nhiễm sắc thể cho và nhận được một đoạn tương đồng chuyển đến từ nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng.
D. Nhiễm sắc thể không thay đổi về số lượng các đoạn nhưng có sự đảo vị trí giữa hai đoạn.
Câu 10: Sơ đồ sau minh họa cho các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào?
(1) ABCD∙EFGH → ABGFE∙DCH
(2) ABCD∙EFGH → AD∙EFGBCH
A. (1) – đảo đoạn chứa tâm động; (2) – chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.
B. (1) – chuyển đoạn chứa tâm động; (2) – đảo đoạn chứa tâm động.
C. (1) – chuyển đoạn không chứa tâm động, (2) – chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.
D. (1) – đảo đoạn chứa tâm động; (2) – đảo đoạn không chứa tâm động.
3. VẬN DỤNG (2 CÂU)
Câu 1: Một loài thực vật, tiến hành phép lai P: Aabb × aaBB, thu được các hợp tử lưỡng bội. Xử lí các hợp tử này bằng colchicine để tạo các hợp tử tứ bội. Biết rằng, hiệu quả gây tứ bội là 36%; các hợp tử đều phát triể thành các cây F1; các cây F1 đều giảm phân tạo giao tử, các cây tứ bội chỉ tạo giao tử lưỡng bội. Theo lí thuyết, giao tử có 2 allele trội của F1 chiếm tỉ lệ
A. 32%.
B. 34%.
C. 22%.
D. 40%.
------------VẪN CÒN TIẾP--------------